BS. CKII Huỳnh Ngọc Long - Trưởng khoa Thông tim can thiệp, Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP HCM - cho biết, khi mạch vành bị tắc thì cơ tim lập tức sẽ bị chết. Nếu chúng ta mở rộng mạch vành ra thì phần cơ tim sẽ được cứu sống.
Bệnh nhân càng được cứu trễ chừng nào thì lượng cơ tim chết nhiều chừng nấy, dẫn đến hậu quả là tử vong. Vì cứ một giờ trôi qua thì khả năng tử vong tăng lên 1%. Nếu trễ 24 giờ, tỷ lệ tử vong có thể tăng lên 24%. Do đó việc cấp cứu bệnh nhân càng nhanh càng tốt. Và về sau, trên di chứng, khảo sát trên siêu âm tim, nếu bệnh nhân được cứu trong những giờ đầu thì cơ tim co bóp rất tốt, không phát hiện điểm yếu của nó, thành ra chức năng tim còn rất tốt.
Nếu chức năng tim càng tệ chừng nào thì tình trạng suy tim càng đến sớm chừng nấy. Khi cứu trễ, xác suất sau 3 năm, người bệnh có thể bị suy tim tới 33%. Cứu càng sớm thì người bệnh khỏe mạnh, giữ được sức lao động. Còn trên điện tim thì khó nói. Vì chỉ cần một ổ nhồi máu nhỏ là đã để lại di chứng. Do đó, di chứng nhồi máu cơ tim trên điện tim rất khó đánh giá.
Thư Kỳ