VNExpress

TAI MŨI HỌNG VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Ho, cảm lạnh không nên ăn gì?

Người bệnh ho, cảm lạnh nên hạn chế các món làm tăng nguy cơ viêm như kẹo ngọt, chocolate, cà phê và rượu gây mất nước.

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên dễ lây lan ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và khí quản. Cảm lạnh thường tự khỏi sau 3-5 ngày, trường hợp nặng, người bệnh có thể ho hơn ba tuần, thở khò khè, sốt cao, sụt cân nhanh, sốt… Chọn thực phẩm phù hợp có thể làm giảm triệu chứng hoặc bệnh trầm trọng hơn. Dưới đây là các món ăn, thức uống nên hạn chế.

Đường: Thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, chocolate khiến ho nặng hơn. Đường làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Thức ăn ngọt tăng nguy cơ viêm, cản trở khả năng chống lại bệnh cúm và cảm lạnh của cơ thể.

Dâu tây giàu các chất chống oxy hóa là polyphenol, có thể kích thích giải phóng histamin, tăng tiết nhầy dẫn đến tắc nghẽn. Chất nhầy chứa histamin có thể tạo cảm giác khó chịu ở mũi, dẫn đến viêm xoang.

Rượu có liên quan đến sự gia tăng tình trạng viêm phổi và phế quản. Các thành phần trong rượu có thể ức chế các tế bào bạch cầu trong máu, khiến bệnh cảm lạnh lâu khỏi. Đồ uống này tăng tình trạng mất nước, không tốt cho người bệnh.

Đồ ăn cay như tiêu, ớt có chứa capsaicin kích thích sản xuất nhiều đờm, khiến ho, cảm lạnh tồi tệ hơn và làm chậm quá trình hồi phục.

Sữa kích thích sản xuất nhiều đờm hơn, chất nhầy đặc hơn và khó loại bỏ hơn khiến ho tăng nặng. Người bệnh có thể uống sữa để tăng cường sức khỏe nhưng nên dùng ở lượng vừa phải khi ho.

Đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà có tác dụng lợi tiểu, tăng thải nước và muối ra khỏi, dễ mất nước. Cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn khi cảm lạnh. Người bệnh nên hạn chế các đồ uống caffein cho đến khi các triệu chứng ho, cảm lạnh hết hẳn.

Anh Chi (Theo Health Shots)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để được bác sĩ giải đáp

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn