Không ít cặp vợ chồng hiếm muộn sau nhiều năm chữa trị với đủ mọi cách sẽ nghĩ đến chuyện đường ai nấy đi. Suy nghĩ đó bắt nguồn từ những bế tắc, mệt mỏi và thất vọng khi khao khát không thành hiện thực, mang bao áp lực khi gia đình chồng, họ hàng dị nghị, hắt hủi từ gia đình chồng. Tờ giấy xin ly hôn như một cách để họ giải thoát.
Nhưng chị Đỗ Thị Tâm (sinh năm 1981 tại Thái Bình) và anh Phạm Văn Bình (sinh năm 1970 tại Hải Phòng) chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Với sự giúp sức của Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện đa khoa Tâm Anh (IVFTA), tình yêu ấy đã kết tinh thành một bé gái xinh xắn, khỏe mạnh.
Áp lực tâm lý từ đường con cái
Như bao cặp đôi khác, sau đám cưới anh chị liên tục nhận được những lời hỏi thăm: có bầu chưa, có tin vui chưa, bao giờ sinh quý tử... Sự quan tâm thái quá đó một mặt là lời hỏi thăm chân tình, mặt khác mang đến áp lực tâm lý nặng nề khiến cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng son chưa kịp ngọt ngào đã chao đảo.
Thế nhưng, điều đó không phải là vật cản đối với tình yêu của chị Tâm, anh Bình. Từ ngày cưới đến nay đã hơn 3 năm, cả hai đều không còn trẻ, ông bà nội ngoại cũng đã lớn tuổi rồi nên mong muốn có con ngày càng mãnh liệt hơn.
Chị Tâm kể: "Khoảng nửa năm sau khi cưới vẫn chưa có tin tức gì, tôi bắt đầu cảm thấy hoang mang, có lẽ tôi bị vấn đề gì đó. Ban đầu không dám nói với anh, tôi chỉ âm thầm suy nghĩ rồi buồn một mình, càng nghĩ nhiều càng bế tắc, cố gắng mà không có kết quả lại càng tuyệt vọng. Những lúc như vậy, tôi cần lắm sự động viên an ủi của người mình yêu thương".
Mang thai và làm mẹ là thiên chức thiêng liêng, niềm hạnh phúc vô bờ với người phụ nữ, nhưng không phải ai cũng may mắn được thực hiện điều này. Nhiều người đã phải cắn răng nhịn nhục khi gánh trên người bản án vô sinh, bị người đời đay nghiến "cây độc không trái, gái độc không con". Họ trở thành mục tiêu bị gieo rắc tiếng xấu, chịu sự hắt hủi của nhà chồng và sự thờ ơ của người đàn ông từng cùng đầu ấp tay gối.
Cuộc đời những người phụ nữ hiếm muộn đã khổ, nếu gặp phải người chồng vô tâm, hay bị gia đình chồng dè bỉu, chắc là sẽ khổ hơn trăm bề. Nhưng may mắn anh Bình và gia đình chồng chưa bao giờ nhắc hay hỏi quá nhiều về chuyện con cái, sợ chị buồn và nghĩ lung tung. "Bố mẹ chồng dù cũng mong có cháu bế nhưng rất tâm lý, chỉ khuyên 2 vợ chồng cố gắng chứ cũng không gây áp lực. Chồng tôi cũng chẳng nói gì nhiều nhưng luôn bên cạnh chị trong suốt quá trình tìm con", chị Tâm xúc động nhớ lại.
Chặng đường tìm con gian nan
Sau gần 6 tháng không sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn không có tin mừng, anh Bình và chị Tâm chủ động đi khám. Không tìm được nguyên nhân, anh chị bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IVF, IUI...
Năm 2017, chị Tâm làm IUI nhưng không thành công: "Lúc có kết quả, tôi buồn suốt một thời gian dài. Nhưng rồi nhờ có chồng, tôi nhận ra không thể tự trách bản thân mãi được. Tôi dần mở lòng mình ra và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi việc sắp đến. Dù có là hạnh phúc hay khổ đau, tôi tự hứa với bản thân, với chồng rằng phải luôn cố gắng, không được nản lòng".
Một năm sau đó, chị quyết định làm IVF ở IVFTA. Người trực tiếp thăm khám, lên phác đồ, chọc trứng và chuyển phôi cho chị là Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng. Nói về cơ duyên của mình, chị Tâm chia sẻ: "Bạn bè và những người xung quanh có hoàn cảnh tương tự đều nhờ vào bác Hoàng mà ai cũng được đón con yêu về nhà. Tâm Anh cũng là bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất rất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tốt. Vậy là tôi quyết định lên Hà Nội, tìm đến Tâm Anh và tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ Hoàng".
Trong quá trình thực hiện IVF, khó khăn của bệnh nhân cũng là khó khăn của bác sĩ và hạnh phúc của bệnh nhân đối với bác sĩ cũng là thành quả lớn lao. Bác sĩ Lê Hoàng, tuy đã thực hiện thành công rất nhiều ca IVF nhưng với mỗi một trường hợp, ông đều có sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm, giúp bệnh nhân có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
Nói về bác sĩ Lê Hoàng, chị Tâm dành nhiều lời khen vì tuy rất đông bệnh nhân, nhưng ông vẫn cố dành thời gian nói chuyện với từng bệnh nhân, giúp chị giải tỏa những khúc mắc. Ông còn rất tâm lý, luôn nhẹ nhàng, tận tình. Nhờ có bác sĩ Hoàng và các bác sĩ, y tá ở bệnh viện Tâm Anh mà quá trình thực hiện IVF của chị Tâm đã nhẹ nhàng hơn.
Chị bày tỏ: "Từ lúc chuyển phôi đến lúc xét nghiệm beta, ngày nào trong lòng tôi cũng như lửa đốt. Dù đã cố không hy vọng vì sợ sẽ buồn nhưng tôi vẫn hồi hộp lắm. Chồng tôi cũng vậy, chỉ có điều anh cố không thể hiện ra ngoài để tôi yên tâm".
Từ lúc phát hiện tình trạng đến khi chữa trị, vợ chồng anh Bình và chị Tâm chưa bao giờ có suy nghĩ rằng sẽ buông xuôi. Bản năng làm cha, làm mẹ cứ cồn cào, thôi thúc, tình yêu của anh chị dành cho nhau cũng đủ lớn để vượt qua hết mọi khó khăn, thách thức. Anh chị cứ vậy, ở cạnh nhau những ngày hạnh phúc cả những lúc khổ đau.
Quá trình mang thai của chị Tâm khá suôn sẻ nhờ chồng tâm lý và hết lòng chiều vợ. Buổi sáng anh chở chị đi làm, chiều đón về; chị thèm ăn gì anh cũng mua và luôn làm chị vui. Vì vậy dù mệt mỏi, niềm vui sắp đón con cùng sự chăm sóc của anh đã giúp chị vượt qua tất cả.
Ngày 3/3/2018, chị Tâm hạ sinh một bé gái. Cho đến giờ, khi nhắc lại, chị vẫn không thể quên được cảm xúc ngày hôm ấy: "Bế con trên tay, cả tôi và chồng đều nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt. Từng ngày chăm con, lòng tôi thấy ấm áp lạ thường. Trộm vía bé ngoan và lanh lợi lắm, bố mẹ nói là hiểu, nghe lời ngay".
Chia sẻ kinh nghiệm cho các cặp vợ chồng cũng đang trên hành trình tìm con, chị cho biết: "Tâm lý chính là điều đầu tiên và quan trọng nhất. Không chỉ người vợ hay chồng mà cả các thành viên trong gia đình cần phải bình tĩnh và thông cảm cho nhau. May mắn của tôi là gặp được anh và gia đình chồng luôn yêu thương, ủng hộ, nếu không chắc tôi sẽ không vững vàng được đến lúc đón con chào đời".
Khi được hỏi về bí quyết thành công ngay lần chuyển phôi đầu tiên, chị Tâm nhấn mạnh mọi người phải thật kiên trì, không nóng vội và phải tin tưởng vào phương pháp mình đang được điều trị. Ban đầu lúc chưa tìm hiểu, chị cũng rất hoang mang và lo lắng nhưng khi xác định được mình sẽ làm IVF thì quyết định của chị là không nghĩ ngợi, không uống thuốc không rõ nguồn gốc mà đặt toàn bộ niềm tin vào bác sĩ Hoàng cũng như bệnh viện Tâm Anh.
Tình yêu của anh Bình và chị Tâm lúc kể ra thì thấy giản đơn nhưng tìm hiểu kỹ mới biết bên trong sâu sắc nhường nào. Không nói lời hoa mỹ, không hẹn thề non biển, họ chỉ lẳng lặng bên nhau dù hạnh phúc hay khổ đau, lúc ấm êm, khi trắc trở. Từ những sẻ chia mộc mạc của cặp vợ chồng ấy, có thể thấy hành trình tìm kiếm tiếng cười con trẻ của những người hiếm muộn rất cần sự bình tĩnh và cảm thông của gia đình, đặc biệt là người bạn đời. Bởi lẽ khi gặp cảnh hiếm muộn, dù là đàn ông hay phụ nữ đều rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cần tin tưởng vào phương pháp mình đã chọn lựa và tuân thủ tuyệt đối ý kiến của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Chỉ thế thôi là bạn có thể đón con yêu trong một ngày gần.
(Nguồn: Bệnh viện Tâm Anh)