Có con là niềm mơ ước của rất nhiều bậc làm cha mẹ và cũng là mong mỏi đơn sơ của gia đình chị Minh Nguyệt (Thanh Hóa). Suốt thời gian mong tìm con của mình, vợ chồng anh chị đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, thậm chí là bỏ cuộc. Cho đến khi tiếp cận phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cuộc đời chị Minh Nguyệt như được viết sang trang mới tươi sáng và ngập tràn hạnh phúc khi đón được con yêu về nhà.
Ngược xuôi chạy chữa mong có con
Anh chị về chung nhà từ năm 2012, 11 tháng sau cưới, chị đậu thai. Anh là con trai một, lại là con trưởng nên tin vui 2 vạch không chỉ là hạnh phúc của anh chị mà còn là niềm mong mỏi của cả hai bên nội ngoại. Không may, khi thai được 8 tuần 2 ngày, bác sĩ thông báo thai bị lưu. Hai vợ chồng chị chỉ biết khóc, nghĩ cảnh bố mẹ 2 bên đang vui mừng, lòng chị thêm xát muối. "Đến giờ nghĩ lại thời gian đó nước mắt tôi vẫn muốn trực trào, nhận tin dữ tôi khóc nhiều lắm, vừa tủi thân vừa đau lòng", chị Minh Nguyệt nhớ lại.
Được nhiều người động viên "còn trẻ còn nhiều cơ hội", thương chồng và 2 bên gia đình lo lắng, chị bình tâm chấp nhận sự thật mất con. Sau lần đó, vợ chồng chị Nguyệt tiếp tục thả nhưng càng mong chờ càng không thấy tin vui. Đến năm 2015, anh chị đi khám và quyết định can thiệp hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng đều thất bại. Hai lần có tin 2 vạch, chị Nguyệt chưa từng một lần được cảm nhận hay nhìn thấy hình hài của con. Con chỉ vừa đến với mẹ đã vội đi ngay giai đoạn rất sớm của thai kỳ. Nỗi đau còn nhân lên khi sau 2 lần thai lưu chị Nguyệt càng thêm lận đận đường con, vì một vị bác sĩ có tiếng tại Hà Nội nói "nếu có thai cũng sẽ lại chết lưu".
Thành quả ngọt ngào
Năm 2018, tròn 6 năm trắng tay trên hành trình tìm con, vợ chồng chị gom góp niềm hy vọng cuối cùng, quyết định đến IVF Tâm Anh. Tại đây chị Nguyệt tạo được 16 phôi và tiếp tục theo dõi niêm mạc đầy gian nan. Lần đầu canh mãi niêm mạc lên được 7,6mm chị đành liều chuyển phôi nhưng thất bại. "Lúc đó tôi đã ‘lỳ đòn’, thâm tâm chỉ duy nhất một điều là luôn phải cố gắng để mình khỏe mạnh. Có khỏe mạnh mới đủ sức có con, một phần tôi cũng rất tin tưởng vào PGS.TS.BS Lê Hoàng nên tôi có niềm tin sẽ đón được con tại IVFTA".
Sau thất bại, chị được Phó giáo sư Lê Hoàng tư vấn mổ lại tách hết chỗ dính buồng tử cung còn sót lại của lần mổ trước. Đối diện việc vợ phải lên bàn mổ lần 3, chồng chị xót xa. Anh khuyên chị tìm người mang thai hộ nhưng bản năng người mẹ khiến chị không chọn giải pháp ấy. Lần canh niêm mạc này cũng vất vả, mãi không lên được 8mm nên khi niêm mạc được 7,4mm, chị quyết định chuyển phôi.
Sau 7 ngày chuyển phôi, chị Nguyệt thấy ra máu, thử que lên 2 vạch, hai vợ chồng vừa mừng vừa lo sợ cái "dớp" của 2 lần trước. Mãi đến khi có tim thai, anh chị mới nhẹ nhõm, đếm từng mốc khám thai, đếm từng ngày mong con chào đời khỏe mạnh. Trong thai kỳ, hai mẹ con chị Nguyệt mạnh mẽ vượt qua nhiều thử thách như ra máu phải nhập viện, cổ tử cung ngắn phải khâu...
"Lúc nhìn chấm nhỏ trên màn hình, nghe tiếng nhịp tim thai đập từng nhịp là ngày mẹ nhận ra con đã bước vào đời mẹ thật rồi." – Chị Minh Nguyệt nói.
Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng, trường hợp của chị Nguyệt có tiền sử phẫu thuật hút thai và mổ nội soi tách dính trước đó. Sau khi thăm khám, nhận thấy phần buồng tử cung của chị vẫn còn dính sau ca phẫu thuật trước, để tăng khả năng đậu thai và sự phát triển của em bé, các bác sĩ IVF Tâm Anh đã tiến hành mổ tách dính buồng tử cung còn sót lại của lần mổ trước cho chị.
"8 năm mong con, 2 lần mất thai, 3 lần mổ nội soi, phải hút lấy thai, thất bại chuyển phôi nhiều lần..., đã có lúc tôi không dám nghĩ rằng mình có thể được làm mẹ. Đến 38 tuần 3 ngày, em bé đòi ra. Thời khắc con chào đời an toàn, tiếng khóc vang khắp phòng sinh cũng là lúc vợ chồng tôi rơi nước mắt vì hạnh phúc." – Chị Minh Nguyệt nói.
Huyền My
Tại Hà Nội: 108 phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858
Tại TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
Website: https://tamanhhospital.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh