VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ ba, 17/12/2024

Vợ em bị lạc nội mạc đã phẫu thuật một lần, sinh đứa đầu tiên, sau này vợ em có tái phát không? Hiện tại, vợ em có đau bụng trên và dự định sinh thêm bé thư hai. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Văn Việt, 32 tuổi, Tân Bình, TP HCM

BS.CKI Trần Lâm Khoa

Chào anh.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý có tỷ lệ tái phát cao. Chúng tôi cần các thông tin như vợ anh bị lạc nội mạc tử cung ở đâu: buồng trứng hay vùng chậu, nông hay sâu, ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như thế nào mới có thể trả lời câu hỏi về khả năng tái phát của bệnh. Xin mời anh chị đến khám và mang theo toàn bộ giấy tờ cũ liên quan đến bệnh lý để được tư vấn rõ ràng hơn.

Chúc anh và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bác sĩ cho em hỏi phụ nữ đến kỳ nên sử dụng phương pháp nào là tốt nhất? Băng vệ sinh, cốc nguyệt san...?
Lana Nguyen, 27 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Quang Nhật

Chào bạn,

Đến kỳ kinh, nên sử dụng băng vệ sinh tùy theo từng giai đoạn, và phải lưu ý luôn giữ vệ sinh tốt trong các ngày hành kinh, bạn nhé.

Bé nhà em được 3 tháng 6 ngày. Mấy ngày nay bé đi ngoài 5-6 lần phân vàng và có kèm theo nhầy. Bé có bị làm sao không? Bác sĩ tư vấn giúp em.

Hue Quynh, 33 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào anh chị,

Nếu được, anh chị có thể cung cấp thêm cho bác sĩ các thông tin liên quan đến tình trạng đi tiêu của bé như: bình thường bé đi tiêu bao nhiêu lần mỗi ngày (trong 24 giờ), đợt bệnh này phân bé có lỏng nước hơn không? Có mùi tanh không? Ngoài nhầy còn có máu hoặc màu sắc bất thường khác không? Bé bú mẹ hay sữa công thức và hiện nay bé bú sữa như thế nào? Bé có ói không? Có quấy khóc không? Nhìn chung, tổng trạng của bé có khỏe? Có chơi không? Có bị viêm hô hấp gây ho, khò khè không?

Phân nhầy có thể do nhiều nguyên nhân, thường là dấu hiệu của một tình trạng viêm ở đường ruột với nhiều mức độ khác nhau, có thể do nhiễm trùng hoặc không. Đôi khi phân nhầy như nước mũi có thể thoáng qua một vài lần và bé bình thường sau vài ngày. Do đó, nếu được, khi đi khám, bạn giữ mẫu phân trong tã gần nhất cho bác sĩ quan sát. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân phù hợp nhất theo tình trạng của bé và sẽ có hướng điều trị và theo dõi thích hợp.

Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé nhà em được 1 tháng 10 ngày, bé sinh đủ tháng nặng 3,5 kg và bị vàng da sinh lý, bác sĩ có cho uống canxi + VTMD3. Bé bú mẹ hoàn toàn. Bé nhà em rất hay gắt ngủ (mỗi lần ru ngủ khóc cả tiếng), khi ngủ hay vặn mình và ngủ không sâu giấc. Vậy bác sĩ cho em hỏi bé ...

nhatlinhnbct2019, 34 tuổi, An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương

Chào bạn,

Bé nhà bạn bú mẹ hoàn toàn và đã được bổ sung canxi và Vitamin D3 như vậy là đã đủ cho nhu cầu dinh dưỡng phát triển của bé. Nếu được, bạn có thể cho bác sĩ biết cân nặng chiều cao hiện tại của bé để bác sĩ có thể có thông tin tư vấn tốt hơn cho bạn.

Về vấn đề vặn mình, bé sơ sinh bình thường có thể vặn mình nhiều và giảm hẳn lúc 3 tháng tuổi. Nếu mẹ thấy tình trạng vặn mình của con là bất thường, đáng lo thì mẹ có thể ghi hình bé trong thời gian bé vặn mình. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định chẩn đoán tốt hơn.

Còn về giấc ngủ, để đảm bảo cho con có giấc ngủ sâu thì bạn cần đảm bảo cho con đã bú đủ (không phải bú quá no hoặc còn thiếu), thay tã mới nếu bé đã đi tiểu hoặc đi ngoài, môi trường xung quanh thoải mái dễ chịu (không quá nóng quá lạnh, không quá nhiều ánh sáng, không có tiếng ồn)...Bạn có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng việc lau nước ấm và massage nhẹ nhàng cho bé.

Trong tình huống bạn cảm thấy lo lắng, bạn hãy cho bé đi khám để bác sĩ có thể kiểm tra và có hướng chăm sóc và theo dõi phù hợp cho bé nhé.


Con em bé trai, nay được 27 ngày, em thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trán cho con, nhưng thấy nhiệt độ ở trán không thấy ổn định, có lúc 37 độ C, lúc 37,5 độ C đến 38 độ C, nhưng khi kiểm tra nách và hậu môn thì dao động 36,8-37 độ C ở nách và 37,2 độ ở hậu môn. Bên ...

Eric Huy, 28 tuổi, Phú Thọ Hòa, Tân Phú

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào anh,

Thông thường, để xác định nhiệt độ của em bé, mình có nhiều cách khác nhau: đo nhiệt độ hậu môn, miệng, tai, ngoài da (nách, trán,...). Trong các phương pháp đó, nhiệt độ hậu môn là chính xác nhất, được xem là nhiệt độ trung tâm, có thể áp dụng ở mọi tuổi. Tuy nhiên, đo nhiệt độ hậu môn thường ít được áp dụng thường quy trong cộng đồng. Đo nhiệt độ ở miệng cần có sự hợp tác của bé, thường từ 4 tuổi trở lên. Đo nhiệt độ ở nách được dùng khá phổ biến, nên dùng nhiệt kế điện tử, và thường nhiệt độ nách sẽ thấp hơn nhiệt độ hậu môn khoảng 0.5 độ. Đo nhiệt độ ở trán thường được dùng khi cần xác định nhanh, đo trên số lượng lớn trẻ, và do đó nhiệt kế đo trán thường cần có tính nhạy cao. Đo nhiệt độ trán thường dùng để sàng lọc, nghĩa là, nhằm tránh bỏ sót các trường hợp sốt, nhiệt độ trán thường có sai số và cao hơn nhiệt độ nách. Đó là lý do vì sao anh thấy nhiệt độ bấm qua trán có vẻ hơi cao. Trong một số trường hợp nhiệt độ trán thấp hơn nhiệt độ nơi khác, có thể đó là do lỗi của thiết bị. Một số nhà sản xuất khuyến cáo nên đo nhiệt độ trán đúng vị trí, tức là đo ở vùng động mạch thái dương, nơi đường nối giữa tai và chân mày. Trong các trường hợp cảm thấy không chắc chắn, anh nên cho bé đi khám để bác sĩ xác định bé có sốt hay không và có hướng chăm sóc theo dõi cho bé.

Biểu hiện ngoài da của bé sơ sinh rất đa dạng, có thể thay đổi và tái đi tái lại. Một số biểu hiện ngoài da là lành tính, nhưng một số cần được chẩn đoán và can thiệp thích hợp. Anh cần cho bé khám tại khoa Nhi Sơ Sinh để bác sĩ có thể thăm khám, chẩn đoán, và chăm sóc bé phù hợp nhất nhé.

Chúc bé nhà anh luôn khoẻ mạnh và chóng lớn.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con em nay 8 tuần. Em có 2 câu hỏi, rất mong bác sĩ tư vấn giúp ạ:
- Ở tuần 7 con có đi phân xanh, sang tuần 8 vẫn còn nhưng lác đác? Con ti mẹ hoàn toàn ạ. Triệu chứng này có sao không ạ?
- Con em đang ho, khò khè. Cách chăm sóc trẻ như vậy trong mùa này như ...

Phạm Lê Ngân Thọ, 27 tuổi, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi

TS.BS Cam Ngọc Phượng

Chào bạn,

Nếu được bạn có thể cho bác sĩ biết thêm thông tin về việc đi tiêu của bé như số lần trong ngày, lượng phân nhiều hay ít, lỏng hay sệt, phân có nhày nhớt hay lẫn máu không...

Có rất nhiều nguyên nhân làm phân em bé bú sữa mẹ hoàn toàn có máu xanh:

1. Có thể bé bú "sữa đầu" nhiều hơn "sữa cuối", gây tình trạng mất cân đối, quá nhiều lactose trong khi quá ít lipid trong lượng sữa bé tiếp nhận. Bạn có thể tránh điều này bằng cách cho bé bú hết một bên trước khi đổi qua vú bên còn lại.

2. Có thể bé bú chưa đủ cũng làm phân bé có màu xanh.

3. Do mẹ sử dụng thuốc, một số loại thực phẩm hoặc có bổ sung sắt trong chế độ ăn.

4. Do bé có bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hoá ở các mức độ khác nhau. Do đó, nếu bạn thấy bé tiêu phân xanh có kèm thêm các triệu chứng khác như sốt, bỏ bú, ọc sữa, quấy khóc nhiều, chướng bụng... thì có khả năng bé bị nhiễm trùng tiêu hóa, bé cần được khám và điều trị sớm.

Thời tiết lạnh, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp tấn công các em bé nhỏ. Bé nhà bạn khi có triệu chứng ho, khò khè thì có thể đã bị viêm hô hấp. Tuỳ theo tình trạng của bé, bạn cần theo dõi và cho bé khám sớm để bác sĩ có thể chẩn đoán và có hướng chăm sóc cho bé phù hợp. Hệ miễn dịch của cơ thể bé sẽ bị ảnh hưởng nếu bé bị nhiễm lạnh, do đó, việc giữ ấm là cần thiết để hệ miễn dịch của bé làm việc hiệu quả chống lại bệnh. Đó là lý do vì sao bạn thấy bé nhỏ thường có sốt khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé sốt cao, bạn nên cho bé mặc đồ thoáng, không quá dày nhằm tránh việc tăng thân nhiệt quá mức cũng không tốt cho bé. Chúc bé nhiều sức khỏe!

Cháu nhà em được 11 tháng tuổi không chịu ăn cháo, cứ đút vào được sau lại đùn ra. Mỗi lần thấy cháo, cháu gào khóc không chịu ăn. Cháu đang uống sữa công thức, mỗi lần uống 180 ml, nặng 10 kg, chiều cao 72 cm. Xin hỏi bác sĩ làm sao để cho cháu ăn cháo được ạ? Xin cảm ơn!

xuanhungbds3, 36 tuổi, Thành phố Thủ Đức

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Bé 11 tháng tuổi, nặng 10kg chiều cao 72cm là rất tốt. Bạn chia sẻ bé không chịu ăn cháo, xin hỏi thêm là bé không chịu ăn cháo gần đây hay từ lúc mới tập ăn dặm. Bé không chịu ăn cháo có thể do bé không đói, cháo không hợp khẩu vị,...

Để bé chịu ăn, bạn có thể thử một số cách sau: tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi đến giờ ăn, bữa ăn nên kéo dài < 30 phút, cho bé cảm giác đói trước bữa ăn (cữ sữa nên cách cữ ăn 2-3 giờ). Ngoài ra nếu bé không thích cháo bạn có thể thay đổi thực đơn để đa dạng món ăn (không nhất thiết phải ăn cháo) như là chuyển qua món ăn khác như bún, soup, cơm nát,...

Chúc bé nhà bạn ăn tốt! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con trai của em được 3,5 tuổi. Bé thường xuyên bị chảy máu cam, ngay cả lúc ngủ. Xin hỏi bác sĩ, bé có bị bệnh gì không? Chữa trị như thế nào? Nếu phải thăm khám thì phải thăm khám ở đâu? Xin cám ơn bác sĩ.

Đặng Văn Bảo, 36 tuổi, Hòa Long, TP.Bà Rịa

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Chảy máu cam là một trong những vần đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Hầu hết chảy máu cam ở trẻ em xảy ra ở phần trước của mũi gần với lỗ mũi. Phần mũi này có nhiều mạch máu nhỏ li ti, nên dễ bị vỡ gây chảy máu và thường tái phát. Một trong những nguyên nhân gây chảy máu mũi là chấn thương nhẹ do bé ngoáy mũi, dụi mũi, hắt hơi mạnh, ho mạnh. Ngoài ra, khi niêm mạc mũi bị viêm, khô do tiếp xúc với môi trường nóng và khô quá lâu hay sử dụng thuốc xịt mũi dạng corticoid kéo dài cũng có thể gây chảy máu mũi. Các nguyên nhân ít gặp có thể gây chảy máu mũi bao gồm: dị vật mũi, polyp mũi, dị dạng mạch máu mũi, khối u vòm họng hay bệnh lý huyết học. Do dó, để có thể có hướng điều trị phù hợp cho bé, bạn nên đưa bé đến khám tại khoa Nhi để bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm nếu cần và xác định nguyên nhân gây chảy máu cam.

