Hạnh nhân: Theo Trường Y tế Harvard, Mỹ, hạnh nhân cung cấp chất béo không bão hòa đơn, vitamin E, mangan, magie và protein thực vật.
Ăn hạnh nhân có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sự cân bằng của axit béo trong máu và giảm tổn thương tế bào dẫn đến bệnh tật, trong đó có ung thư.
Hạnh nhân: Theo Trường Y tế Harvard, Mỹ, hạnh nhân cung cấp chất béo không bão hòa đơn, vitamin E, mangan, magie và protein thực vật.
Ăn hạnh nhân có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sự cân bằng của axit béo trong máu và giảm tổn thương tế bào dẫn đến bệnh tật, trong đó có ung thư.
Hạt quả óc chó: Loại hạt này chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn và omega-3 tốt cho tim. Chất béo, protein, vitamin E, khoáng chất và chất phytochemical có thể chống viêm liên quan bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Quả óc chó cũng chứa nhiều năng lượng, lượng calo cao có thể giúp no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân.
Hạt quả óc chó: Loại hạt này chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn và omega-3 tốt cho tim. Chất béo, protein, vitamin E, khoáng chất và chất phytochemical có thể chống viêm liên quan bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Quả óc chó cũng chứa nhiều năng lượng, lượng calo cao có thể giúp no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân.
Hạt hồ trăn (hạt dẻ cười): Đánh giá năm 2016 của Trường Đại học Alabama, Mỹ, dựa trên 70 nghiên cứu, chỉ ra chất proanthocyanidin trong hạt hồ trăn có thể ức chế sự phát triển khối u da do bức xạ UV thông qua kích hoạt chức năng của hệ thống miễn dịch. Chất này có khả năng ức chế viêm, sửa chữa DNA bị tổn thương và kích thích hệ thống miễn dịch nên góp phần ngăn ngừa ung thư da.
Hạt hồ trăn (hạt dẻ cười): Đánh giá năm 2016 của Trường Đại học Alabama, Mỹ, dựa trên 70 nghiên cứu, chỉ ra chất proanthocyanidin trong hạt hồ trăn có thể ức chế sự phát triển khối u da do bức xạ UV thông qua kích hoạt chức năng của hệ thống miễn dịch. Chất này có khả năng ức chế viêm, sửa chữa DNA bị tổn thương và kích thích hệ thống miễn dịch nên góp phần ngăn ngừa ung thư da.
Đậu: Đậu tây, đậu cúc, đậu đen... giàu protein thực vật, khoáng chất, vitamin B, K có lợi cho sức khỏe. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ và polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa làm giảm viêm nhiễm - nguyên hân dẫn đến bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường.
Isoflavone trong đậu nành có tác dụng ức chế tế bào ung thư vú phát triển và có thể gây ra apoptosis (chết tế bào theo chương trình trong cơ thể) ở tế bào u vú ác tính.
Đậu: Đậu tây, đậu cúc, đậu đen... giàu protein thực vật, khoáng chất, vitamin B, K có lợi cho sức khỏe. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ và polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa làm giảm viêm nhiễm - nguyên hân dẫn đến bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường.
Isoflavone trong đậu nành có tác dụng ức chế tế bào ung thư vú phát triển và có thể gây ra apoptosis (chết tế bào theo chương trình trong cơ thể) ở tế bào u vú ác tính.
Hạt bí đỏ: Nghiên cứu năm 2022 của Trường Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc và một số đơn vị, cho thấy các chất dinh dưỡng gồm kẽm, phốt pho, magie, kali, selen trong hạt bí đỏ có tác dụng chống viêm.
Ăn hạt bí đỏ thường xuyên giảm khả năng mắc bệnh mạn tính do viêm nhiễm như bệnh tim, ung thư, viêm khớp dạng thấp.
Hạt bí đỏ: Nghiên cứu năm 2022 của Trường Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc và một số đơn vị, cho thấy các chất dinh dưỡng gồm kẽm, phốt pho, magie, kali, selen trong hạt bí đỏ có tác dụng chống viêm.
Ăn hạt bí đỏ thường xuyên giảm khả năng mắc bệnh mạn tính do viêm nhiễm như bệnh tim, ung thư, viêm khớp dạng thấp.
Hạt cần tây: Theo đánh giá năm 2017 của Viện Hàn lâm khoa học Nga và một số đơn vị, dựa trên 156 nghiên cứu, chất luteolin có trong các loại gia vị như hạt cần tây, húng tây làm giảm nguy cơ ung thư da.
Tiêu thụ gia vị như hạt cần tây, hạt tiêu, rau mùi (ngò)… có thể làm giảm hoặc loại bỏ các tác động của các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm và từ môi trường.
Hạt cần tây: Theo đánh giá năm 2017 của Viện Hàn lâm khoa học Nga và một số đơn vị, dựa trên 156 nghiên cứu, chất luteolin có trong các loại gia vị như hạt cần tây, húng tây làm giảm nguy cơ ung thư da.
Tiêu thụ gia vị như hạt cần tây, hạt tiêu, rau mùi (ngò)… có thể làm giảm hoặc loại bỏ các tác động của các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm và từ môi trường.
Mai Cat (Theo Very Well Health)
Ảnh: Freepk
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |