Qua những tháng đầu tiên triển khai Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168 của chính phủ, ý thức chấp hành luật giao thông của người Việt đã có những chuyển biến rõ rệt. Việc tăng nặng mức xử phạt, kết hợp áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe đã bước đầu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những dấu hỏi về ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt trong những ngày đón Tết. Theo Cục CSGT Bộ Công an, lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý 4.814 lái xe, tạm giữ hơn 2.300 phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông chỉ trong ngày mùng Ba Tết. Tình trạng vượt đèn đỏ, tự ý chen lấn, đi lên vỉa hè, hay dừng xe sai quy định vẫn diễn ra bất chấp mức phạt nặng.
Tất cả những con số đó cho thấy ý thức lái xe của người dân vẫn còn chưa cao. Do đó, tôi cho rằng, tăng mức tiền xử phạt vi phạm giao thông là cách nhanh nhất để giúp người dân có ý thức chấp hành pháp luật hơn, cũng như góp phần giúp phòng tránh tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.
>> 'Tiền phạt nặng làm lộ ra nhiều người lái xe không hiểu luật'
Thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng mức phạt giao thông mới theo Nghị định 168 có phần có nặng tay, gây sốc cho nhiều người. Tuy nhiên, tôi nghĩ chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định số 168/2024/NĐ-CP là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, bởi chế tài nghiêm khắc sẽ có tính chất răn đe phòng ngừa tốt hơn.
Kết hợp với việc tăng cường xây dựng hạ tầng giao thông, ứng dụng công nghệ vào điều hành, xử lý vi phạm giao thông, tăng cường các biện pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, tôi tin chúng ta sẽ xây dựng được văn hóa giao thông ngày càng văn minh, lành mạnh.
- Bị phạt vì đi xe máy lên vỉa hè nhưng đổ lỗi tại ôtô
- Hành trình 10 ngày đóng tiền phạt nguội vi phạm giao thông
- Vất vả hơn khi qua giao lộ để tránh bị phạt
- 'Rùa bò' qua ngã tư bỏ đếm giây đèn giao thông
- Vi phạm đầy đường Hà Nội dù tăng nặng mức phạt
- 'Phạt cảnh cáo với người vi phạm giao thông lần đầu để tránh gây sốc'