"Mục đích của học thêm là gì? Có phải là để giúp học sinh yếu, kém, trung bình có thể bắt kịp các bạn khá giỏi trong lớp không? Nếu là vậy thì hiện tại thành tích học tập của học sinh bây giờ tôi thấy đa phần toàn là giỏi và xuất sắc, rất ít em học lực yếu và trung bình. Vậy học thêm có thật sự cần thiết trong hoàn cảnh hiện tại?
Nếu chấp nhận hoạt động học thêm, dạy thêm thì phải chăng việc đánh giá chất lượng học sinh hiện nay tại hầu hết các trường chưa đúng thực chất? Hay chúng ta sẽ lý luận rằng học thêm để rèn luyện cho học sinh khá, giỏi thành xuất sắc, kiệt xuất hơn nữa?
Với cá nhân tôi, học lực giỏi và xuất sắc ở chương trình phổ thông không nói lên quá nhiều. Vì bản thân hai chữ "phổ thông" cũng đủ để chúng ta hiểu rằng đó chưa phải là chương trình giáo dục chuyên sâu, nghiên cứu, sáng tạo, phát minh như ở các bậc học cao hơn sau này.
Cấp phổ thông, thời gian học, lượng kiến thức học sẽ tăng dần theo độ tuổi. 'Học, học nữa, học mãi', kiến thức chúng ta thu nhận được trong 12 năm phổ thông chỉ là sự khởi đầu, đó là kiến thức cơ bản mà thôi. Khoảng 30-40 năm sau, ở các cấp học sau này và đặc biệt trong công việc cũng như cuộc sống thực tế, mới thực sự quyết định trình độ của một con người.
>> Nỗi sợ vô hình khi không cho con học thêm
Theo tôi, thay vì chạy đua nhồi nhét kiến thức, bắt trẻ phải học thật giỏi trong 12 năm phổ thông, thứ cần hơn là chăm chút cho con em chúng ta có một tầm vóc tốt, thể lực tốt; hiểu biết đạo lý và pháp luật; làm quen và sử dụng được ngoại ngữ; có kỹ năng ứng xử tốt.
Nếu chỉ chăm chăm vào việc học một mớ kiến thức sách vở và bằng mọi giá phải đạt điểm số cao ở cấp học phổ thông (bằng cách học thêm) mà xem nhẹ các yếu tố cốt lõi ở trên, thì chúng ta sẽ mãi tụt hậu so với thế giới. Xin hãy cho các em học sinh một tuổi thơ đúng nghĩa, một tuổi trẻ được sống, vui chơi, học tập, phát triển hài hòa nhất có thể".
Đó là ý kiến của độc giả Dylan xung quanh quan điểm "Thầy cô được đàng hoàng dạy thêm". Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư về dạy thêm, học thêm. Bộ cho rằng cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên, học sinh. Việc này không cần phải cấm hay đáng chê trách. Vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù các em không muốn. Như vậy, thầy cô có thể dạy thêm, nhưng cần lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không bắt buộc các em dưới mọi hình thức.
- 'Nên cấm dạy thêm'
- 'Nên cho phép dạy thêm học sinh trung bình, yếu kém'
- 'Phụ huynh lớp con tôi đề nghị cô giáo mở lớp học thêm'
- 'Tăng lương giáo viên đồng thời cấm dạy thêm'
- 'Quản lý dạy thêm để học sinh có cơ hội tiếp cận giáo viên giỏi'
- 'Luẩn quẩn cấm dạy thêm trên giấy'