Trong thời gian chờ để được khám lại, nếu bé bị chảy máu cam lại, bạn có thể xử trí tại nhà giúp máu ngưng chảy. Bạn cho bé ngồi dậy và hơi nghiêng người về phía trước, đừng để bé nằm để ngăn bé nuốt máu vì nuốt máu có thể làm bé bị nôn. Bạn hướng dẫn bé thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng đè lên nơi tiếp giáp giữa phần mềm và phần cứng của cánh mũi trong 5 đến 10 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh lên sống mũi nhưng không nhét khăn giấy hoặc gạc vào mũi của bé. Nếu máu không ngừng chảy, có thể lặp lại các bước trên một lần nữa. Khi máu ngừng chảy, dặn bé không được xoa, ngoáy hoặc xì mũi trong vòng 2 đến 3 ngày.

Để đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ tổng đài tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Bé nhà em là trai, lúc sinh được 2.9kg, vòng đầu 32cm. Đến nay bé được 8 tháng, nặng 8.4kg, vòng đầu 41.5cm. Trong khoảng thời gian bé được 6 - 7 tháng tuổi, vòng đầu của bé không tăng, sờ đầu thấy thóp đóng. Bác sĩ BV Nhi Đồng 1 có chỉ định chụp CT đầu cho bé, kết quả Thóp chưa đóng. Về ...

Thanh Thu, 37 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Tật đầu nhỏ là tình trạng đầu của trẻ nhỏ hơn đáng kể so với trẻ cùng độ tuổi và cùng giới tính. Bé bạn lúc sanh có vòng đầu 32cm nhưng bạn không cho biết lúc bé sanh là ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ nên chưa thể kết luận được bé có tật đầu nhỏ lúc sanh hay không. Khi bé được 6-7 tháng tuổi, bé dược chụp CT đầu do vòng đầu bé không tăng và thóp đóng khi bác sỹ thăm khám. Như vậy vào thời điểm đó, vòng đầu của bé là bao nhiêu? Vòng đầu của bé ngưng tăng lên trong thời gian bao lâu? Vòng đầu ở thời điểm 6-7 tháng so với 8 tháng có gì khác biệt không?

Do vòng đầu của bé tại thời điểm 8 tháng là 41.5 cm, so với tuổi thì bé có tật đầu nhỏ. Tuy nhiên để xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của tật đầu nhỏ này lên phát triển tâm thần vận động của bé thì gia đình cần cung cấp thêm một số thông tin về tình trạng sức khỏe của mẹ lúc mang thai (mẹ có bị mắc bệnh gì khi mang thai bé không: mẹ có bị nhiễm toxoplasma, cytomegalovirus, rubella, thủy đậu hay ngộ độc kim loại nặng như chì, đồng...?), quá trình chuyển dạ và sanh của mẹ có gì bất thường không? Trong gia đình có ai mắc bệnh di truyền gì hay không? Vòng đầu của các thành viên trong gia dình như thế nào? Kết quả chụp CT não có cho thấy bất thường gì trong não không? Thóp của bé hiện tại như thế nào, đã đóng hay chưa?

Một số trẻ sinh ra với chứng đầu nhỏ, đặc biệt là những bé sinh ra trong những gia đình vốn có nhiều người đầu nhỏ, thường không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe và phát triển hoàn toàn bình thường. Một số trẻ khác lại gặp nhiều trở ngại như chậm phát triển tâm thần vận động từ nhẹ đến nặng hay có những vấn đề về thị lực, thính giác, thậm chí trẻ có thể bị co giật hay khiếm khuyết về trí tuệ.

Cho đến thời điểm hiện tại, theo như bạn mô tả thì có vẻ phát triển tâm thần vận động của bé bình thường. Tuy nhiên, để có thể trả lời các băn khoăn của bạn về phát triển tâm thần vận động của bé sau này, gia đình vui lòng thu xếp thời gian đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám, trao đổi thêm một số thông tin, và nếu cần sẽ làm thêm một số xét nghiệm để xác định được nguyên nhân, từ đó bác sĩ mới có thể suy đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Bé 8 tháng ngủ trung bình từ 12-14 tiếng, trong đó 9-10 giờ ban đêm và 2-3 giờ ban ngày. Như vậy con bạn có giấc ngủ hoàn toàn bình thường. Trẻ tháng thứ 8 thường có thể bắt đầu thức giấc giữa đêm. Vì vậy, bạn đừng quá lo khi thấy những thay đổi này từ bé, mọi việc sẽ dần ổn định hơn trong thời gian ngắn.

Bé 8 tháng, bạn cho ăn dặm với bột hoặc cháo xay nhuyễn bé sẽ dể ăn hơn là ăn thô. Giai đoạn này, bé chỉ mới tập ăn dặm được 2 tháng nên bạn cần kiên trì vì trung bình bé cần 10-15 lần thử món ăn mới để có thể chấp nhận món ăn mới, đôi khi một vài lần đầu bé không chịu ăn nhưng những lần sau bé hợp tác hơn. Để bé cảm thấy đói và muốn ăn khi ăn, bạn có thể cho bé bú khoảng 600-700 ml sữa mỗi ngày. Bạn có thể thử một số cách sau: tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi đến giờ ăn, bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, cho bé cảm giác đói trước bữa ăn (cữ sữa nên cách cữ ăn 2-3 giờ).

Về dinh dưỡng, bé 8 tháng, bạn cho ăn dặm với bột hoặc cháo xay nhuyễn bé sẽ dể ăn hơn là ăn thô. Giai đoạn này, bé chỉ mới tập ăn dặm được 2 tháng nên bạn cần kiên trì vì trung bình bé cần 10-15 lần thử món ăn mới để có thể chấp nhận món ăn mới, đôi khi một vài lần đầu bé không chịu ăn nhưng những lần sau bé hợp tác hơn. Để bé cảm thấy đói và muốn ăn khi ăn, bạn có thể cho bé bú khỏang 600-700 ml sữa mỗi ngày. Bạn có thể thử một số cách sau: tạo không khí vui vẻ cho trẻ khi đến giờ ăn, bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, cho bé cảm giác đói trước bữa ăn (cữ sữa nên cách cữ ăn 2-3 giờ).

Hy vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc bé! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Chào bác sĩ,
Bé trai nhà em nay 2 tuổi rưỡi, bị hẹp bao quy đầu. Năm 1 tuổi có đi bệnh viện kiểm tra, bác sĩ tiến hành nong bao quy đầu cho bé. Tuy nhiên không mặc tã nhiều, hay trời nóng da quy đầu của bé dễ bị đỏ. Em muốn hỏi đến độ tuổi nào là hợp lý để làm ...

Ngọc Quách, 28 tuổi, P.7 Q.3

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Hẹp bao quy đầu rất thường gặp ở trẻ em, theo thống kê, khoảng 1% bé trai ở lứa tuổi lên 7 bị hẹp bao quy đầu. Có 2 loại hẹp bao quy đầu:

- Hẹp bao quy đầu sinh lý: Bao quy đầu hẹp nhưng sẽ dần dần tách ra khi trẻ lớn lên, thường vào lúc khoảng 5-7 tuổi.

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Hẹp bao quy đầu xảy ra do sẹo, nhiễm trùng hoặc viêm. Thông thường, hẹp bao quy đầu sinh lý không cần điều trị, một số trường hợp, bác sỹ có thể cho bé xử dụng một số thuốc bôi tại chổ để giúp làm mềm bao da quy đầu, giúp phần bao da dễ tuột xuống hơn.

Bé cần được cắt bao quy đầu khi:

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý;

- Căng phồng bao quy đầu khi đi tiểu dẫn đến tiểu khó, bí tiểu, tiểu buốt;

- Bao quy đầu bị mắc kẹt ở vị trí thụt ra sau đầu dương vật;

- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát;

- Viêm bao quy đầu nặng / tái phát.

Chúc bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con gái tôi được 28 tháng, cháu nặng 13 kg. Cháu ăn uống bình thường, sinh hoạt bình thường nhưng cháu bị táo bón nặng. Trung bình 5 ngày cháu mới đi đại tiện một lần nhưng phải bơm thuốc cháu mới đi được. Tôi đã đưa cháu đi bác sĩ, bác sĩ cho cháu uống một số loại nhưng tình hình vẫn không cải ...

Dương Bảo Sơn, 48 tuổi, Số 10, Ngô Quốc trị, khóm 4, phường 1, thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Trước tiên, xin chúc mừng bạn đẫ nuôi bé rất tốt, trung bình cân nặng bé gái ở lứa tuổi của bé đạt 12,3 kg là đủ chuẩn. Tôi rất hiểu lo lắng của bạn về tình trạng bón của bé. Tuy nhiên, 90% nguyên nhân gây táo bón là do chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ táo bón do bệnh lý. Do đó, điều trị táo bón cho bé chủ yếu là thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, không nên dùng thuốc bơm hậu môn dài ngày vì có thể làm ảnh hưởng đến đáp ứng của cơ thắt ngoài hậu môn.

Việc sử dụng các loại thuốc làm mềm phân hay men tiêu hóa cũng chỉ có tác dụng tạm thời. Để cải thiện tình trạng táo bón của bé, bạn có thể:

• Thay đổi chế độ ăn:

o Ăn nhiều trái cây và rau quả (trừ carotte, hồng xiêm, ổi)

o Uống nhiều nước, nhưng hạn chế đồ uống có caffeine như soda và trà

o Ăn các bữa theo lịch trình đều đặn. Các bé thường sẽ đi tiêu trong vòng 30 đến 60 phút sau khi ăn. Nếu có thể, nên ăn sáng sớm và tại nhà, điều này sẽ giúp trẻ có thời gian đi tiêu ở nhà trước khi đến trường.

• Thay đổi thói quen sinh hoạt

o Cho bé thường xuyên vận động và tập thể dục, hạn chế xem TV hoặc chơi trò chơi ít vận động.

o Tập thói quen đi tiêu hàng ngày theo khoảng thời gian nhất định

o Trong thời gian tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đều đặn, nên cho trẻ ngồi vào bồn cầu ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút, tốt nhất là ngay sau bữa ăn.

• Kích thích nhu động ruột: Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 3-4 lần/ ngày vào khoảng thời gian như sáng ngủ dậy, hoặc giữa các bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Vợ mình buộc phải mổ lấy con khi đang mang thai ở tuần thứ 32 do cao huyết áp, một biến chứng tiền sản giật. Từ lúc bé ra đời đến giờ là cả một quá trình đầy khó khăn và vất vả do phổi và hệ tiêu hóa của bé rất yếu. Nay bé đã gần sáu tuổi nhưng khả năng giao tiếp vẫn ...

Nguyễn Nam, 35 tuổi, Sóc Trăng

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!

Cám ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ và rất thông cảm với những lo lắng, trăn trở của bạn về tình trạng của bé. Chẩn đoán một đứa trẻ có hội chứng tự kỷ là điều không đơn giản, vì tình trạng tự kỷ không có trẻ nào giống trẻ nào, và các mức độ nặng - nhẹ cũng rất khác nhau do ảnh hưởng của nhiều tác động từ cá tính và môi trường. Sau đó cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và các chuyên gia tâm lý để đưa ra một chương trình trị liệu cá nhân, mang tính chuyên biệt cho từng trường hợp cụ thể.

Tất cả các trẻ sinh non khi sinh đều có tỷ lệ sai khác nhẹ về phát triển so với lứa tuổi. Tuy nhiên hầu hết các trẻ sinh non, miễn là không quá non và không có vấn đề về sức khỏe, đều đuổi kịp sự phát triển tốt. Những trẻ sinh non này hầu hết sẽ phát triển ngang với trẻ cùng trang lứa lúc 2 tuổi. Hiện tại tình trạng của con bạn, bé đang gặp phải một rối loạn về tâm lý chứ không phải bé chậm hơn những trẻ khác do sanh non. Bạn nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện có khoa tâm lý để được đánh giá lại tình trạng của bé, từ đó bác sỹ tâm lý mới đưa ra được một chương trình trị liệu phù hợp với bé.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé sinh mổ được 12 tháng tuổi. Bé hay ho về đêm và lúc ngủ. Bị đờm nhiều, thở nghe khò khè ra tiếng rất mệt, bé ho gắt. Xin bác sĩ tư vấn bé bị làm sao và em phải làm gì cho con em ạ?

