Trả lời:
Ăn tối muộn dễ tăng cân, béo phì và mắc nhiều bệnh lý khác. Năng lượng cung cấp vào nhưng cơ thể ít vận động, dẫn đến tích lũy dư thừa. Glucid trong bữa ăn đêm tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, protein có thể tạo ra các mảng bám thành mạch, lâu dần làm giảm sức bền thành mạch, gây xơ vữa động mạch.
Cơ thể phải sản sinh insulin để điều chỉnh lượng đường máu từ đó ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa đường, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu. Ăn tối muộn còn tăng nguy cơ xảy ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, đau dạ dày, ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, khó ngủ, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, căng thẳng, tăng huyết áp.
Bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn tối trễ. Nếu vì một lý do nào đó, bắt buộc phải ăn khuya, bạn nên chọn thực phẩm phù hợp, nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa và ít năng lượng. Súp rau củ, cháo (ít thịt và chất béo), chuối chín, sữa không đường tách béo là gợi ý.
Bạn nên ăn đêm càng sớm càng tốt, trước giờ đi ngủ ít nhất hai giờ. Khi ăn hãy tập trung, hạn chế hoặc tránh xem tivi, điện thoại di động, nói chuyện hoặc làm việc khác nhằm kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ vừa phải.
Không nên ăn quá no, hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia, nước ngọt hoặc thực phẩm chứa caffeine, chất kích thích thần kinh khác. Bạn có thể bổ sung tinh chất thiên nhiên GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) góp phần giảm lượng cholesterol toàn phần, cải thiện hoạt động của các receptor (thụ thể tế bào). Từ đó, điều hòa mỡ máu, hạn chế nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.
Bác sĩ Trần Thị Trà Phương
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |