VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 18/12/2024

Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ: Bé gái nhà em được 3 tuổi, từ ngày mới sinh cháu nổi 1 cục ở trên đầu mà đi khám bác sĩ gọi là bướu sinh lý (hay bướu huyết thanh gì đó). Nguyên nhân mà bác sĩ nêu là do lúc sinh cháu khó khăn nên bị cọ sát với xương chậu của mẹ nên ...

Nguyễn Mạnh Hảo, 36 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Xin chào bạn, thông thường bướu huyết thanh sẽ xuất hiện ngay sau sinh và biến mất sau vài ngày hoặc một số trường hợp lâu hơn có thể 1 tháng. Vậy bướu trên đầu bé của bạn đã 3 tuỏi rùi không hết, bạn nên đưa bé đến thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác bạn nhé, dù bé không bị đau khi sờ vào. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi.

Chúc bạn và bé cùng gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bác sĩ tư vấn giúp em: sẩy thai bao lâu có thể có thai lại ạ?
Tuyết, 29 tuổi, Thái Bình

TS.BS Bùi Thị Phương Nga

Chào chị,

Sẩy thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy theo nguyên nhân mà có thể xảy ra sẩy thai lặp lại hay không.

Chị không nói rỏ về cuộc sẩy thai của chị là ở tuổi thai bao nhiêu? Tự nhiên hay có can thiệp? Có biến chứng sau sẩy thai hay không? Nên bác sĩ có ý kiến tư vấn cơ bản là sau sẩy thai, chúng ta nên chờ thời gian để phục hồi sức khỏe như bù lượng máu mất, ổn định tình trạng nhiễm trùng, rong huyết, viêm nhiễm nội mạc tử cung, vòi trứng... Nếu cuộc sẩy thai hoàn toàn không biến chứng, thì chu kỳ rụng trứng của chị sẽ lặp lại như bình thường ngay chu kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa việc sẩy thai lập lại ở thai kỳ sau thì theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và các Hiệp hội Sản Phụ khoa thì thời gian chờ đợi là từ 3- 6 tháng nhằm mục đích ổn định sức khỏe bà mẹ, chu kỳ rụng trứng, chu kỳ nội mạc tử cung, cũng như chất lượng cơ và niêm mạc tử cung của bà mẹ phục hồi.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi.

Chúc chị có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh

Thân ái.

Thưa các bác sĩ, bé nhà 38 tháng tuổi, bị ho, được bác sĩ chuẩn đoán viêm họng cấp, kê toa augmentin 500/62.5, ngày uống hai lần. Sau 5 ngày uống thì bé đỡ ho đỡ sốt, nhưng tới ngày thứ 6 thì bé lại sốt lại không ho. Đi khám bác sĩ cho đi xét nghiệm, sau đó chuẩn đoán viêm phế quản và ...

Trần Minh Đại, 38 tuổi, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Chào bạn,

Con bạn đã dùng kháng sinh mà đỡ và sau đó 5 ngày lại sốt lại thì bé không còn phải bị bệnh ban đầu nữa mà là đợt bệnh mới. Rất tiếc chúng tôi không được biết các xét nghiệm của đợt sau nên không rõ. Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh từ không nguy hiểm đến nguy hiểm như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, viêm màng não... đều sốt.

Vậy bạn cần đưa con bạn đi khám lại ngay càng nhanh càng tốt, đặc biệt nếu trẻ có các triệu chứng sau như sốt mệt hoặc sốt rét run hoặc sốt khó hạ hoặc sốt quấy khóc hoặc sốt kèm theo các triệu chứng khác như nổi ban... đều phải đến khám ngay lập tức vì đôi khi nó là triệu chứng của những bệnh rất nguy hiểm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi.

Chúc bạn và bé cùng gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Vợ chồng em năm nay 38 tuổi và 35 tuổi, khỏe mạnh, bình thường đã có 2 con, sinh tự nhiên dự kiến 4 năm nữa kinh tế vững vàng sinh thêm cháu nữa. Vậy bác sĩ cho em hỏi, tầm tuổi đó đẻ có an toàn không ạ?
Chánh Văn, 38 tuổi, Bình Dương

TS.BS Bùi Thị Phương Nga

Chào chị,

Thời điểm dự kiến sinh của chị là 39 tuổi, như vậy dự kiến mang thai sẽ là sau 38 tuổi. Ở tuổi nầy thì về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ có một số yếu tố không thuận lợi như chất lượng trứng và số lượng trứng giảm và bệnh lý tử cung có thể xuất hiện (u xơ tử cung, lạc tuyến cơ tử cung, chất lượng cơ và nội mạc tử cung....) hoặc bản thân sức khỏe tổng quát của chị nên có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, giữ thai, hoặc bất thường thai nhi liên quan đến tuồi mẹ...

Ngoài ra có thể gặp một số nguy cơ trong quá trình mang thai như mẹ tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, thai chậm tăng trưởng trong tử cung... hoặc trong cuộc sanh do chất lượng cơ tử cung kém như chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh... Tuy nhiên, nếu chị kiểm tra sức khỏe tổng quát, thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm tốt và chị khám vào thời điểm trước mang thai cho kết quả tốt thì chị vẫn có thể mang thai (ngoại trừ bất thường thai nhi liên quan đến tuổi mẹ..) và lời khuyên cho chị là nên đến khám và tư vấn ngay từ đầu thai kỳ với bác sĩ sản phụ khoa để có sự chăm sóc tốt nhất cho chị và thai nhi.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi.

Chúc chị mang thai an toàn, khỏe mạnh

Thân ái!

Tôi 39 tuổi, có một bé sinh năm 2008. Từ tháng 3/2019 đến tháng 12/2020, tôi bị hư thai 3 lần. Mỗi lần mang thai cách nhau 6 tháng. Hai lần đầu e bị hư do thai lưu, không phát triển khi được 7-8 tuần. Lần gần nhất là tháng 12/2020 khi thai được 22 tuần. Khi đó, bác sĩ chẩn đoán ối ít, nguy ...

Tống Thị Len, 39 tuổi, 95/3 Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP HCM

TS.BS Bùi Thị Phương Nga

Chào chị,

Lời đầu tiên xin chia sẻ nỗi buồn với chị!

Tử cung hai sừng là một dạng bất thường của tử cung mà buồng tử cung bị chia đôi ra một phần hoặc hoàn toàn làm cho nơi chứa thai nhi bị hẹp lại nên có thể gây sẩy thai, sanh non, hạn chế sự tăng trưởng của thai, nhau bám bất thường... Nhưng chị đã mang thai và sanh được 1 lần (không rỏ là sanh đủ tháng hay thiếu tháng?) và tuyến trước không phát hiện được bất thường nầy thì có khả năng là tử cung hai sừng của chị thuộc dạng nhẹ (bán phần).

Đối với 2 lần thai lưu trước lúc thai 7 - 8 tuần thì có thể không liên quan đến tử cung hai sừng mà do nguyên nhân khác, như bất thường nhiễm sắc thể thai nhi, chức năng hoàng thể thai kỳ kém... Lần thứ 3 là thai 22 tuần ối ít, nguy cơ cao tiền sản giật cũng là một dạng khác của thai kỳ nguy cơ, cũng có thể liên quan một phần đến tử cung hai sừng, nhưng sinh non lần này là do tự phát hay do chỉ định y khoa, chị cũng chưa nêu rõ nên sẽ khó tư vấn cụ thể cho chị.

Chị vui lòng lliên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Khi đi khám, chị nhớ mang theo hồ sơ khám thai của các lần trước để các bác sĩ xem xét.

Cám ơn anh chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúc chị và gia đình luôn khỏe mạnh.

Xin bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ một cách cụ thể. Cảm ơn bác sĩ.

Bùi Thị Thu, 27 tuổi, Đà Lạt

TS.BS Bùi Thị Phương Nga

Chào chị,

Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, ngoài việc đảm bảo sự phát triển thai nhi còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống.

Nói chung, năng lượng cung cấp khoảng 2300- 2400kcal/ngày, trong đó phải đầy đủ các thành phần như protein khoảng 85 - 90g protein/ngày có trong các thực phẩm như cá, đậu, trứng, sữa, thịt gà, thịt bò nạc và heo...

Chị nên bổ sung các nguyên tố vi lượng như Magie, selen, i-ốt, kẽm, DHA/EPA, các vitamin nhóm B, C, A và D với liều thích hợp hoặc bổ sung bằng các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, tôm, cá, cua, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ, các loại hạt, đậu...

Sắt nên được bổ sung 30 - 40mg /ngày tùy thể trạng chị để dự phòng thiếu máu, chị có thể dùng bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh...

Acid Folic là quan trọng và nên được cung cấp khoảng 400 - 600ug/ngày bằng thuốc, hoặc qua thức ăn như rau xanh (cải xanh, rau muống...), thịt gia cầm, ngũ cốc...

Để biết chi tiết về chế độ dinh dưỡng phù hợp với chị, xin chị vui lòng liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng thai kỳ của chúng tôi.

Chúc chị và gia đình sức khỏe. Thân ái.

Con em năm nay 3 tuổi rưỡi, nặng 10,5kg. Cháu thường xuyên ngứa, gãi mãi chảy máu để lại vết thâm. Cứ trời nắng lên là cháu lại ngứa nổi như muỗi đốt. Bác sĩ cho em hỏi nên cho bé uống thuốc không hay tắm lá gì theo dân gian không, vì buổi tối cháu gãi nên hay thức dậy khóc. Nhờ bác sĩ ...

Thông Hoàng Minh, 35 tuổi, Yên Thành, Nghệ An

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Xin chào bạn, bé thường xuyên ngứa, nhiều vào buổi tối, trời nắng cháu ngứa nổi nốt như muỗi đốt thì hay gặp nhất là cháu bị viêm da cơ địa, một số khác có thể nhiễm giun. Chúng tôi không có kinh nghiệm về lá dân gian, chúng tôi có những sữa tắm và kem dưỡng dành riêng cho trẻ viêm da cơ địa, và trong một số trường hợp viêm da cơ địa nặng chúng tôi còn tìm thêm liệu trẻ có bị dị ứng thức ăn kèm theo không. Do vậy bạn nên đưa bé đến thăm khám cụ thể để có chẩn đoán và xử trí đúng tình trạng của bé.

Bé 3 tuổi 10,5 kg tức là bé có nhẹ cân, bạn cũng nên đưa bé để đánh giá bé có tình trạng bệnh lý kèm theo hay có vấn đề dinh dưỡng không hợp lí hay không để xử lí kịp thời. Mong bé của bạn hết ngứa hay ăn chóng lớn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi và gửi câu hỏi về chương trình.

Con trai em 4 tuổi. 3 tháng gần đây, cháu hay bị lên lẹo ở mắt, sau mấy ngày tự vỡ, khỏi nhưng rồi lại bị ở bên mắt kia, rùi lại vỡ, khỏi. Tháng sau lại bị lặp lại như vậy. Em đi khám ở bệnh viện, bác sĩ kê thuốc uống để tạo mủ rồi trích, nhưng uống thuốc lẹo tự seo, mấy ...

Trần Hà, 37 tuổi, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Xin chào bạn, bé đã bị lên lẹo nhiều lần, nếu bé bị lần nữa bạn phaỉ đưa con khám với bác sĩ chuyên khoa mắt dùng thuốc tra mắt hoặc trích đúng chỉ định sẽ đạt được hiệu quả tối ưu bạn nhé. Bạn không nên để tự vỡ nhé. Bây giờ bạn nên phòng cho bé không bị lại, bé không nên đư tay dụi chà mắt, đeo kính khi ra đường, hoặc ở những nơi có bụi, nên rửa tay thường xuyên. Chúc bé của bạn không bị lẹo nữa nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi.

Bé gái nhà em 9 tháng 7 ngày tuổi. Khi sinh, bé nặng 2, 8kg, 3 tháng đầu mỗi tháng bé tăng 800 gram. Từ tháng thứ 4, bé tăng 200-300gram, hiện nay nặng 7,1 kg và dài 66,4 cm. Bé ti mẹ hoàn toàn, em đã bắt đầu tập cho bé ăn dặm từ 4,5 tháng tuổi.

Bé bắt đầu ăn thô từ ...

Nguyễn Nguyệt Quế, 38 tuổi, Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn,

Khi bé nhà bạn muốn có được tư vấn về phát triển thì chúng tôi rất cần một biểu đồ tăng trưởng từng tháng về chiều cao và cân nặng của bé từ lúc sinh tới nay. Bạn cũng không cho chúng tôi biết chiều dài lúc sinh của bé là bao nhiêu cm? Tuy nhiên bé 9 tháng rồi mà chiều cao 66,4 cm thì là không ổn tý nào về chiều cao. Từ tháng thứ 4 con bạn đã lên cân không đạt chuẩn nhưng rất tiếc bạn không cho số liệu về chiều cao.

Con bạn ti mẹ hoàn toàn nhưng thực sự chúng tôi cũng không biết bạn nhiều sữa hay ít sữa? Bạn cần cho bé đi khám ngay nhé, chúng tôi cần biết con bạn chậm phát triển chiều cao này là từ bao giờ? có thực sự liên quan tới thiếu dinh dưỡng trong quá khứ hay là có một bệnh gì khác không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi!

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi.

Đẻ mổ em bé sau này thường hay mắc bệnh về họng đúng không, rất cám ơn bác sĩ tư vấn ạ.
Thương, 28 tuổi, Hải Dương

TS.BS Bùi Thị Phương Nga

Chào chị,

Sinh mổ nói chung thường có một số bất lợi cho trẻ hơn là sinh qua ngả âm đạo như là bệnh lý đường hô hấp, nhất là những thai kỳ mổ chủ động trước 39 tuần vì bé sẽ không chịu tác động của những con co tử cung trong khi chuyển dạ để cho phép phổi thai nhi vận động, tăng chất hoạt động bề mặt, dãn nở phế nang và động tác lấy thai qua ngả bụng làm thai nhi không bị ép trong ống sinh sản của mẹ như sinh đường âm đạo nên dịch và chất nhầy trong đường hô hấp của thai nhi bị đẩy ra kém hơn.

Nếu vì lý do y khoa phải mổ lấy thai chị sẽ được các Bs sản khoa và nhi khoa tư vấn trước sinh để phối hợp chăm sóc bé tốt nhất.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi.

Chúc chị có cuộc sanh an toàn, mẹ tròn con vuông

Thân ái.

Con trai em sinh 3,95 kg. Hiện nay, cháu gần 9 tháng nhưng thường đi ngoài phân sống, ăn tốt nhưng không thấy tăng cân. Cháu mới chỉ được hơn 7 kg cao gần 70 cm. Bác sĩ tư vấn giúp em cách để cải thiện sức khỏe cho cháu? Em xin cảm ơn.

haiphongchemical, 28 tuổi, Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Bé của bạn lúc sinh 3,95 kg bây giờ 9 tháng 7 kg như vậy bé tăng trưởng không hợp lý. chúng tôi không hiểu ý bạn nói bé bị cảm miệng và hậu môn là như thế nào, nhưng việc bé đi ngoài phân sống sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của bé. Vậy bạn cần đưa bé đến thăm khám với bác sĩ để tìm hiểu bé có vấn đề sức khoẻ về hệ tiêu hoá như thế nào cũng như vấn đề dinh dương của bé đã thích hợp hay chưa.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Chúc bé của bạn hay ăn chóng lớn.

Dạ thưa bác sĩ, mang thai những tháng cuối có nên ăn dứa để cho nhanh chuyển dạ không ạ?
Nguyên, 30 tuổi, Quảng Nam

TS.BS Bùi Thị Phương Nga

Chào chị,

Thai kỳ vào chuyển dạ khi thai đủ tháng là theo cơ chế sinh lý tự nhiên, do đó có một số thai kỳ không giữ được (sẩy thai, sanh non...) là do có một số yếu tố tác động vào cơ chế khởi phát chuyển dạ tự nhiên (nội tiết, nhiễm trùng, bệnh lý mẹ và thai, thuốc, thức ăn...), hoặc một số tác động cơ học làm cho sự bảo vệ thai kỳ không hoàn chỉnh (dị dạng tử cung, bất thường cổ tử cung, tử cung to, đi lại nhiều...).

Dứa là loại trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có chứa men Bromelain gây phân hủy protein có thể gây xuất huyết và thay đổi cổ tử cung, co thắt tử cung trong thai kỳ. Nếu ăn dứa để cuộc chuyển dạ xảy ra thì đòi hỏi lượng đưa vào phải nhiều, có thể lên đến 7-10 trái cùng một lúc (theo Viện Y học ứng dụng - VN) đồng thời phải chịu một số tác dụng phụ như trên đường tiêu hóa, chảy máu... và cho đến hiện tại cũng chưa có bằng chứng rỏ ràng là ăn dứa sẽ thúc đẩy nhanh chuyển dạ. Nếu vì quan điểm dân gian, bác sĩ khuyên chị chỉ nên ăn một ít khi thai trên 38 tuần để tránh tác dụng phụ xảy ra trên đường tiêu hóa và chảy máu.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi.

Chúc chị có cuộc chuyển dạ thuận lợi, an toàn

Thân ái.

Vợ tôi mổ lần 2 sinh con, vết mổ đau nhiều ngày chưa hết. Mong bác sĩ tư vấn.

Huu Nguyen, 33 tuổi, Ấp 1, xã Phú Cường

TS.BS Bùi Thị Phương Nga

Chào anh,

Tôi không rỏ thời điểm mổ của 2 lần, các biến chứng liên quan đến cuộc mổ, vị trí đau như thế nào, tính chất đau ra sao và cơ địa vợ anh nên rất khó để trả lời. Xin anh vui lòng liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi.

Thân ái.

Con trai em 2,5 tuổi, đi tiểu một ngày rất nhiều lần. Vì sao cháu lại bị vậy và cách chữa thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ.

Đỗ Bá Hậu, 36 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn, bé nhà bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày từ bao giờ? Bạn cần cho chúng tôi biết bé có uống nhiều không? Mỗi lần tiểu ít hay nhiều? Số lượng nước tiểu 24 giờ là bao nhiêu ml? Bé có kêu đau mỗi khi đi tiểu? Bé có chậm tăng cân không? Bé có được kiểm tra xem có nhiễm trùng đường tiểu hay không? Nếu bé bị nhiễm trùng đường tiểu bạn phải điều trị càng nhanh càng tốt không bé sẽ bị tổn thương thận. Nếu bé bị đái tháo nhạt bạn cũng cần điều trị cho bé.

Cho nên bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh lý về thận tiết niệu cho bé nhé. Nếu tất cả các dấu hiệu tôi hỏi bé đều không có và mỗi lần bé đi ít một thì có khả năng bé bị rối loạn tại thần kinh cơ bàng quang thôi. Bệnh này thường tự xuất hiện và tự hết ở tuổi con bạn không điều trị gì cả. Tốt nhất bạn mang bé đi khám và loại trừ các bệnh về thận tiết niệu trước đã.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi!

Bé nhà em đã 6 tháng nhưng vẫn đi ngoài ngày 2-3 lượt, có hôm 4 - 5 lượt, dạng phân hoa cà hoa cải cũng có hôm phân sệt vàng. Bé vẫn vui vẻ ăn uống bt chơi đùa bình thường. Em có nên cho bé đi khám không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

msngocnhung16, 31 tuổi, Hà Đông, Hà Nội

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Xin chào bạn, bé của bạn 6 tháng đi ngoài ngày 2-3 lần, có hôm 4-6 lượt phân hoa cà hoa cải, có hôm vàng sệt, bác sĩ phải đánh giá sự phát triển, tăng trưởng của bé có bình thường không, phân có mùi bình thường không (chua nếu ăn sữa mẹ, thối nếu ăn sữa công thức), lỗ hậu môn có bình thường không, phân có bọt, có bóng mỡ, có nhầy máu không, bé có biếng ăn, nôn trớ bất thường không, bụng có chướng không thì mới kết luận được bé có bình thường không. Bạn chưa cung cấp đủ thông tin để chúng tôi có thể tư vấn củ thể trường hợp của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi, chúc bé bạn hay ăn chóng lớn.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi nhé.

Chúc mẹ và bé cùng gia đình sức khỏe.

Con em nay được 2 tháng 20 ngày, khi bé được 2 tháng tuổi, bé thở khò khè và ho 2-3 lần mỗi ngày. Em đi khám, bác sĩ nói bé bị viêm phổi và có điều trị một tuần tại bệnh viện nhưng về nhà bé vẫn có đờm ở cổ. Bé sinh 2,7 kg, 2 tháng cháu được 5,7 kg nhưng sau 20 ...

Vũ Nga, 32 tuổi, Đông Hoàng, Tiền Hải, Thái Bình

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn.

Bé được 2 tháng bị viêm phổi, điều trị 1 tuần, vậy mặc dù bây giờ bé được 2 tháng 20 ngày nhưng thực ra bé thực sự ổn định bệnh mới được có 13 ngày. Như vậy trong 13 ngày con bạn tăng được 300 gr, là tăng ít so với lứa tuổi này, tuy nhiên , trong 13 ngày bạn không nói cho chúng tôi biết bé có bị đi ngoài không? Tình hình phân thế nào? Bú có tốt không? Tình trạng sữa bạn có bị mất sữa hoặc giảm sữa trong thời gian con nằm viện không?

Hiện tại bé vẫn khò khè vậy bạn nên đến khám lại bác sỹ để loại trừ các bệnh khác ngoài viêm phổi chưa ví dụ viêm tai giữa...(nhiều bé điều trị khỏi viêm phổi vẫn khò khè nhiều đến chỗ chúng tôi khám phát hiện bé bị viêm tai giữa), bé có nôn nhiều không (luồng trào ngược dạ dày thực quản...)?