Nguyễn Mạnh Hùng, 36 tuổi, Quảng Bình

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào bạn!

Có nhiều nguyên nhân gây ho về đêm, thở khò khè ở bé, thường gặp là viêm phế quản, suyễn, trào ngược dạ dày thực quản... Trước mắt với tình trạng của bé, bạn nên chú ý cho bé ăn hoặc uống sữa ít nhất 1-2 giờ trước khi ngủ; dọn dẹp phòng sạch sẽ, thường xuyên thay drap giường ngủ và bao gối. Bạn nên sớm cho bé đi khám để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của bé toàn diện, có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp nhất.

Chúc bé sớm khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Vợ chồng em đã có một bé trai, đang có kế hoạch sinh thêm một bé nữa. Trong quá trình mang thai bé trước em có bị tiền sản giật và sinh non bé vào tuần 34. Em rất lo lắng vì nghe nói bệnh này không có cách chữa, nếu mang thai lần đầu bị thì lần 2 hơn 90% sẽ lại bị. Mong ...

Nguyễn Khánh Chi, 29 tuổi, Cam Giá, Thái Nguyên

THS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn!

Bạn năm nay 29 tuổi, nhưng chưa thấy bạn mô tả có mắc bệnh mãn tính gì hay không? Ví dụ như cao huyết áp, bệnh thận, tiểu đường, béo phì, buồng trứng đa nang?

Nếu bạn bị mắc một trong những bệnh này thì bạn cần phải được khám và điều trị ổn định rồi hãy mang thai. Nếu có thai, bạn cần thăm khám thường xuyên với các bác sĩ sản khoa để có phương pháp điều trị phù hợp phòng tiền sản giật, bạn nhé!

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Con em mới 14 tháng tuổi, đi khám ở bệnh viện thì biết cháu bị điếc câm. Thời gian vừa qua, ở 2 bên cổ kéo từ đuôi tai xuống vai cháu bị hột hột theo mạch máu (hay dây thần kinh do em không biết ạ). Giờ cho em hỏi làm sao cho nó tan hột đó ạ? Xin cảm ơn!

Lê Vinh, 40 tuổi, TP.Pleiku, Gia Lai

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Bác sĨ rất cảm thông sự lo lắng của bạn đối với tình trạng của bé. Đối với tình trạng điếc câm của bé, chị không cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng có lẻ bé không nói được do bé không nghe được. Bạn đã cho bé đi khám ở bệnh viện Tai Mũi Họng là rất tốt, hy vọng bệnh viện đã tư vấn cho chị về vấn đề của bé và hướng điều trị cho bé.

Riêng những hột bạn sờ thấy dọc 2 bên cổ của bé có nhiều khả năng là hạch cổ. Tuy nhiên, bác sỹ cần thêm nhiều thông tin hơn để có hướng chẩn đoán nguyên nhân. Bé có bao nhiêu hạch? Hạch bạn sờ được di dộng hay không di động? Hạch mềm hay cứng? bé có đau khi sờ vào hạch không? Màu sấc da vùng cổ có gì thay đổi không? Hạch có lớn thêm so với lúc bạn mới phát hiện không? Kích thước hạch bây giờ là bao nhiêu?...

Có nhiều nguyên nhân gây hạch cổ ở trẻ nhỏ. Có thể chỉ là hạch phản ứng do viêm nhiễm vùng lân cận, nhưng cũng có thể là hạch bệnh lý như lao, bệnh máu hay bệnh toàn thân... Rất mong bạn thu xếp đưa cháu đi khám tại các bệnh viện có khoa Nhi để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Bé gái 10 tuổi hay đau thắt ruột, xin bác sĩ tư vấn và chân thành cảm ơn.

Lê Nữ Khánh Ngọc, 10 tuổi, Bình Sơn, Quảng Ngãi

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn!

