Kết quả đo điện tâm đồ ghi nhận bệnh nhân nhồi máu cơ tim do hẹp nặng hoặc tắc mạch vành. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh tim.
Ngày 15/9, BS.CKI Nguyễn Đức Hưng, Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết người bệnh cần được tái thông mạch vành qua da gấp, tránh tình trạng nặng lên.
Trong 45 phút, ê kíp đặt stent (khung đỡ kim loại), nong mảng xơ vữa, đảm bảo kích thước lòng mạch tối ưu. Người bệnh tỉnh táo, về nhà sau hai ngày.
Theo bác sĩ Hưng, nếu bệnh nhân đến viện trễ hơn, nhồi máu cơ tim nặng lên có thể gây suy tim, tử vong. Bác sĩ khuyến cáo người bị đau âm ỉ ngực nên đến viện khám để tìm nguyên nhân.
Người nhồi máu cơ tim nếu mạch máu không tắc hoàn toàn, dấu hiệu nhận biết sớm là đau ngực. Những trường hợp có hẹp nặng nhiều nhánh mạch vành, cơn đau ngực sẽ kèm khó thở khi gắng sức. Có người nhồi máu cơ tim đau âm ỉ nhiều ngày, nhưng cũng có trường hợp một cơn đau tim cũng có thể gây tử vong.
Nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, tiểu cầu và hồng cầu bám vào và tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi.
Người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim bao gồm nam trên 50 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh; người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Người bệnh thận mạn, rối loạn mỡ máu di truyền, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá... cũng thuộc nhóm rủi ro.
Sau khi can thiệp, người bệnh cần tái khám định kỳ nhằm tránh tái phát. Nên thay đổi lối sống như tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, không ăn mặn.
Thanh Ba
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |