Rối loạn tiền đình không phân biệt độ tuổi
Anh Nguyễn Võ Nhân (50 tuổi, Hưng Yên) thường xuyên chóng mặt, buồn nôn và nôn khi thay đổi tư thế, tai ù như ve kêu, thính lực suy giảm. Sau khi được đo chức năng tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ (VNG) tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ chẩn đoán anh bị BPPV hay còn gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính bên phải và bệnh Meniere (bệnh ứ nước trong tiền đình).
Có các triệu chứng tương tự anh Nhân, chị Cao Thị Hằng (42 tuổi, Thái Nguyên) từng đến khám tại bệnh viện tỉnh nhưng không phát hiện ra bệnh. Chị được kê thuốc bổ não nhưng uống không đỡ, vẫn chóng mặt, mất ngủ thường xuyên hơn. Sau hơn 3 năm, cơn đau đầu của chị càng lúc càng nhiều, xuất hiện thêm triệu chứng ù tai, nghe kém.
Chị Hằng tìm đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và được đo chức năng tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ. Bác sĩ chẩn đoán chị bị BPPV bên phải. Tại đây, chị được tập phục hồi chức năng tiền đình bằng máy và hiện tượng chóng mặt thuyên giảm rõ rệt.
Rối loạn tiền đình cũng là nguyên nhân khiến chị Phan Thị Mỹ Hiền (Bắc Ninh) phải nằm trên giường gần cả tháng. Chị Hiền kể, căn bệnh này làm phiền chị đã mấy năm nay. Trước kia một năm, chị chỉ bị một lần và mỗi lần như thế tiêm thuốc là ngay hôm sau, chị có thể ngồi dậy được. Gần đây cứ 1-2 tháng, chị bị một lần, mỗi lần nằm 7-10 ngày, thậm chí cả tháng.
"Tôi nằm trên giường mà đầu óc quay cuồng, chỉ nằm nghiêng một bên, nghiêng qua bên kia là chóng mặt, cảm giác như nhà cửa, đồ vật xung quanh đang chuyển động và đổ hết vào người mình. Tôi còn nôn hàng ngày, không tự vệ sinh cá nhân được. Nhiều lúc nghĩ mình bệnh thế này, bây giờ trông cháu không được nữa mà còn để chồng con phải lo, cứ thế này chắc chết mất", chị Hiền nói.
Thăm khám tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, chị được chẩn đoán bệnh bằng phương pháp ảnh động nhãn đồ. Sau một tuần kiên trì điều trị bằng thuốc và tập phục hồi chức năng tiền đình với hệ thống thiết bị hiện đại, các triệu chứng bệnh giảm rõ rệt, chị đã có thể tự đi lại và vệ sinh cá nhân.
PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ - Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, cho biết, các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể xuất hiện vài ngày rồi hết, nhưng cũng có thể kéo dài, tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Nếu người bệnh cố gắng di chuyển khi đang có các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể bị ngã, gãy tay, gãy chân, thậm chí có nguy cơ bị chấn thương sọ não nếu đầu đập vào đồ vật cứng.
"Do đó, khi có dấu hiệu đau đầu, hoa mắt, ù tai lặp đi lặp lại, mất thăng bằng, chóng mặt tăng lên khi thay đổi tư thế... người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà...", Phó giáo sư Lê Minh Kỳ nhấn mạnh.
Chẩn đoán rối loạn tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ
Khoa Tai Mũi Họng và Thính học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam trang bị hệ thống chẩn đoán rối loạn tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ để điều trị cho bệnh nhân tiền đình, thính học.
Phó giáo sư Lê Minh Kỳ cho biết, phương tiện này gồm một chuỗi phép đo khách quan đánh giá chức năng tiền đình (hệ thống thăng bằng) bằng cách đo chuyển động mắt giúp đánh giá bất thường, phát hiện tổn thương của tiền đình nằm ở não (trung ương) hay ngoại biên hoặc tai trong. Bên cạnh đó, thiết bị VNG còn có thể chẩn đoán một số bệnh như u dây thần kinh số 8, thậm chí cả nhồi máu não, tắc mạch máu não. Việc chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình giúp các bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất, tăng tỷ lệ thành công.
"Trước đây, việc thăm khám, chẩn đoán rối loạn tiền đình chỉ đơn thuần dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ quan sát bằng mắt thường. Những biểu hiện rất nhỏ và mắt thường khó có thể phát hiện được, gây khó khăn trong việc tìm nguyên nhân gốc rễ của bệnh hoặc không đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh. Áp dụng hệ thống máy khám tiền đình bằng hệ thống đo chuyển động của mắt hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán toàn diện, nhanh chóng và chính xác các dấu hiệu và điều trị đúng bệnh", Phó giáo sư Lê Minh Kỳ chia sẻ.
Cùng với hệ thống chẩn đoán bằng ảnh động nhãn đồ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng đầu tư hệ thống tập luyện phục hồi chức năng tiền đình hiện đại (TRV) để hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên. Theo Phó giáo sư Lê Minh Kỳ, nhiều trường hợp chỉ mới trải qua từ 1-2 buổi tập phục hồi chức năng tiền đình với thiết bị này đã giảm những cơn hoa mắt, chóng mặt, cải thiện rõ rệt chức năng tiền đình.
Bên cạnh đó, khoa Tai Mũi họng còn phối hợp chặt chẽ với khoa Nội thần kinh áp dụng phương pháp đo điện não đồ nhằm kiểm tra tình trạng bất thường sóng điện não là căn nguyên dẫn đến các bệnh lý rối loạn tiền đình, thần kinh. Đây là cơ sở xác định nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt... từ đó bác sĩ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. EEG còn giúp phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý liên quan khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng não, đột quỵ...
Tên nhân vật đã được thay đổi
Thúy Nguyễn
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Website: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham