Tôi đã mang thai ngoài tử cung thoái triển và mới xét nghiệm beta HCG xuống còn 2.63. Vậy tôi cần làm gì trong kế hoạch mang thai sắp tới. Hiện tôi cần ngừa thai bao lâu để chuẩn bị thụ thai lại?
Chào bạn,
Khi mang thai ngoài tử cung tức là phải có một bất thường gì đó trên đường đi của ống dẫn trứng. Đối với trường hợp thai ngoài tử cung ngừng phát triển thì không cần phải điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, thai nhi sẽ từ từ thoái triển và tiêu đi. Câu hỏi đặt ra là, liệu vòi trứng sau khi không mổ xẻ hay chích thuốc gì thì có thông lại bình thường để chúng ta lại có một thai kỳ bình thường - thai nhi nằm trong tử cung hay không.
Câu hỏi của bạn rất khó nếu không có động thái thăm dò. Chẳng hạn như nếu bạn có tiền sử bị viêm nhiễm phụ khoa, từng mổ thai ngoài tử cung hoặc từng bị các bệnh lý về ống dẫn trứng như áp xe phần phụ, viêm sinh dục, lạc nội mạc tử cung... thì cần được đánh giá lại tình trạng vòi trứng cũng như toàn bộ cơ quan sinh dục bằng phương pháp nội soi ổ bụng. Trong trường hợp bạn có tử cung và hai vòi trứng hoàn toàn bình thường (nếu có tổn thương thì cũng ở mức độ rất nhẹ) thì chỉ cần giữ nguyên vòi trứng để có thai trở lại. Ngược lại, nếu vòi trứng có tổn thương rất nặng (độ 3, 4) hay tại đây có những khối ứ dịch rất lớn, bị nhiễm trùng... thì nguy cơ thai ngoài tử cung một lần nữa là rất lớn. Trường hợp này, bạn không nên trông cậy vào việc mang thai một cách tự nhiên nữa mà nên tìm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Trước mắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp ngừa thai như bao cao su, viên tránh thai kết hợp... trong khoảng 1 - 2 chu kỳ kinh, sau đó tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để có kế hoạch mang thai trở lại.
Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại TP HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Cha và mẹ đều bị bệnh Thalassemia thì làm sao để sinh con bảo đảm không bị bệnh? Do em sinh bé đầu một tuổi đã mắc bệnh u ác nên em khá lo lắng cho lần mang thai sắp tới ạ. Mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ.
Chào chị,
Đầu tiên chúng ta phải biết bản chất u ác là gì thì mới dự đoán được khả năng lặp lại ở bé sau. Về phía bệnh lý Thalassemia, chúng tôi cần biết vợ chồng chị thuộc thể nào của Thalassemia, cùng là alpha Thalassemia hay cùng là beta Thalassemia, vì ảnh hưởng của hai thể Thalassemia này trên thai là khác nhau. Trong trường hợp hai anh chị mang thể Thalassemia có thể gây cho em bé thiếu máu nặng. Thì có những giải pháp sau:
- Thụ tinh nhân tạo hỗ trợ sinh sản. Sau đó làm sinh thiết phôi để xem phôi này có mang gen gây Thalassemia mà gây ra thiếu máu nặng hay không. Từ đó mình chọn lọc những phôi khỏe mạnh để đưa vào buồng tử cung.
- Có thai tự nhiên. Sau 12 tuần, có thể làm sinh thiết gây nhau, hoặc tới 16 tuần làm chọc ối để xác định em bé trong bụng có mang gen gây thiếu máu nặng hay không.
- Xin tinh trùng, hoặc sinh trứng nếu trong trường hợp hai anh chị mang hai loại Thalassemia mà có thể kết hợp với nhau, gây ra thiếu máu nặng trên bào thai.
Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, xin mời anh chị đến với bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn một cách rõ ràng hơn.
Em sinh bé trai đầu tiên năm 2016, em bị tiền sản giật nên phải sinh mổ ở tuần 35. Cân nặng lúc sinh của bé chỉ được 2 kg. Ngoài ra, bé còn bị lỗ tiểu thấp. Hiện em đang mang bầu bé thứ hai được 8 tuần. Em mong các bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt... để tránh bị ...
Chào Ngọc Thu!
Bởi vì tiền sử em đẻ 35 tuần, con 2 cân như vậy là một trong những cái biến chứng của tiền sản giật là ảnh hưởng đến sự chậm phát triển của con, cho nên em phải mổ đẻ và đình chỉ lúc đó, con em bị thai chậm phát triển trong tử cung. Lần này thai 8 tuần thì em nên thăm khám sớm để bác sĩ tư vấn, theo dõi, quản lý thai cũng như tư vấn chế độ ăn uống phù hợp cho em. Ngoài ra, trong quá trình quản lý thai, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm thăm dò để có thể dự phòng sớm tiền sản giật.
Chúc chị sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Con tôi mỗi lần bị sốt thì thóp trước tráng phồng lên. Sau khi hạ sốt thì xẹp xuống lại. Như vậy có nguy hiểm không? Bé vẫn uống sữa bình thường, chỉ khóc và mệt do sốt cao, khan tiếng, chảy mũi nước. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Chào bạn,
Con bạn khi sốt, thóp trước phồng lên mà vẫn tỉnh táo, không quấy khóc, không nôn chớ, mắt vẫn tinh nhanh, hết sốt lại xẹp xuống thì bạn không quá ngại. Tuy nhiên bạn có nói con bạn có khóc và mệt do sốt cao thì bạn không nên chủ quan, bạn vẫn nên mang con đi khám để bác sĩ loại trừ con bạn bị viêm nhiễm trong màng não hay không vì dấu hiệu này chỉ có các bác sĩ có kinh nghiệm mới có thể phát hiện được trong những trường hợp không điển hình.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Em đang ở tuần thai thứ 18, em nên làm xét nghiệm gì sắp tới để kiểm tra sức khỏe thai kỳ ở những lần khám tiếp theo không? Trước đó em đã làm double test và tripple test cho kết quả đều bình thường.
Chào em,
Trong quá trình quản lý thai sẽ được phân ra là khám thai 3 tháng đầu, khám thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong giai đoạn này của em là thai 3 tháng giữa, khi đi quản lý thai thì cần thực hiện một số xét nghiệm thăm dò như xét nghiệm máu, thực hiện siêu âm chẩn đoán hình thái thai lúc 22 tuần cũng như thực hiện các phác đồ để xem có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ không trong giai đoạn này đồng thời em có thể thăm khám để phát hiện những bất thường để được tư vấn chế độ ăn uống, thai kỳ hợp lý.
Chúc chị sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào các bác sĩ. Họ hàng nhà cháu có nhiều trẻ bị dái dầm, có bé đến cấp 3 mới hết. Có đứa tự khỏi, có đứa uống thuốc đông y, tây y, có đứa châm cứu bấm huyệt... Bản thân cháu bị đái dầm đến 10 tuổi. Hai đứa con sinh đôi của cháu đã 4 tuổi cũng vẫn đái dầm, thường thì 1 ...
Chào chị, theo các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiểu dầm ở các lứa tuổi 5 tuổi, 7 tuổi, 10 tuổi lần lượt là 20%; 10%; 5%... và cho đến khi trẻ 15-16 tuổi vẫn còn 1-1,5% trẻ còn tiểu dầm.
Hiện tượng tiểu dầm có thể là bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý thực sự. Vì vậy để có các biện pháp khắc phục tình trạng tiểu dầm, gia đình nên cho bé đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi để tìm được nguyên nhân và sớm giải quyết tình trạng tiểu dầm cho các bé, để không ảnh hưởng đến tâm lý (không tự ti) hoặc điều trị kịp thời nếu thực sự là bệnh lý. Cảm ơn gia đình đã tin tưởng các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúc 2 con mau chóng dứt điểm tình trạng tiểu dầm.
