Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tô Hòa, Bác sĩ Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, cứ 10.000 người trong độ tuổi 30-60 thì có một người mắc bệnh hở van động mạch chủ. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Hầu hết các trường hợp hở van động mạch chủ đều tiến triển chậm và người bệnh hầu như không có triệu chứng nào trong thời gian đầu.
Hở van động mạch chủ chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh lý tim mạch. Nếu không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Hở van động mạch chủ là gì?
Van động mạch chủ là van tim nằm giữa thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ đóng lại để ngăn dòng máu từ động mạch chủ chảy trở ngược về thất trái trong thời kỳ tâm trương, giúp cho máu lưu thông đúng chiều từ tim đến các cơ quan. Hở van động mạch chủ (Aortic Valve Regurgitation) là tình trạng van động mạch chủ đóng không kín trong thời kỳ tâm trương, làm cho dòng máu đi ngược từ động mạch chủ trở về thất trái.
Triệu chứng hở van động mạch chủ
Thông thường, hở van động mạch chủ tiến triển chậm, người bệnh có thể không có triệu chứng nào trong nhiều năm. Khi các triệu chứng xuất hiện nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng
Bác sĩ Tô Hòa khuyên người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
- Mệt mỏi và suy nhược, nhất là khi tăng dần mức độ hoạt động.
- Khó thở khi tập thể dục, khi gắng sức hoặc khi nằm.
- Sưng ở mắt cá chân và cả bàn chân.
- Đau ngực (đau thắt ngực), khó chịu hoặc căng tức ở ngực, thường tăng lên khi vận động.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Mạch không đều (loạn nhịp tim), cảm giác tim đập nhanh, đánh trống ngực.
Nguyên nhân gây hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ có thể do bệnh lý tại lá van hay do gốc van động mạch chủ.
Bệnh lý tại các lá van động mạch chủ như van động mạch chủ hai mảnh hoặc một mảnh bẩm sinh, bệnh van động mạch chủ hậu thấp, xảy ra sau thấp tim 10-20 năm, vôi hóa van động mạch chủ ở người cao tuổi, có bệnh lý xơ vữa động mạch, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, chấn thương.
Bệnh lý tại gốc van động mạch chủ gây giãn vòng van, van đóng không kín được như hội chứng Marfan (bệnh lý bẩm sinh, xảy ra ở nhiều cơ quan như xương khớp, mắt, tim, ở tim thường gây hở van tim và giãn lớn gốc động mạch chủ), viêm động mạch chủ do giang mai, phình, bóc tách động mạch lên.
Biến chứng nguy hiểm của hở van động mạch chủ
Bác sĩ Tô Hòa cho biết, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, bệnh hở van động mạch chủ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy tim do lượng máu từ động mạch chủ dội ngược về thất trái trong thời kỳ tâm trương kéo dài, làm cho thất trái giãn dần ra (gọi là quá tải thể tích thất trái). Đến một lúc nào đó cơ tim không còn bù trừ được sẽ suy giảm co bóp và đưa đến triệu chứng suy tim.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng do dòng máu phụt ngược từ động mạch chủ về thất trái với vận tốc cao, dễ gây tổn thương lớp nội mạc tim, là nơi khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu, bám dính, gây nhiễm trùng hay áp-xe.
- Loạn nhịp tim do tim to, suy tim.
- Tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị hoặc phẫu thuật kịp thời, đưa đến suy tim không hồi phục.
Phương pháp chẩn đoán
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh sử, các triệu chứng và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra cận lâm sàng để hỗ trợ để chẩn đoán, xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp cận lâm sàng bao gồm:
Siêu âm tim: giúp khảo sát van và động mạch chủ lên, có thể xác định được nguyên nhân và độ nặng của bệnh, cũng như góp phần phát hiện các bệnh van tim khác.
Hệ thống máy siêu âm công nghệ tiên tiến như Acuson Sequoia của Đức sử dụng công nghệ BioAcoustic giúp đảm bảo chất lượng của tín hiệu hình ảnh rõ ràng, sắc nét. Máy siêu âm Philips Affiniti 70G cao cấp phục vụ siêu âm tim mạch, dễ dàng khảo sát bệnh tim ở trẻ em.
Dòng máy siêu âm đàn hồi Supersonic Aixplorer Mach 30 với hình ảnh B-mode sắc nét và Doppler màu nhạy - tốc độ xử lý hình ảnh 20.000 hình một giây giúp khảo sát mạch máu trong vòng vài phút bằng cách quét và lưu trữ toàn bộ trường khảo sát, sau đó hiển thị các thông số đo đạc, phổ Doppler... hỗ trợ chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Siêu âm tim qua thực quản (gần giống như nội soi dạ dày) giúp khảo sát van động mạch chủ kỹ hơn, hữu ích khi hình ảnh siêu âm tim qua thành ngực không đủ giúp chẩn đoán.
Điện tâm đồ: có thể phát hiện giãn các buồng tim, loạn nhịp tim...
X-quang ngực: xem bóng tim và cung động mạch chủ có giãn không, đồng thời đánh giá sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi trong suy tim và bệnh lý phổi đi kèm. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống X-quang kỹ thuật số treo trần DigiRAD-FP thế hệ mới với năm cảm biến chống va chạm, tốc độ di chuyển nhanh và kích thước nhỏ gọn, hiệu quả gấp ba lần so với máy chụp X-quang thông thường. Máy có tính năng cho xem trước hiển thị hình ảnh trong bốn giây, có hệ thống đồng bộ hóa chuyển động cùng ống tia X siêu nhỏ, cho hình ảnh chẩn đoán xác thực.
Trắc nghiệm gắng sức: xem triệu chứng của bệnh van động mạch chủ có xuất hiện khi hoạt động thể chất không, giúp xác định tình trạng nặng của bệnh. Trường hợp bệnh nhân không thể gắng sức, bác sĩ có thể dùng thuốc có tác dụng tương tự tập thể dục đối với tim.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) tim: Cho hình ảnh chi tiết về tim, gồm cả van và động mạch chủ. Máy chụp cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix (Đức) ứng dụng công nghệ ma trận sinh học toàn phần (BioMatrix) tiên tiến tại Bệnh viện Tâm Anh có thể khảo sát hình ảnh tim không cần nín thở, cá nhân hóa quy trình chụp dựa vào trí tuệ nhân tạo, rút ngắn thời gian chụp cho hình ảnh chất lượng cao.
Chụp CT tim: Tại Bệnh viện Tâm Anh, máy chụp CT Somatom Drive hai đầu bóng được nhập khẩu từ Đức có khả năng chụp 768 lát cắt trong một vòng quay, quét cắt lớp vi tính toàn thân chỉ từ 3 đến 4 giây. Máy có khả năng chụp nhanh và giảm liều tia tối đa, hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý tim mạch, nhất khảo sát mạch vành không phụ thuộc vào nhịp tim, liều thấp chỉ tương đương như một lần chụp X quang ngực thông thường...
Thông tim: có thể sử dụng nếu các kiểm tra cận lâm sàng khác không thể chẩn đoán hoặc xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang qua mạch máu đến tim giúp hình ảnh các động mạch và tim có thể nhìn thấy rõ trên X-quang và có thể đo áp suất trong buồng tim.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ Nguyễn Tô Hòa cho biết, tùy theo tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp. Nếu người bệnh không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ chỉ cần được theo dõi thường xuyên. Bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh thay đổi lối sống, dùng thuốc nhằm điều trị các triệu chứng hoặc giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng. Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh cần được thay van động mạch chủ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phẫu thuật dù chưa có triệu chứng như hở van động mạch chủ nặng và thất giãn lớn hay chức năng co bóp của thất trái bắt đầu giảm, nếu bệnh nhân có phẫu thuật tim vì một bệnh lý khác, bác sĩ có thể kết hợp phẫu thuật van động mạch chủ cùng lúc. Có những trường hợp cần sửa chữa hoặc thay thế một phần động mạch chủ cùng lúc với phẫu thuật van nếu có phình động mạch chủ.
Trong một số ít trường hợp, sửa chữa van động mạch chủ được thực hiện nhằm tách các lá van bị dính, loại bỏ mô van thừa hoặc vá các lỗ trên van.
Đối với các trường hợp hở van động mạch chủ nặng, thay van động mạch chủ là phương pháp điều trị chính. Bác sĩ sẽ thay van bệnh bằng van cơ học hoặc van sinh học hoặc sử dụng van động mạch phổi của chính bệnh nhân.
Bác sĩ Tô Hòa chia sẻ thêm, van sinh học sẽ bị thoái hóa theo thời gian và có thể cần được thay lại. Người được thay van cơ học phải dùng thuốc làm loãng máu suốt đời để ngăn ngừa cục máu đông. Bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh về những lợi ích và rủi ro có thể gặp của từng loại van, tùy theo mong muốn của bệnh nhân và hiệu quả điều trị mà lựa chọn loại van phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thay van qua ống thông mà không cần phẫu thuật.
Cách phòng ngừa hở van động mạch chủ
Bác sĩ Tô Hòa chia sẻ, khám sức khỏe tổng quát định kỳ là một trong những cách giúp bác sĩ phát hiện sớm và theo dõi bệnh hở van động mạch chủ hoặc các bệnh tim mạch khác trong giai đoạn đầu trước khi bệnh tiến triển nặng. Người bệnh cần lưu ý một số tình trạng có thể gây nguy cơ hở van động mạch chủ gồm:
- Sốt thấp khớp: phụ huynh nên đưa trẻ đến khám ngay nếu trẻ có biểu hiện đau họng. Viêm họng nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến sốt thấp khớp. Viêm họng do liên cầu khuẩn hoàn toàn điều trị được nếu dùng kháng sinh đúng cách.
- Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau ăn. Khám răng định kỳ mỗi sáu tháng khi có bệnh van tim hay bệnh tim bẩm sinh.
- Tăng huyết áp: cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để phòng hở van động mạch chủ.
Bên cạnh đó, cần xây dựng lối sống lành mạnh có lợi cho tim bằng cách:
- Có chế độ ăn uống khoa học, bảo vệ sức khỏe tim mạch: ăn nhiều loại trái cây rau quả, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc tách béo, thịt gia cầm, cá và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, hạn chế ăn nhiều muối và đường.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn trước khi bắt đầu tập thể dục, nhất là nếu bạn đang xem xét các môn thể thao có tính đối kháng.
- Kiểm soát căng thẳng, stress thông qua các hoạt động thư giãn, thiền, các hoạt động thể chất và dành thời gian cho gia đình, bạn bè.
- Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có hở van tim cần thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi có kế hoạch mang thai như loại thuốc an toàn có thể dùng, cần điều trị gì trước khi mang thai... Cần theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai và sinh con, nếu bị hở van nặng, bác sĩ có thể khuyến cáo không mang thai để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám?
- Bạn nên viết ra những triệu chứng bạn đang gặp phải và trả lời các câu hỏi như bạn đã bị các triệu chứng đó trong bao lâu? Các triệu chứng đó có xảy ra thường xuyên không? Triệu chứng có nặng không? Yếu tố gì giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng? Gia đình bạn có ai có tiền sử bệnh tim mạch không?...
- Lập danh sách các thông tin y tế quan trọng gồm các vấn đề sức khỏe khác gần đây bạn đang mắc phải, các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng...
- Bạn có thể đưa người thân, bạn bè đi cùng để giúp ghi nhớ những điều bác sĩ tư vấn và hướng dẫn bạn.
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp chặt chẽ cùng các chuyên khoa khác trong quy trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhằm đem đến kết quả kiểm tra tổng quát, điều trị toàn diện cho từng bệnh nhân.
Với phụ nữ mắc các bệnh tim mạch đang có kế hoạch mang thai, Trung tâm Tim mạch liên kết chặt chẽ cùng Trung tâm Sản - Phụ khoa đưa ra giải pháp phù hợp, khắc phục các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra để chị em có thể thực hiện thiên chức làm mẹ.
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm như Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh; Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Yến; Bác sĩ Nguyễn Minh Trí Viên (cố vấn phẫu thuật tim); Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Hùng; Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng; Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Ngọc Long; Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Năng Phúc; Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Duyên; Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều; Bác sĩ Nguyễn Đức Hưng; Bác sĩ Nguyễn Phạm Thùy Linh; Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thục Minh Thủy; Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy; Bác sĩ chuyên khoa II Võ Ngọc Cẩm; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Khiêm Thao; Bác sĩ chuyên khoa I Hoàng Thị Bình; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh... không ngừng cập nhật và ứng dụng những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch.
Với các trang thiết bị tiên tiến, phòng mổ Hybrid hiện đại, hệ thống robot chụp mạch Artis Pheno cao cấp, chuyên gia giỏi chuyên môn..., Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể thực hiện nhiều kỹ thuật can thiệp tim mạch.
Các kỹ thuật như đặt Stent Graft trong phình tách động mạch chủ; chụp, nong và đặt stent động mạch chủ; chụp, nong và đặt stent mạch máu ngoại biên; đặt stent động mạch cảnh, stent động mạch thận; can thiệp động mạch chi; đặt Filter tĩnh mạch chủ dưới...; can thiệp van tim (nong van, thay van qua da); can thiệp điều trị tim bẩm sinh (bít, thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch); cấy máy tạo nhịp điều trị nhịp chậm, suy tim (CRT)...
Để đặt lịch khám và tư vấn với các chuyên gia tim mạch hàng đầu, bạn có thể liên hệ:
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Hà Nội:
Địa chỉ: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội
Hotline: 1800 6858
- TP HCM:
Địa chỉ: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0287 102 6789
Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Xem thêm kiến thức tim mạch tại đây.