Tôi hai bằng đại học về chuyên ngành khoa học, trường top, ngành hot, nhưng nay cũng đang ở nhà là chính chứ không đi làm công ty. Thực ra, tôi vừa trải qua một cơn bạo bệnh rất khủng khiếp. Hiện, sức khỏe của tôi đã hồi phục được tám, chín phần. Tuy nhiên, tôi vẫn rất nhanh mệt, thường xuyên phải nằm nghỉ chứ không làm gì được lâu. Vậy nên, tôi không thể đi làm công sở toàn thời gian như người bình thường.
Thay vào đó, tôi nhận việc làm nửa ca, mỗi ngày ra ngoài từ bốn đến sáu tiếng để làm công việc thứ nhất. Công việc thứ hai, tôi mang laptop vào làm ngay cạnh giường, ngồi gõ một lúc thấy mệt là tôi sẽ nằm nghỉ một lát, rồi sau đó lại ngồi dậy gõ tiếp.
Ngoài ra, tôi còn nhận thêm công việc thứ ba là nhập và báo cáo số liệu. Công việc này không cần bằng cấp, chỉ vận dụng kiến thức vi tính văn phòng và xử lý tình huống linh hoạt là ổn. Tôi thuê một người ngồi cả ngày ở điểm tiếp nhận, rồi chuyển số liệu về. Thế nên, tôi có thể ở nhà và xử lý công việc, lúc nào mệt thì có thể nằm nghỉ ngay.
>> Cuộc đua làm giàu khi chạy theo 'nghề hot'
Nói vậy để thấy, bằng cấp chỉ là một phần, đừng quá nặng nề phụ thuộc vào nó. Cái bằng đại học xét cho cùng cũng chỉ là một phương tiện để bạn kiếm sống. Kiến thức học được ở trường lớp cũng là để ta vận dụng ra thực tế mà kiếm tiền. Những thứ đó không thể đảm bảo cho bạn một công việc hái ra tiền hay quyền cao chức trọng trong tương lai.
Tư tưởng "Tôi có bằng đại học danh tiếng, tôi phải làm đúng ngành, đúng nghề, phải đứng ở một vị trí tương xứng nào đó" là một rào cản bó buộc và ngăn ta rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Bạn muốn làm thì ở đâu cũng có thể làm được, không nhất thiết phải lên thành phố, đi làm công ty, tập đoàn lớn này kia.
Nếu cứ suy nghĩ theo hướng trọng bằng cấp thì chẳng phải tôi cũng có hai bằng đại học những rốt cuộc cũng "chẳng được tích sự gì" hay sao? Do đó, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ rằng hãy thoải mái lên. Hãy đi tìm cho mình một công việc gì đó phù hợp với năng lực của bản thân và hoàn cảnh, sức khỏe hiện tại.
Thay vì ngồi đó trông chờ một đôi giày vừa chân, bạn có thể độn thêm giấy nếu đôi giày hơi rộng hoặc chịu khó nới rộng cái quai ra nếu giày bị chật...
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- Khi cử nhân đại học kéo nhau xuống đường làm shipper, xe ôm công nghệ
- Đại học phải chịu trách nhiệm khi sinh viên 'mới tốt nghiệp đã thất nghiệp'
- 'Không trường đại học nào dạy sinh viên biết làm việc khi mới ra trường'
- Những sinh viên bằng giỏi nhưng hỏi gì cũng không biết
- Tôi học nghề vẫn thu nhập 30 triệu
- Gen Z không còn coi đại học là đường ngắn nhất đến thành công