Ở Việt Nam hiện nay, nhiều kênh đầu tư khác đang được xem là có sức hút hấp dẫn hơn vàng với tỷ lệ sinh lời lớn như chứng khoán, Bitcoin, bất động sản... Trong khi chứng khoán đang có chuỗi tăng liên tiếp bốn phiên, với kỷ lục mới lên 1.444,27 điểm; Bitcoin cũng tăng gần 20.000 USD trong tháng qua; bất động sản không hề có dấu hiệu đi xuống, thậm chí còn tăng giá đều dù trong đại dịch... rõ ràng vàng đang ngày càng thất thế trong danh mục đầu tư của người Việt.
Bên cạnh đó, chệnh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quá lớn cũng tạo nên tâm lý e ngại của những nhà đầu tư. Lý giải về thực trạng vàng có bị người Việt "thất sủng" so với chứng khoán, Bitcoin, độc giả Binhminhnguyen2304 cho rằng:
>> 'Mua vàng lúc này rủi ro hơn chứng khoán'
Báo cáo "Xu hướng nhu cầu vàng quý III năm 2021" do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) vừa công bố cho biết, người tiêu dùng Việt Nam chỉ tiêu thụ một tấn đồ trang sức bằng vàng trong quý vừa qua, giảm 50% so với quý III/2020. Cùng với đó, tiêu thụ vàng miếng và xu vàng cũng chỉ đạt hai tấn, cũng giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với xu hướng đi lên của thị trường thế giới, mỗi lượng vàng SJC tăng 1,6 triệu đồng trong tháng 10, từ 56,85 triệu lên 58,45 triệu đồng. Một số thời điểm con số này lên đến hai triệu đồng khi giá vàng được SJC đẩy lên vùng đỉnh trong năm là 58,8 triệu đồng. Mỗi lượng vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 9,3 triệu đồng. Mức chênh lệch được giữ ổn định trong tháng, trừ một số phiên giá vàng trong nước tăng bất chấp thị trường kim loại quý thế giới đi xuống dẫn đến chênh lệch lên gần 10 triệu đồng. Điều này càng làm tăng thêm tâm lý e ngại của người Việt khi đầu tư vào vàng.
Bạn có đồng tình với quan điểm trên?
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.