(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Vì sao cách tính giá điện theo hình thức bậc thang và một giá lại ra thông số là lợi nhuận cùa nhà cung cấp không đổi? Theo thống kê, đến hết năm 2019, số người nghèo là dưới 4% dân số, chia bình quân 4 người trên một hộ, số hộ nghèo tạm tính là 3.848.359 hộ. Trong số này, thử hỏi có bao nhiêu hộ nghèo dùng số điện dưới 100 kWh, trong khi bây giờ đa số hộ nào cũng có những vật dụng cơ bản cần sử dụng điện?
>> 'Công bằng ảo' từ cách tính điện một giá
Giả dụ mỗi hộ dùng 101 kWh đã thấy giá lợi hơn rồi. Tạm tính giá bình quân theo cách tính cũ (không tính cao điểm hay thấp điểm) là 101 kWh (2.014 đồng/ kWh), số tiền điện hàng tháng sẽ là 203.414 đồng. Trong khi đó, nếu tính theo phương án một giá mới (2.060 đồng/ kWh) số tiền là 208.060 đồng một tháng. Vậy giá nào lợi cho người dân hơn?
Theo tôi thấy, hiện nay, đa số hộ nào số điện dùng hàng tháng cũng trên 201 kWh, tức là ít nhất khoảng 6,7 kWh/ ngày. Tạm tính theo giá cũ sẽ là khoảng 509.736 đồng mỗi tháng, trong khi tính theo giá mới là 414.060 đồng. Như vậy, số hộ nghèo sử dụng ít hiện nay có thể gánh nổi lợi nhuận chênh lệch theo cách nói của ngành điện là 10% sao? Thật khó tin.
Số hộ dùng nhiều và hộ dùng ít, bên nào chiếm đa số? Xin đừng nên vin vào số ít mà bắt đa số phải gánh giá. Thời buổi kinh tế thị trường, chúng ta phải hội nhập với thế giới, không nên cứ mãi vin vào lý do thiếu điện để quyết định chính sách giá. Đa số mọi nhu cầu về điện nào cũng sẽ kích thích hộ gia đình phát triển, chưa nói đến cầu nhiều thì cung cũng sẽ phát triển theo. Ngày nay, điện mặt trời và điện gió cũng rất phát triển.
Hãy để nền kinh tế phát triển một cách công bằng nhất, đó là xu thế của thế giới. Nều tính giá điện theo cách tính bậc thang cũ là chúng ta đang đi lùi.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Huỳnh Tuấn Việt