Bạn nên cho bé đi khám lại để tìm nguyên nhân nhé. Chúc con bạn mau lớn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi!

Tiêm ngừa trước mang thai 3 tháng, nếu 3 tháng chưa có thai thì vaccine có tác dụng bao lâu, có phải tiêm ngừa lại không?

Bo Anh, 28 tuổi, quận 12, TP HCM

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn. Bạn cần cho biết con bạn bú thế nào? Bú mẹ hay bú bình? Bé tăng cân tốt không? Tăng chiều dài thế nào? Đi ngoài phân lỏng ( nhiều nước) hay phân sệt? 4-5 ngày đi 1 lần hay là cái ngày đi đó đi nhiều lần? Bé biết hóng chuyện chưa? Bé có vàng da kéo dài sau sinh không? Bé được sàng lọc máu gót chân chưa? Bạn phải cho biết hết các thông tin thì chúng tôi mới trả lời chính xác cho bạn được?

Theo bạn kể nếu phân sệt, 4-5 ngày đi 1 lần, không nôn chớ, tăng cân tốt thì có thể là táo bón cơ năng. Tuy nhiên bạn nên mang con đi khám để xem bé có bị bệnh gì không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi!

Bé nhà em gần 4,5 tháng tuổi, em cho con uống thêm sữa công thức vì mẹ chuẩn bị đi làm. Nhưng, bé uống thử 3 loại đều bị mẩn đỏ, không biết có phải con bị dị ứng đạm sữa bò không thưa bác sĩ?

Nguyễn Thị Lan, 34 tuổi, Hà Nội

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Xin chào bạn, bé uống sữa công thức xong, bạn chưa cho thêm thông tin là sau bao lâu bé bị mẩn đỏ, ngoài triệu chứng mẩn đỏ con có thêm triệu chứng khác không ví dụ, khò khè, khó thở, hay nôn, đi ngoài như thế nào. Nhưng nhìn chúng bé bị mẩn sau khi uống sữa bò thì không thể khẳng định chắc chắncon bị dị ứng đạm sữa bò. Bạn nên đưa con đến khám khoa miễn dịch dị ứng để bé được làm các test chuẩn đoán xác định, biểu hiện lâm sàng của bé chỉ có giá trị là nghi ngờ con bị dị ứng đạm sữa bò. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé lớn nhà em sinh năm 2016, cháu thường xuyên bị nổi mày đay. Vậy cho em hỏi cách chữa trị mày đay và các loại thuốc cần cho bé?

nguyenthe.91na, 31 tuổi, Đô Lương, Nghệ An

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh

Xin chào bạn, bé thường xuyên bị nổi mề đay, nếu tổn thương hết trong vòng 24h dù có uống thuốc hay không uống thuốc thì đó là mề đay. Nguyên nhân thường do dị ứng, còn một số trươngf hợp tổn thương giống mề đay nhưng lại tồn tại quá 24h, thì phải được tìm nguyên nhân khác. Vậy bạn nên đưa bé tới thăm khám để có chẩn đoán xác định và điều trị theo nguyên nhân. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi, chúng bé chóng khỏi bệnh.

Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, có một bé trai 1 tuổi, em sinh thường, lúc sinh bé 3,2kg. Mấy ngày nay em sờ thấy có cục thịt có gờ ngay cửa âm đạo, lúc ngồi xuống thì mới thấy còn khi nằm, đứng, đi lại đều không thấy, em không có triệu chứng gì khác ạ. Xin hỏi bác sĩ tình ...
Mai Thu Thảo, 27 tuổi, Tiền Giang

ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm

Chào bạn,

Bạn có tiền sử tiền sản giật 1 lần, tiền sử sảy thai 1 lần thì để lần mang thai tới bạn có một thai kỳ khỏe mạnh thì tốt nhất trước khi mang thai bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, xem rằng cân nặng của bạn có phù hợp không, có dư cân không vì đó cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng tiền sản giật, cũng như xem xét bạn có bị cao huyết áp trước đó hay không.

Ngoài việc kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ trước khi mang thai, bạn cần thay đổi lối sống tích cực hơn. Chẳng hạn như trước đây bạn ít vận động thì bạn có thể tập thể dục để cải thiện sức khỏe cho lần mang thai tới. Nếu bạn mang thai thì trong vòng 3 tháng đầu tiên có thể tầm soát, phát hiện sớm tiền sản giật. Trường hợp bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc để dự phòng nguy cơ tiền sản giật trong những tháng cuối của thai kỳ.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.

82230