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bé nhà tôi đã 17 tháng tuổi mà chỉ nặng 8,5 cân dài 72 cm. Cháu không chịu ăn cháo mà chỉ uống sữa công thức thôi. Ngày cháu uống 4 bữa mỗi bữa 130 ml. Cháu thiếu nhiều cả về cân nặng và chiều cao. Tôi rất lo lắng tình hình này cháu lớn lên sẽ bị thấp quá. Mong các bác sĩ tư ...
Chào bạn,
Con bạn đã 17 tháng mà cân có 8,7 kg , dài có 72 cm thì quả thực là vừa thấp về chiều cao và cân nặng. Trẻ nếu không phát triển chiều cao và cân nặng tốt có thể do chế độ ăn không khoa học, bệnh lý đường tiêu hóa như không hấp thu được một số loại thức ăn... bệnh lý ngoài cơ quan tiêu hóa như tim, thận...
Ở đây con bạn không ăn dặm, như vậy con bạn sẽ có nguy cơ thiếu các vitamin, muối khoáng, các vi chất, các acid amin thiết yếu, các đạm có nguồn gốc thực vật... Bé cần đi khám để chúng tôi sẽ xem cháu vì sao không chịu ăn dặm, cháu có bệnh gì không nhé.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi! Chúc chị sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bác sĩ cho em hỏi là bé của em khi thai kỳ khi em đi thăm khám thì bị giãn thận, bây giờ bé sinh ra thì có phải đi thăm khám lại hay để bé lớn rồi đi khám ạ? Cảm ơn bác sĩ
Chào bạn,
Bé nhà bạn phát hiện bị giãn đài bể thận trong bào thai thì khi ra đời bắt buộc phải khám lại càng nhanh càng tốt vì giãn đài bể thận là hiện tượng ứ nước ở đài và bể thận, tùy theo ứ nhiều hay ít mà nhu mô thận bị tổn thương khác nhau. Nếu bé giãn nhiều quá thì đôi khi phải can thiệp phẫu thuật. Nếu bé giãn nhẹ thì vẫn có thể theo dõi đều đặn và đôi khi không phải can thiệp gì cả.
Tuy nhiên với giãn đài bể thận, bé cần được kiểm tra xem có bị nhiễm trùng đường tiểu không do tình trạng ứ nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn đọng lại trong đó và dễ sinh sôi gây bệnh. Đặc biệt có những bé bị giãn đài bể thận có luồng trào ngược bàng quang niệu quản thì rất hay bị nhiễm trùng đường tiểu. Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu mà không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới nhu mô thận, có những trường hợp để lại sẹo thận gây tăng huyết áp và thậm chí suy thận sau này.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Con cháu lúc ba tuổi đã hết đái dầm, nhưng hai tháng gần đây cháu lại bị lại, đêm nào cũng đái dầm một lần. Hiện nay, cháu bảy tuổi. Có biện pháp để điều trị dứt điểm không?
Chào mẹ,
Nguyên nhân nổi hạch vùng cổ thì có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là cách hạch lành tính do phản ứng của cơ thể với quá trình viêm nhiễm, các hạch đó trong trường hợp này là bình thường. Theo như mẹ mô tả thì nhiều hạch ở cổ, và ấn vào di động, nếu các hạch mà không to lên theo thời gian thì thông thường là các hạch phản ứng như mô tả ở trên. Để được tư vấn kỹ hơn, mẹ nên đưa con đi khám để các Bác sĩ có thể thăm khám chi tiết tổng thể và đánh giá đầy đủ tính chất của hạch, nếu cần thiết có thể chỉ định một số xét nghiệm.
Chúc mẹ và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, mẹ có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào bác sĩ, em có bé trai gần 5 tháng, newborn 2.9kg, bây giờ 7.3kg, 63-64cm. Bé bú sữa mẹ hút ra. Em có 2 vấn đề muốn nhờ các bác sĩ tư vấn ạ:
1. Từ khi sinh ra đến giờ bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình khóc thét. Ban ngày bé ngủ rất ít, phải bế ru ngủ trên tay, ...
Xin chào bạn,
Bé của bạn 5 tháng lúc sinh 2,9 kg, hiện tại 7,3 kg. Xét về điểm cắt ngang so trên biểu đồ tăng trưởng, bé hoàn toàn bình thường về cân nặng, nhưng đánh giá các chỉ số tăng trưởng chúng tôi cần theo dõi dọc em bé. 3 tháng gần đây bé tăng 1,3 kg thì việc tăng cân của bé có vấn đề.
Về chiều cao, bạn không cho tôi số liệu lúc sinh bé thế nào, chiều cao của bố mẹ ra sao, và tốc độ tăng chiều cao của từng tháng thế nào chúng tôi mới có kết luận củ thể. Việc trẻ 5 tháng ngủ 8-9 tiếng ban đêm và có thêm 5-6h ngủ bạn ngày và chiều cao của bé tăng tốt thì bạn không cần lo ngại. Bé của bạn ngủ không sâu giấc, hay giật mình là do có thể bé thiếu melatonin trong não bộ, hoặc thiếu một số acid amin như tryptophan, thiếu vi chất, thiếu canxi, hoặc một số trẻ căng thẳng mệt mỏi, phòng ngủ ồn ào, ánh sáng nhiều, hoặc thay đổi môi trường ngủ, hay thay đổi người chăm sóc.
Việc bổ sung vitamin D hàng ngày với liều bổ sung 400 UI hàng ngày được khuyến cáo cho tất cả các bé đến lúc 18 tháng tuổi. Nhưng bạn nên đưa bé đến khám với bác sĩ để xác định chính xác vấn đề của bé. Phản ứng biếng ăn sau khi tiêm vắc xin 6trong1 có thể gặp, tuy không phổ biến, nhưng việc này thường kéo dài vài ngày.
Bé nhà bạn 2 tháng, bạn không cho chúng tôi thêm thông tin dự kiến sinh bé là ngày bao nhiêu và bé bao nhiêu tuần tuổi, vì chúng tôi có thể dự báo tuần khủng hoảng của bé, các bé 8 tuần tuổi hay rơi vào tuần khủng hoảng biểu hiện bé trở nên khó ăn khó ngủ và sau đó bé hoàn toàn bình thường, tăng trưởng chiều cao cân nặng bình thường. Bé của bạn 3 tháng gần đây tăng 1,3 kg là tăng không thích hợp bé cần được đưa đến thăm khám để tìm nguyên nhân bạn nhé.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.
Em năm nay 36 tuổi, đã mổ basedow, hiện tại sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, kinh nguyệt của em rất ít, chỉ có 1,2 ngày, lượng ra rất ít, chỉ dùng băng vệ sinh hàng ngày. Điều đó có ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và sức khỏe sinh sản không? Em cảm ơn.
Xin chào bạn, bé của bạn 5,5 tháng hiện 7,7 kg, vậy xét một điểm đánh giá cắt ngang trên biểu đồ tăng trưởng bé có cân nặng rất tốt. Việc bổ sung ăn dặm theo tổ chức y tế thế giới là 6 tháng, tuy nhiên bé 5,5 tháng ắn sữa không đủ chúng trước ăn có thể cho bé ăn dặm.
Nguyên tắc ăn dặm lúc đầu bạn nấu loãng và không nêm gia vị, và cho bé ăn ít thôi chừng 20-30 ml là được, nếu bé ăn ít hơn cũng không sao. Việc một tuần nay bé tự dưng biếng ăn, bạn không cho chúng tôi biết thông tin bé nhà bạn dự kiến sinh là bao nhiêu vì tính tuần tuổi theo dự kiến sinh nếu bé rơi tầm 26 tuần bé có thể có tuần khủng hoảng sinh lý, bé hay quây và biếng ăn, và sau đó bé lại trở về bình thường không cần can thiệp gì. Nhưng nếu việc đó kéo dài hơn bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ vì nếu bạn căng thẳng với việc bé biếng ăn sẽ dễ làm bé từ biếng ăn sinh lý trở lên biếng ăn tâm lý, hoặc nếu bé còn biếng ăn các bác sĩ sẽ thăm khám tìm nguyên nhân khác có thể làm bé biếng ăn như bé bị trào ngược dạ dày thực quản, hay bé bị viêm tai giữa, dị ứng sữa...
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi, chúc bé của bạn hay ăn chóng lớn.
Con em gần 5 tuổi cao 93cm nặng 12,5 kg. Cháu đang bị suy dinh dưỡng, cháu lười ăn và hấp thụ kém đã thử nhiều cách và nhiều loại thuốc hỗ trợ nhưng tình hình không cải thiện. Mong bác sĩ tư vấn cách hỗ trợ cải thiện cân nặng và chiều cao cho cháu. Cảm ơn bác sĩ.
Chào anh, theo biểu đồ tăng trưởng thì con anh đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân mức độ trung bình - nặng. Nguyên nhân gây thấp còi ở trẻ có thể do trẻ biếng ăn, hoặc do có các bệnh lý tiềm ẩn của đường tiêu hóa hay bệnh mạn tính của một cơ quan nào đó mà gia đình chưa phát hiện ra. Bên cạnh đó, thấp còi có thể do trẻ bị sinh non hay nhẹ cân khi sinh, do các vấn đề về gen di truyền và nội tiết...
Vì vậy, anh nên cho con đi khám các bác sĩ chuyên khoa nhi để cung cấp thêm các thông tin như ngày sinh chính xác của trẻ, tình trạng lúc đẻ của trẻ, quá trình tăng trưởng cũng như các bệnh lý trẻ gặp phải trong 5 năm qua để tìm ra chính xác thời điểm trẻ chậm trưởng, chiều cao cân nặng của bố mẹ hay anh chị em của trẻ, sở thích ăn uống và nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ, đồng thời trẻ sẽ được thăm dò thêm về các xét nghiệm dinh dưỡng, nội tiết để tìm ra nguyên nhân gây thấp còi và có được phương pháp điều trị phù hợp.
Cảm ơn gia đình đã tin tưởng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúc con sớm đạt được sự tăng trưởng tốt nhất. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Cháu năm này 15 tuổi. Cháu bị bệnh đái dầm vào ban đêm từ nhỏ đến giờ vẫn chưa khỏi. Mong chuyên gia giúp cháu ạ.
Chào cháu,
Trẻ em đến 5 tuổi là trong não vùng dưới đồi đã tiết đủ hormon vasopressin sau đó được tích lũy tại vùng thùy sau tuyến yên nên gần như lúc đó trẻ không còn tiểu đêm nữa. Nên cháu đã 15 tuổi thì không còn gọi là tiểu dầm sinh lý nữa mà cần đi khám.