Đau bụng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy theo cơn đau bụng cấp tính hay mãn tính, các triệu chứng đi kèm như nôn ói, tiêu chảy, táo bón, sốt, sụt cân...; chế độ ăn khi trẻ có cơn đau; thay đổi tâm lý của trẻ; vị trí và hướng lan của cơn đau; liên quan của cơn đau đối với bữa ăn,...

Với trường hợp con bạn, thông tin bạn cung cấp quá ít để bác sĩ có thể tư vấn về nguyên nhân cũng như hướng giải quyết. Bạn nên thu xếp thời gian đưa bé đi khám để bác sĩ có thể tìm nguyên nhân, có hướng chẩn đoán và điều trị cho bé.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Em có thai 20 tuần hay bị đau dạ dày. Có cách nào khắc phục không thưa bác sĩ?

phamthihuong09101986ad, 35 tuổi, Thành phố Hải Dương

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Chào bạn,

Với trường hợp bị đau dạ dày của bạn thì bên cạnh việc quản lý, thăm khám thai định kì bạn nên thăm khám, kiểm tra với các bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa để chẩn đoán xem tình trạng này có phải bị đau dạ dày hay không và bạn đang có bệnh lý gì về dạ dày không bạn nhé.

Chúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng bệnh viện Tâm Anh. Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Vợ em mang thai 4 tuần tuổi thì đã đi khám thai, siêu âm. Việc siêu âm, chụp phim X-quang khi thai còn nhỏ, siêu âm, chưa có tim thai thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không? và việc siêu âm, chụp phim nhiều lần trong thai kỳ thì ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Hà Hiền, 29 tuổi, Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

THS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Bạn thân mến!

Vợ bạn chụp X-quang gì, ở vùng nào, tôi chưa thấy bạn nêu cụ thể trong câu hỏi. Nếu chỉ chụp X-quang tim phổi đơn thuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi bạn nhé. Siêu âm cũng không làm ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy vợ chồng bạn cứ yên tâm nhé. Thân mến!

Tôi 38 tuổi (chưa có con), bị nhân xơ tử cung (khi đi siêu âm, kích thước 20 mm), bác sĩ khám chẩn đoán có thai sẽ gặp nhiều khó khăn. Mong các bác sĩ tư vấn giúp biện pháp nào nhân xơ không phát triển thêm mà không phải phẫu thuật do tôi chuẩn bị để có thai. Xin cảm ơn. Chúc các bác ...

Hai Ninh, 38 tuổi, Ninh Thuận

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân

Chào bạn Hải Ninh,

Nhân xơ tử cung là 1 dạng u lành ở tử cung. Tùy theo vị trí, kích thước của nhân xơ có thể có các biểu hiện biến chứng khác nhau, trong đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, khả năng sinh sản còn tùy thuộc vào dự trữ buồng trứng ở mỗi lứa tuổi khác nhau, > 35 tuổi thì khả năng dự trữ buồng trứng bắt đầu suy giảm nên cũng là 1 trong các nguyên nhân làm chậm có thai.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nhân xơ tử cung. Tuy nhiên, nếu nhân xơ không biến chứng và kích thước nhỏ như của bạn thì không cần điều trị. Tốt nhất bạn nên ưu tiên việc có thai trước hơn là điều trị nhân xơ tử cung. Bạn nên đến Bv có đầy đủ các chuyên khoa sản phụ khoa, hiếm muộn để được tư vấn khám và điều trị. Thân chào bạn.

Tan máu bẩm sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thưa bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ.

Lana Nguyen, 27 tuổi, Bình Thạnh, TP HCM

BS.CKI Nguyễn Quang Nhật

Chào chị!

Tan máu bẩm sinh hay còn gọi là Thalassemia có 5 mức độ biểu hiện tùy theo số lượng gen bị tổn thương:

- Mức độ nhẹ: Người bệnh không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ và chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai...

- Mức độ trung bình: Có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình.

- Mức độ nặng: Có biểu hiện thiếu máu nặng sớm khi trẻ chưa đầy 2 tuổi (thường rõ ràng khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi). Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Hình dạng khuôn mặt của người bệnh đặc biệt: Xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra, trẻ có dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.

- Mức độ rất nặng: Có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). Trẻ có thể tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (tại Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (tại TP.HCM) để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Thân mến!