Trong hành trình 6 năm tìm con, mặc dù họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp sốt ruột lây nhưng tâm lý của "người trong cuộc" - vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngọc Bích ở Hà Nội rất thoải mái, tràn đầy niềm tin một ngày sẽ được làm cha mẹ.
"Con cái là trời cho, mình chỉ biết kiên nhẫn chờ đợi"
Lấy nhau 6 năm mà chưa có con, chị Bích nhiều lần phải đối diện với những câu hỏi khó trả lời như "sao mãi chưa thấy gì?". Chị bảo chị không buồn mỗi khi nghe hỏi về chuyện con cái, vì biết mọi người quan tâm, sốt ruột cho mình thôi. "Về chuyện này tâm lý vợ chồng mình nhẹ nhàng lắm. Chạy chữa nhiều nơi mà không có con, anh xã còn bàn với mình xin con nuôi mà".
Nói về những tháng ngày chạy chữa ngược xuôi, chị kể mình cũng giống như bao chị em vô sinh hiếm muộn ở chỗ "có bệnh thì vái tứ phương", ai mách gì là làm theo. Nhớ hồi cưới nhau được 2 năm, chị theo mấy bà lang, uống bao nhiêu thang thuốc mà không ăn thua. Sau đó nghe lời bạn, chị Bích đi khám ở một phòng khám hiếm muộn, bác sĩ bảo chị bị tắc kẽ vòi trứng, cho bơm thông nhưng làm xong về "thả" cả năm vẫn không có gì.
Đến 2015, hai vợ chồng quyết định đi thụ tinh ống nghiệm (IVF). Vào viện, sau một lần bơm tinh trùng thất bại, sợ kích trứng nhiều lần không tốt cho sức khỏe của vợ, anh bảo làm IVF luôn.
Hôm chọc trứng, chị được 15 trứng, ai cũng bảo tốt quá, nhưng đến khi tạo phôi thì chị chỉ có 7 phôi trung bình, 3 phôi xấu, không có phôi tốt nào. Lần đó chuyển phôi thất bại, chị lại quay về uống thuốc bắc.
Nói là không buồn thì không phải, nhưng dù thế nào hai vợ chồng cũng không nặng nề. Anh chị quan niệm "con cái là trời cho, mình chỉ biết kiên nhẫn chờ đợi". Nhắc đến chồng, chị bảo anh rất tâm lý, không bao giờ khiến vợ phải căng thẳng về chuyện phải có con. Nếu không sinh con được thì anh nói hai vợ chồng xin con về nuôi.
Rồi như mối duyên lành, chị biết tin bệnh viện Tâm Anh mới mở có khoa Hỗ trợ sinh sản. Vừa ăn Tết xong, hai vợ chồng bảo nhau sang Tâm Anh một chuyến.
Kết quả mỹ mãn ngay lần làm IVF đầu tiên
Ngày 2 chu kỳ kinh, đến Tâm Anh, sau khi làm các thủ tục thăm khám xong, chị được bác sĩ Hoàng tư vấn "Chị 35 tuổi là không còn trẻ, lại có lạc nội mạc tử cung, rau cài răng lược sẽ khó mang thai, nhưng chúng ta cứ cố gắng hết sức, mong may mắn sẽ đến". Chồng chị xót vợ, không muốn vợ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe, nhưng chị Mai nhủ thầm: "Đành phải liều thôi, 35 tuổi rồi còn chờ gì nữa. Nhà có 2 vợ chồng, cô đơn quá". Giống như chị, biết bao trường hợp dấn thân vào hành trình mới đầy gian nan và thử thách chỉ vì mong có một mụn con.
Chị bước vào hành trình kích trứng. Ngày hai mũi thuốc đều đặn, đúng giờ. Sợ kim tiêm là vậy, mỗi lần chích thuốc mắt nhắm nghiền, hai tay nắm chặt. Có lần, chị chích xong ngồi ôm bụng không đi nổi vì thuốc tiêm vào buốt đến tận xương sống. Sau khoảng mười lăm ngày, người chị cũng đầy vết kim ở tay, ở xung quanh rốn và mông. Nhưng nhìn những người mẹ khác vác bụng to tướng đến khám thai, kể chuyện em bé trong bụng là con quý, do bác sĩ mát tay mà thành, chị cứ thế há hốc miệng nghe, học hỏi kinh nghiệm và ấp ủ hy vọng.
Thế rồi chỉ với một phôi ngày 5 rất tốt, còn lại là trung bình và xấu, ngay lần chuyển phôi đầu tiên chị đã có thai. Nhưng đúng như lời bác Hoàng nhận định, hành trình mang thai của chị quá vất vả.
3 tháng đầu dọa sảy, hàng tuần chị đều phải sang viện để tiêm thuốc giữ thai. Chị xin nghỉ việc luôn từ ngày đấy. Đến tháng thứ 8, bác sĩ Nguyễn Hiền Lê - Trưởng khoa phụ sản - thông báo chị bị rau tiền đạo, cổ tử cung ngắn. Thấy vậy chị xin nhập viện luôn. Rồi đến 37 tuần, nước ối giảm, thai không lên cân, chị được chỉ định mổ lấy thai. Chị còn nhớ, hôm ấy 2 vợ chồng khá căng thẳng, nhưng khi bác Lê bảo: "Bạn ấy không tăng cân thì cho bạn ấy ra ngoài nuôi cho mau lớn".
Suốt cuộc mổ chị được gây mê không biết gì, đến khi tỉnh dậy thì được bác Lê thông báo là chị đã sinh một bé gái khỏe mạnh, rất dễ thương. Bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, cho biết nhau tiền đạo trung tâm đối với sản phụ mang thai vô cùng nguy hiểm, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ và lúc chuyển dạ. Bình thường bánh nhau bám ở đáy tử cung. Còn nhau tiền đạo là bánh nhau nằm ngay cổ tử cung, án ngữ trước lối ra của thai nhi. Trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai. Trong quá trình mổ, sản phụ mất rất nhiều máu, có khi gây tử vong. "Tôi đã trổ hết ngón nghề trong ca mổ vì ca của chị Ngọc Bích là ca khó", bác sĩ Lê cười hiền từ nhớ về hôm ấy.
Hơn một tháng sau khi sinh, chị Nguyễn Thị Ngọc Bích vẫn còn cảm thấy bàng hoàng khi được nghe kể lại về cuộc vượt cạn đầy nguy hiểm của mình. Nếu không được mổ bởi bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, xử lý nhanh các biến cố, khó có thể giúp chị vượt cạn bình an, mẹ tròn con vuông.
Giờ con gái chị - bé Nguyễn Gia Linh - đã gần 6 tháng tuổi. Mấy hôm nữa đưa đến lịch đưa bé sang viện Tâm Anh tiêm phòng. Chia sẻ với chị em đang làm IVF, chị cười nói:" Các mẹ hãy lạc quan lên, tin tưởng vào bác sĩ, chắc chắn con sẽ về thôi".