Cháu có uống nước đêm không? Cả ngày tiểu bao nhiêu ml? Cháu cần cho chúng tôi biết thông tin này để loại trừ tiểu đêm do bệnh thận mạn. Trong gia đình cháu có ai bị tiểu dầm không? Từ ngày bé tới giờ có lúc nào cháu không tiểu dầm không? Thường nếu chúng tôi loại trừ cháu không bị bệnh thận mạn hoặc không bị các bệnh khác ví dụ đái tháo nhạt, bệnh lý ống thận... rồi thì cháu có thể điều trị bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
- Dùng đồng hồ báo thức hoặc dùng hormon. Trước hết cháu cần hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
+ Dùng đồng hồ báo thức được, nếu sau 3 tháng không cải thiện thì cháu cần đi khám. Đồng hồ báo thức là cháu được dùng một loại dụng cụ có 2 phần: 1 phần gắn với quần lót (có phần cảm nhận với độ ẩm nên khi cháu chỉ cần có 1 giọt nước ra quần là máy sẽ báo động) 1 phần là chiếc loa. Khi cháu nghe tiếng loa kêu sẽ thức giấc và sau 3 tháng trẻ tạo được phản xạ cứ nước tiểu chảy ra quần là trẻ thức giấc và tự dậy đi tiểu.
Nhược điểm của phương pháp này là:
+ Nếu mùa hè để nóng quá, cháu chảy mồ hôi nên bộ nhận cảm có thể kêu nhầm;
+ Khi loa kêu sẽ làm người ngủ cạnh cũng thức giấc;
+ Nếu cháu không tỉnh ngủ hẳn khi loa kêu mà bố mẹ thức dậy giúp cháu và cháu vẫn mơ màng thì lúc đó dùng đồng hồ sẽ không hiệu quả
+ Không có tác dụng nhiều nếu cháu có đêm ướt (tiểu dầm), đêm khô (không tiểu dầm). Dùng hormon điều trị cũng là phương pháp điều trị cải thiện khá tốt với những trẻ không cải thiện với dùng đồng hồ báo thức.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi có bác sĩ chuyên khoa thận nhi. Nếu không đỡ, cháu có thể qua bác sĩ khám và điều trị! Chúc cháu thành công. Cảm ơn cháu đã tin tưởng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi!
Bác sĩ ơi, con gái em 6.5 tuổi mà nặng 18.5 kg, cao 115cm. Mỗi bữa con chỉ ăn được 1/3 bát cơm, uống rất ít sữa. Bé vận động và phát triển bình thường, sức đề kháng tốt, 3 năm nay chưa phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho em xin lời khuyên để con em tăng cân và tăng chiều cao với ạ.
...Chào bạn!
Trường hợp của bạn đã mổ basedow và hiện tại tình trạng ổn định. Vậy không biết bạn có nguyện vọng sinh con tiếp không? Trong trường hợp bạn có nguyện vọng tiếp tục sinh con và quan tâm đến tình trạng sức khỏe sinh sản, bạn nên thăm khám và theo dõi đồng thời với bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết để được tư vấn, chỉ định thăm dò một cách chính xác nhất.
Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858 để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bé nhà em được năm tháng, mẹ cháu vẫn đủ sữa nhưng cháu ăn rất ít, trung bình mỗi ngày chỉ được khoảng 400 ml. Em muốn hỏi có nên tập cho bé ăn thêm sữa công thức không? Em xin cảm ơn.
Chào bạn,
Bé nhà bạn được 5 tháng, mẹ đủ sữa nhưng bé ăn rất ít, cả ngày chỉ có 400 ml, nếu duy trì lâu dài là không tốt. Bởi vì bé 5 tháng, năng lượng dinh dưỡng cung cấp hoàn toàn từ sữa và nhu cầu của bé tối thiểu ở mức 700-800 ml một ngày. Hiện nay, bé chỉ mới đạt khoảng nửa lượng sữa bé cần. Bạn không đưa ra thông tin về thời gian bé bắt đầu ăn ít. Bé ăn ít như vậy sẽ ảnh hưởng đến tình trạng chiều cao cân nặng của trẻ cũng như là sự phát triển toàn diện lâu dài của bé.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu dinh dưỡng giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất, trí tuệ, hệ miễn dịch... của bé sau này. Bạn vẫn đủ sữa nhưng bé ăn ít là bé biếng ăn, còn bạn thấy đủ sữa thì không nhất thiết phải bổ sung thêm sữa công thức, vì sữa mẹ vẫn đủ cung cấp cho bé. Vấn đề chính là biếng ăn, ăn ít và giải quyết biếng ăn.
