Thực hiện thụ tinh ống nghiệm thành công, đến nay, các con của chị Đào, chị Hạnh và chị Hân phát triển bình thường, khỏe mạnh, mang lại niềm vui cho cả nhà.
Chị Tạ Thị Đào (41 tuổi, Hải Phòng) kể lại, chị lên xe hoa trong sự chúc phúc của hai bên gia đình vào năm 2010. Hạnh phúc ngỡ như trọn vẹn khi chị lấy được người chồng yêu thương, có mái ấm nhỏ; nào ngờ suốt mấy năm liền, chị mong mỏi nhưng chẳng thể sinh con.
Năm 2014, chị mang thai, chưa kịp vui thì bác sĩ kết luận thai ngoài tử cung nên phải bỏ. Nỗi đau chưa nguôi, chị lại đối mặt với bệnh lý tắc một bên vòi trứng, một bên thông hạn chế. Chồng tinh trùng yếu.
Chị quyết định vào Nam, tìm tới một bệnh viện lớn tại Sài Gòn để thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) một năm sau đó. Tại đây, chị tạo được 18 phôi, chuyển phôi bốn lần nhưng đều thất bại. Nghĩ còn nước còn tát, chị quyết định trở về Hải Phòng, tìm tới bệnh viện lớn tại đây để kích trứng lần nữa. Lần này, chị tạo được 12 phôi, chuyển phôi hai lần nhưng vẫn thất bại.
Sáu lần chuyển phôi đều không thành, chị Đào gần như buông xuôi. Trong thời gian nghỉ ngơi, nhờ tham gia nhóm IVF Tâm Anh Hà Nội - Hội các mẹ mong con, chị biết đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn trao gửi niềm tin. Không chần chừ, chị quyết định thử vận may một lần nữa.
Chị được bác sĩ Cao Tuấn Anh tại bệnh viện tư vấn tận tình. Tháng 9/2019, chị bắt đầu kích trứng, chọc được 16 noãn, tạo được 12 phôi, nuôi phôi ngày năm được tám phôi, sau đó sàng lọc còn lại ba phôi. Không vội chuyển phôi ngay, chị quyết định nghỉ ngơi vài chu kỳ để tẩm bổ. Đến tháng 1/2020, chị chuyển một phôi trung bình ngày năm và kết quả đã mang thai.
"Thiên thần nhỏ của vợ chồng chào đời ở tuần thai 39 vào ngày 3/11/2020. Tôi đặt tên con là Ánh Dương với mong muốn cuộc đời con rực rỡ như ánh sáng mặt trời, con luôn phấn đấu và đạt được thành công", chị nói.
Cũng bị vô sinh hiếm muộn vì giãn tắc hai vòi trứng, song chị Hoàng Thị Hạnh (Hà Nội) phải đối mặt với áp lực lớn hơn khi lấy chồng là con trưởng. Mổ nội soi thông tắc tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội với rất nhiều hy vọng giải được bài toán vô sinh, nhưng ba tháng sau mổ, vòi trứng vẫn giãn tắc.
Không thể chịu nổi áp lực đeo bám mỗi ngày, chị Hạnh đơn phương ly hôn. Còn yêu nhưng phải chia tay nhau, hàng ngày, chồng chị vẫn hỏi han, nói chuyện video với chị đều đặn. Anh níu kéo, chị còn thương vẫn lại gần. Sau một tháng ly hôn, gia đình chồng đến đón chị trở về trong niềm hạnh phúc. Rất nhanh sau đó, cả hai đăng ký kết hôn lần nữa.
Cuối năm 2018, vợ chồng chị Hạnh tiếp tục hành trình tìm con. Anh chị chọn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để gửi gắm hy vọng.
Chị Hạnh chia sẻ, quá trình làm hồ sơ tại bệnh viện rất nhanh gọn. Kết quả sau tiêm kích trứng, chị chọc được sáu noãn, tạo được ba phôi (hai tốt, một trung bình). Tưởng rằng sẽ được chuyển phôi ngay sau đó nhưng chị lại bị ứ dịch hai vòi trứng.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội chỉ định mổ cắt bỏ cả hai vòi trứng để đăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi. Không vội vàng, sau mổ chị quyết định nghỉ ngơi, hủy một chu kỳ canh niêm mạc. Đến ngày 7/10/2019, chị chuyển tất cả ba phôi. Khi được bác sĩ thông báo thai đã làm tổ và có tim thai, vợ chồng bật khóc vì hạnh phúc.
Ngày 17/6/2020, khi thai được 38 tuần 6 ngày, bé Nguyễn Ngọc Minh Anh chào đời. "Ước mơ về ‘ba ngọn nến lung linh’ trở thành hiện thực, kết thúc chặng đường chín năm gian nan tìm con của vợ chồng", chị Hạnh nói.
Không chỉ bị tắc hoàn toàn hai vòi trứng và ứ dịch, hành trình để có một đứa con của chị Đỗ Thị Ngọc Hân (Hải Phòng) còn gian nan hơn vì bị suy buồng trứng. Ở tuổi 24, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị Huyền chỉ còn 0.8, nang trứng gần như cạn kiệt, cơ hội có con ngày càng ít dần.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng, trường hợp của chị Hân rất khó khăn. Thời gian không còn nhiều, cần phải áp dụng phác đồ kích trứng, cá thể hóa và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ngay mới có cơ hội mang thai và sinh con.
Phó giáo sư Lê Hoàng cho biết, để điều trị cho những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp, đáp ứng buồng trứng kém..., bác sĩ thường sử dụng các phác đồ thông thường, thậm chí kích thích mạnh với hy vọng sẽ có được "nang noãn chính chủ". Tuy nhiên phương pháp này thường không thu được kết quả như mong đợi. Thậm chí, tăng gấp rưỡi, gấp đôi liều lượng thuốc kích thích buồng trứng thì số nang noãn trưởng thành đủ tiêu chuẩn để chọc hút cũng không thay đổi. Chưa kể thuốc kích trứng liều cao còn có thể khiến phụ nữ mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí suy buồng trứng sau đó.
"IVF Tâm Anh tìm ra phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ (Mild Stimulation), được xem là một trong những giải pháp mới, mang lại nhiều lợi ích cho những trường hợp này", Phó giáo sư Lê Hoàng nói.
Sau khi kích trứng, chị Hân thu được năm trứng và tạo được hai phôi. 14 sau chuyển phôi, hai vợ chồng đến Bệnh viện Tâm Anh làm xét nghiệm.
"Nhận kết quả có beta mà không giấu nổi niềm vui, muốn vỡ toang lồng ngực. Tôi bị suy buồng trứng, chỉ có hai phôi mà đậu ngay lần đầu, thật sự quá may mắn", chị Hân bồi hồi nhớ lại.
Trải qua thai kỳ không mấy suôn sẻ, đến tuần thai thứ 30, các bác sĩ phát hiện chị Hân bị thiếu ối, dọa sinh bất cứ lúc nào. Chị tích cực uống nước và được theo dõi sát sao, may mắn giữ được em bé đến 37 tuần 3 ngày. Ngày 31/8/2020, bé Ngọc Huyền - con của chị chào đời. "Tiếng khóc của con là niềm mong mỏi của bố mẹ và gia đình nội ngoại bấy lâu nay", chị nói.
Ôm con gái nhỏ trong vòng tay, anh Tâm - chồng chị Hân nâng niu như báu vật. Đó là phần thưởng xứng đáng cho những cặp vợ chồng biết đặt niềm tin đúng chỗ và kiên trì trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) điều trị thành công cho hàng trăm trường hợp bị bệnh lý tắc vòi trứng, dự trữ buồng trứng thấp... như chị Đào, chị Hạnh và chị Hân.
"Với phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ, IVFTA giúp nhiều phụ nữ có AMH thấp, thậm chí dưới một có được 'quả ngọt' từ noãn của chính mình chỉ sau một lần thụ tinh ống nghiệm tại đây", Phó giáo sư Lê Hoàng.
Tên nhân vật đã được thay đổi
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA)
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858.
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
Xem thêm chuyên mục IVF tại đây.