Đầu tiên, bạn nên cho bé đi khám tổng quát đánh giá toàn thể tình trạng sức khỏe của bé cũng như tìm ra nguyên nhân xem có thể do bệnh lý về sức khỏe như tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng, tim mạch... hay tình trạng thiếu vi chất nào đó gây ra biếng ăn cho trẻ hay không.
Ngoài ra, bạn nên tạo sự gần gũi, thân mật ấm áp giữa mẹ và bé mỗi khi bú bằng những cái hôn trìu mến vào tay, chân hoặc nói chuyện với bé. Bạn không cáu gắt, nói lớn tiếng khi bé 5 tháng đang bú vì như vậy có thể làm bé sợ và bú ít. Cho bé bú nhiều lần theo nhu cầu của bé. Cho bé 5 tháng ít bú ngủ đủ giấc, không đánh thức bé dậy giữa chừng để bú, vì làm vậy sẽ khiến các bé khó chịu.
- Thay đổi tư thế: đổi cách bế cho bé 5 tháng ít bú hoặc cho bé bú ở nơi yên tĩnh, hơi tối một chút, tạo cho cả bé và mẹ sự dễ chịu nhất.
- Tạo thói quen bú cho bé 5 tháng ít bú: Chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày nên cho bé ti mẹ trực tiếp, tránh để bé quá đói rồi mới cho bú. Khi bé đã bú đủ, mẹ không nên cố ép bé bú thêm sẽ dễ gây nôn trớ.
Khi bé bú mà sữa mẹ ra quá nhiều mẹ nên dùng hai ngón tay đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm lượng sữa chảy ra. Nếu sữa mẹ còn quá nhiều, bạn có thể vắt bớt ra bình sữa để cho con uống sau đó. Mẹ nên chú ý chế độ ăn làm sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng cũng phải hạn chế uống rượu, chất kích thích hay ăn những gia vị quá đậm, quá nặng mùi cũng ảnh hưởng đến sữa mẹ khiến sữa có mùi.
Chúc bé nhà bạn mau cải thiện. Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn sau. Thân ái!
Bé nhà em hiện hơn 16 tháng, 13,5 kg, bé hiện ăn, ngủ tốt. Tuy nhiên trong giấc ngủ, bé hay bị tỉnh dậy và ho khan, có khi còn gây chớ, ho kiểu như cào họng ra. Bé bị vậy có phải triệu chứng của trào ngược không ạ? Em có cho bé uống thuốc trào ngược nhưng chỉ đỡ được vài hôm là ...
Xin chào bạn, bé 16 tháng 13,5 kg là bụ bẫm. Trong giấc ngủ, bé hay bị tỉnh dậy, ho khan có khi trớ, ho kiểu như cào họng ra, rất nhiều khả năng bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng bé cũng có thể có thêm viêm phế quản hay viêm tai giữa kèm theo. Việc điều trị phải được đưa ra sau khi thăm khám cụ thể đánh giá toàn diện. Vì vậy, bạn nên đưa bé tới thăm khám với bác sĩ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Con em được 4 tháng, em có thể đưa bé đi bơi bể bơi công cộng cùng ba mẹ không ạ? Bế bơi trong nhà được quảng cáo ít người, sử dụng công nghệ ion không hoá chất, nhiệt độ duy trì 26-32 độ C. Nếu chưa được thì tầm nào em có thể đưa bé đi bơi cùng ba mẹ? Em cảm ơn.
Chào bạn,
Bé nhà bạn được 4 tháng. Lứa tuổi này của bé còn khá nhỏ, các "hàng rào" bảo vệ cơ thể như da, đường tiêu hóa, hệ miễn dịch còn khá non yếu. Bạn muốn cho bé đi bơi vì các lợi ích của môi trường nước cho bé. Tuy là tập bơi từ độ tuổi sơ sinh sẽ giúp phát triển những hoạt động thể chất về sau này, nhưng bác sĩ quan ngại về sự an toàn của bé khi ra bể bơi công cộng. Tuy chất lượng bể bơi như bạn mô tả là được "quảng cáo" khá tốt, nhưng thực sự những môi trường công cộng nhiều người, nhất là nước bể bơi chỉ sử dụng công nghệ khử khuẩn chứ thực sự các bể bơi sẽ không thể thay nước được hàng ngày.
Việc cân nhắc sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ có vẻ như nguy cơ nhiễm virus, nhiễm trùng, thậm chí là nấm và các mầm bệnh khác, với một cơ thể yếu ớt như bé 4 tháng nhà bạn cao hơn lợi íc, chưa kể các nguy cơ về tai nạn như đuối nước. Bạn có thể lựa chọn việc ở nhà, dùng bể bơi phao hoặc bồn tắm to với các biện pháp đảm bảo an toàn tránh đuối nước, nguy cơ sặc và giữ nhiệt độ ấm ổn định. Tại nhà, bạn cũng có thể cho bé thấy các lợi ích trong bơi lội.
Chúc mẹ và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng
Bé nhà tôi 9 tuổi mà đêm vẫn đái dầm 2-3 lần có phải do chức năng thận kém không?
Chào anh/chị,
Để làm rõ vấn đề của bé, gia đình cần tìm hiểu trẻ đã có thời điểm nào không tiểu dầm kéo dài trên 6 tháng liên tiếp hay chưa? Tiểu dầm ở trẻ lớn có nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn đường tiểu, do thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng (trẻ ngủ muộn mà trước khi đi ngủ không đi vệ sinh; trẻ uống nhiều nước vào buổi tối nhất là trước khi ngủ; trẻ sợ bóng tối không dám dậy đi tiểu...) hoặc do các căng thẳng về tâm lý làm ảnh hưởng đến giấc ngủ gây ra hiện tượng tiểu dầm. Nguyên nhân ít gặp hơn có thể do bệnh lý thận hay bệnh lý về não hoặc tiểu đường (uống nhiều, tiểu nhiều)...
Bên cạnh đó, khi trẻ 9 tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy có thể gặp hiện tượng xuất tinh (nếu là trẻ trai). Ngoài ra, có 6% trẻ 9 tuổi còn hiện tượng tiểu dầm. Vì vậy, gia đình nên cho trẻ đi khám các bác sĩ chuyên khoa nhi để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây tiểu dầm ở trẻ và có cách giải quyết triệt để.
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh/chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Hiện tại con em được 3 tuổi, hàng năm khi đến mùa hè bé hay bị mẩn ngứa nên thường xuyên gãi chảy máu. Tình trạng ngứa thường chấm dứt khi thời tiết chuyển sang mát mẻ vào mùa thu đông. Mong bác sĩ tư vấn giúp em vì sao bé lại gặp tình trạng này và làm cách nào để cải thiện ạ.
Xin chào bạn, bé bị mẩn ngứa thường do dị ứng hoặc có thể bị nhiễm giun, nhưng bé nhà bạn bị mẩn ngứa thường xuyên chấm dứt vào tiết trời mát mẻ thì nhiều khả năng bé bị viêm da cơ địa. Bé nên được đến thăm khám với bác sĩ để xác định và được điều trị thích hợp. Vì có một số người viêm da cơ địa nặng còn kèm theo tình trạng dị ứng thức ăn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi, chúc bé của bạn chóng khỏi ngứa. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bà bầu bị ho có uống thuốc ho được không? Nhờ bác sĩ tư vấn.
Chào bạn! Một số thuốc ho có chiết xuất là thảo dược và trong chỉ định của thuốc cũng không có chống chỉ định cho bà bầu nên bạn có thể sử dụng được.
Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!