Chào bạn Phạm Nguyễn,
Trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu trong 24 giờ đầu sau sinh. Nước tiểu của trẻ thường có màu vàng nhạt, trong. Khi trẻ ăn bú ít có thể làm nước tiểu cô đặc hơn nên có thể có màu vàng hơn hoặc với trẻ có vàng da thì nước tiểu có thể có màu vàng hơn. Nhưng nếu thấy nước tiểu trẻ vàng đậm (hoặc có kèm theo các triệu chứng khác) thì trẻ cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh.
Chúc bé và mẹ sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn. Trân trọng!
Xin cho em hỏi là bé nhà em được gần 9 tháng tuổi, sau khi điều trị bệnh viêm phổi nhẹ và khi xuất viện có dùng kháng sinh dạng uống tại nhà thì bé đi tiểu khá nhiều vậy có sao không? Vào ngày 24/4, bé có lịch tiêm ngừa vaccine sởi thì có tiêm được không? Bé không sốt và ăn uống được ...
Chào bạn,
Nếu vào ngày 24/4, bé hoàn toàn khỏe mạnh, không sốt, không có dấu hiệu của bệnh thì bạn có thể đưa bé đến tiêm vaccine sởi. Việc tiêm vaccine luôn được khuyến cáo đúng lịch, đủ mũi nhằm giúp bé được bảo vệ sớm nhất khỏi các tác nhân gây bệnh, chỉ hoãn tiêm vaccine khi bé không khỏe hoặc với các trường hợp bệnh cấp tính. Trước khi tiêm chủng, bạn nên khai báo tiền sử bệnh cũng như tiền sử dị ứng, phản ứng của bé để các bác sĩ khám sàng lọc làm cơ sở nhằm có chỉ định tiêm chủng chính xác và an toàn. Chúc bé khỏe, mau ăn chóng lớn!
Em có câu hỏi muốn nhờ bác sĩ trợ giúp. Con em là bé trai 28 tháng tuổi, cao 90cm nặng 11,6 kg. Thời gian vừa qua, bé được tiêm chủng 4 mũi vaccine phòng phế cầu Synfloric đúng lịch vào tháng 2 /2021. Bé cũng đã tiêm mũi phế cầu Prevenar 13 nhưng vẫn bị viêm tai giữa đợt tháng 12/2020 và bị tái ...
Chào bạn,
Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ cũng như kích thước và hình dạng vòi Eustache (nối thông giữa tai giữa và họng) ngắn, rộng, nằm ngang nên các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus...) từ vùng mũi họng dễ xâm nhập vào tai giữa. Viêm tai giữa gây ra do vi khuẩn và virus, nguyên nhân thường gặp nhất là do các các phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae).
Vaccine Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, có 10 tuýp phế cầu khuẩn và vaccine Prevenar 13 (Anh) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn có 13 tuýp phế cầu khuẩn chống lại các bệnh như viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa...
Sau khi tiêm phòng vaccine Synflorix, trẻ vẫn có thể bị viêm tai giữa do các nguyên nhân khác như tụ cầu, virus, vi khuẩn phế cầu thuộc tuýp không có trong vaccine... Vì vậy, phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ tai cho bé để bé tránh xa những chất có khả năng kích ứng tạo dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, vật nuôi, thú nhồi bông, tăng cường miễn dịch cho bé bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ quả...
Chúc bé khỏe mạnh, chóng lớn. Trân trọng!
Con trai tôi năm nay tròn 3 tuổi, tôi đưa bé đi tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng của trung tâm y tế địa phương. Do gia đình đi làm ăn xa nên bé nhà tôi không tiêm đủ mũi tiêm chủng cũng như giai đoạn tiêm chủng ứng với vaccine của các chứng bệnh. Sổ tiêm chủng cũng bị thất lạc. Tôi phải ...
Chào bạn,
Có hai cách để trích lục sổ tiêm chủng của bé. Thứ nhất, bạn có thể đến trạm y tế nơi con mình tiêm chủng lúc nhỏ để nhờ các y bác sĩ ở đó xác nhận lại các mũi đã tiêm. Thứ hai, bạn có thể đến cơ sở tiêm chủng hiện tại để tìm tên bé trên phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia, từ đó, truy xuất tiền sử tiêm chủng cho bé (tuy nhiên, cách này tùy thuộc vào những mũi tiêm trước có được nhập liệu đầy đủ hay không).
Hiện nay, có hai loại vắc xin viêm não Nhật Bản là vaccine Imojev (Sanofi Pasteur - Pháp) dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vaccine Jevax (Việt Nam) dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn. Ở độ tuổi của bé, bé hoàn toàn có thể được tiêm vaccine viêm não Nhật Bản, tiêm càng sớm thì cơ hội phòng bệnh càng sớm.
Tốt nhất bạn nên đưa bé đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể. Chúc bé ngoan và khỏe mạnh!
Bé nhà tôi được hơn 9 tháng. Hôm 14/4 có đi tiêm sởi tại trạm y tế xã, ngày hôm sau bé có sốt nhẹ 38 độ, không phải uống hạ sốt, nhưng từ chiều thì có nổi mẩn nhẹ toàn thân và không sốt. Ngày hôm sau nữa thì không sốt nhưng nốt mẩn hiện rõ hơn. Tôi có cần đưa con đi khám ...
Chào bạn,
Sau khi tiêm vaccine sởi, một số bé có thể xuất hiện các phản ứng phụ như sốt, phát ban, ho sổ mũi. Đây đều là những phản ứng bình thường, thường kéo dài từ một đến ba ngày và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi sát sao bé sau khi đi tiêm chủng về. Nếu có các triệu chứng nguy hiểm như khò khè, khó thở, tím tái... bạn cần cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Chúc bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Trân trọng!
Em bé của cháu được hơn tám tháng tuổi và không hợp tác ăn dặm. Bé không há miệng, quay mặt từ chối ăn, mỗi ngày ăn 800-900 ml sữa. Cháu đang cố gắng tập cho bé ăn. Em có cần bổ sung sắt cho em bé không và liều lượng như thế nào là đủ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào mẹ,
Dưới một tuổi, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ (sữa bột) vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, ăn dặm mang đúng ý nghĩa là 'dặm' nên có những giai đoạn em bé sẽ từ chối mọi thức ăn, hoặc ăn vào rồi phun ra, mẹ không cần quá căng thẳng khi gặp tình huống như vậy.
Việc bổ sung sắt chỉ nên thực hiện khi xét nghiệm máu có kết quả là em bé có thiếu máu thiếu sắt hoặc ít nhất có sự thăm khám của các bác sĩ nhi khoa chứ mẹ không nên tự ý dùng thuốc sắt cho con.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, mẹ có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn. Trân trọng!
Bé nhà cháu được hơn năm tháng tuổi. Gần đây, bé bị những hạt mụn li ti đỏ ở vùng sinh dục, khám hai nơi, bôi thuốc đã lặn đi nhưng giờ thỉnh thoảng lại nổi lên như cũ ạ. Bé vệ sinh thường xuyên sạch sẽ mà vẫn bị. Tình trạng của bé là sao ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Xin chào mẹ,
Theo như mẹ mô tả chưa rõ ở hai lần khám trước các bác sĩ chẩn đoán con bị làm sao và bé đang dùng thuốc gì. Tuy nhiên tình trạng bé bị các hạt mụn li ti đỏ ở vùng sinh dục sẽ có nhiều nguyên nhân có thể là tình trạng viêm da, do các yếu tố gây dị ứng... Vì vậy để đánh giá chính xác tình trạng của bé, mẹ nên cho bé đi tái khám chuyên khoa nhi hoặc da liễu sớm sẽ tốt cho bé. Trân trọng!
Con em được 6,5 tháng nhưng cháu hay cáu gắt, buổi tối ngủ thường chỉ ngủ một giấc khoảng 30-45 phút kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày, cháu ngủ dễ hơn, nhưng ban đêm hễ thức giấc là khóc, dỗ không chịu nín. Do khó ngủ và ngủ ít, không sâu giấc nên cháu không tăng cân. Lúc sinh, cháu nặng 3,4 ...
Chào mẹ,
Trước hết mẹ xem lại lịch trình sinh hoạt một ngày của em bé có ổn không? Em bé cần ngủ vừa đủ ban ngày để có thể ngủ tốt ban đêm, cũng như không bị thức quá nhiều dẫn đến quá mệt và không thể ngủ sâu được. Em bé hơn sáu tháng sẽ ngủ ngày hai giấc, mỗi giấc khoảng 1-2h (tổng thời gian ngủ ngày khoảng 3-4h). Buổi tối mẹ cho em bé đi ngủ sớm (khoảng 12h từ giờ thức dậy). Bé không thể thức quá 4h trước giờ ngủ đêm, nếu không sẽ rất mệt và không thể ngủ ngon ban đêm.
Mẹ có thể đưa bé đi khám nhi tổng quát để xác định thêm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trên của bé. Xác định em bé có bị thiếu canxi (hoặc thiếu vitamin D) hay không căn cứ vào khám lâm sàng và xét nghiệm nên mong mẹ đưa bé đi khám sớm để sớm khắc phục được tình trạng của con. Chúc bé sớm ngủ ngon, khỏe mạnh và tăng cân đều. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, mẹ có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia. Trân trọng!
Bé trai nhà em 13 tháng tuổi, nặng 10 kg, trước đó sinh mổ đủ ngày, khi sinh nặng 3,2 kg. Từ khi sinh ra đến chín tháng tuổi trộm vía bé khỏe mạnh, không ốm đau. Lúc chín tháng bé tự dưng bị lồng ruột rồi viêm tai giữa.
Kể từ đó đến bây giơ bé rất hay nóng nảy và đặc ...
Chào mẹ,
Bụng con lúc nào cũng căng to nhất là khi con lại lười ăn thì mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ vì bụng chướng căng có thể do bệnh lý đường tiêu hóa như rối loạn hấp thu một số thức ăn ví dụ đường lactose, gluten...; ăn uống không khoa học, mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích hoặc có khi là xuất hiện u cục trong bụng...
Các thực phẩm như cà rốt, khoai tây, búp ổi... đều có tác dụng gây táo bón nên mẹ cho bé ăn các thực phẩm trên đều có thể dùng được. Một vài loại thuốc trị tiêu chảy có một nồng độ chì nhỏ trong đó nên mẹ không thể tự ý dùng cho con, mẹ chỉ được dùng thuốc theo đơn bác sĩ (chứ không theo hiệu thuốc chỉ định).
Trẻ bị tiêu chảy thì mỗi bé có các nguyên nhân khác nhau, có thể do nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, không hấp thu được một loại thức ăn nào đó nên mẹ cần cho con đi khám để biết rõ là gì mới có thể điều trị tốt nhất cho con được. Chúc bé và gia đình sức khỏe. Trân trọng.
Con tôi 10 tuổi bị đái dầm, đã đi khám không bị bệnh gì. Tôi có nghe nói về chuông báo đái dầm có nên dùng không thưa bác sĩ?
Chào bạn,
Con bạn 10 tuổi bị tiểu dầm thì là tiểu dầm bệnh lý. Nếu con bạn đã khám loại trừ bệnh thận và không uống nhiều đái nhiều, không bị xuất hiện sau rối loạn tâm lý thì con bạn có thể chỉ là tiểu dầm tiên phát.
Nếu bạn muốn dùng đồng hồ báo thức thì con bạn cần cho chúng tôi biết là cháu có bao nhiêu đêm khô và bao nhiêu đêm ướt trong 1 tuần. Đồng hồ báo thức là trẻ được dùng một loại đồng hồ có 2 phần: 1 phần gắn với quần lót (có phần cảm nhận với độ ẩm nên khi trẻ chỉ cần có 1 giọt nước ra quần là máy sẽ báo động) 1 phần là chiếc loa. Khi trẻ nghe tiếng loa kêu sẽ thức giấc và sau 3 tháng trẻ tạo được phản xạ cứ nước ra quần là trẻ thức giấc và tự dậy đi tiểu. Nhược điểm của phương pháp này là:
- Nếu trẻ mùa hè để nóng quá chảy mồ hôi nên bộ nhận cảm có thể kêu nhầm.
- Khi loa kêu sẽ làm người ngủ cạnh cũng thức giấc.
- Nếu trẻ không tỉnh ngủ hẳn khi loa kêu mà bố mẹ thức dậy giúp trẻ và trẻ vẫn mơ màng thì lúc đó dùng đồng hồ sẽ không hiệu quả.
- Không có tác dụng nhiều nếu trẻ đêm tiểu dầm đêm không...
Chúc bé và gia định sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 1800 6858 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Con tôi đợt vừa qua sốt xong, bị co giật đem đi cấp cứu, hiện điều trị tại bệnh viên trong thành phố. Kết quả xét nghiệm cho thấy cháu bị nhiễm trùng máu. Bác sĩ đã tầm soát viên não, siêu âm chụp X-quang, thử nước tiểu và tất cả bình thường. Cuối cùng, bác sĩ nghi ngờ về viêm phổi. Có bác sĩ ...
Chào anh,
Trước hết, bác sĩ rất chia sẻ với lo lắng của anh khi bé bị sốt, co giật và nhiễm trùng máu. Bất kỳ nhiễm trùng nào (viêm phổi, viêm mô tế bào, nhiễm trùng hệ tiêu hóa, nhiễm trùng hệ niệu, nhiễm trùng thần kinh trung ương...) cũng có thể kích hoạt quá trình nhiễm trùng máu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nhiễm trùng máu không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
Vì nhiễm trùng máu do rất nhiều tác nhân gây ra (vi khuẩn, vi nấm...) nên vẫn có khả năng bị lại, nhất là ở những trẻ có cơ địa đặc biệt như cắt lách, suy giảm miễn dịch... Lọc máu là một trong những phương pháp điều trị tình trang nhiễm trùng huyết nặng và sẽ được quyết định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng đôi dòng chia sẻ trên sẽ giúp anh giảm bớt lo lắng về tình trạng của con. Chúc con luôn khỏe mạnh.
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình. Trân trọng.
Con em nay được 33 tháng nhưng bé chưa nói được từ nào ngay cả gọi ba, mẹ. Khi bé thích 1 cái gì đó thì bé nói nhiều mà mình không nghe được bé đang nói gì. Xin bác sĩ tư vấn bé bị làm sao và có điều trị được không? Nên điều trị ở đâu?
Chào bạn,
Ở lứa tuổi lên ba, trẻ có khả năng sử dụng khảng 900 từ, do đó bé 33 tháng tuổi sẽ bắt đầu nói các câu dài và đôi khi sử dụng một số từ khó. Bé cũng có thể hiểu các câu nói dài của mọi người xung quanh bé khi nói chuyện giao tiếp với bé.
Ở lứa tuổi này, bé có thể bắt đầu nói nhiều hơn, sử dụng nhiều giọng điệu lên xuống khác nhau. Khả năng diễn đạt câu hỏi của bé cũng truyền cảm hơn và bé luôn đặt câu hỏi về mọi thứ ở mọi lúc mọi nơi. Do đó, bác sĩ rất đồng cảm với lo lắng của bạn về việc bé chưa nói được từ nào và nói rất nhiều nhưng không nghe được bé đang nói gì.
Để cải thiện tình trạng này, gia đình có thể dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng bé. Hoạt động này sẽ giúp cho ngôn ngữ của bé ngày càng phát triển hơn. Âm nhạc cũng là cách tuyệt vời để trẻ có thể gieo vần và ghi nhớ từ vựng theo giai điệu bài hát.
Đồng thời, gia đình nên thu xếp thời gian đến gặp bác sĩ tâm lý Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được khám và tư vấn, giúp bé cải thiện tình trạng ngôn ngữ. Hy vọng thông tin trên có thể giải đáp những thắc mắc của gia đình. Chúc bạn vui khỏe!
Con gái tôi 12 tuổi, thể trạng khỏe mạnh, hơi gầy. Ngày cháu đi tiểu rất bình thường nhưng cứ đêm nằm ngủ là cháu lại đái dầm, mỗi đêm đái vài lần, mỗi lần đái nhiều chứ không phải ít, đái ướt không biết để dậy thay quần áo luôn. Cháu đã dùng nhiều sản phẩm nhưng không đỡ. Mong bác sĩ tư vấn ...
Chào chị,
Con gái bạn ở độ tuổi 12 mà còn tiểu đêm là tiểu dầm bệnh lý. Bạn cần cho chúng tôi biết bé có dậy uống nước đêm không? Bé bị như thế từ sau khi sinh hay gần đây mới bị vì cháu cần được khám và xem tiểu dầm tiên phát hay thứ phát mới có hướng xử trí đúng đắn. Nếu tiểu dầm tiên phát thì hướng xử lý rất tốt còn tiểu dầm thứ phát, chúng tôi cần tìm nguyên nhân. Bạn nên đưa con đi khám để chúng tôi khám và điều trị nhé.
Chúc chị và gia đình sức khỏe. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được tư vấn. Trân trọng.
Cháu ngoại tôi sinh ngày 31/8/2020, hiện nay 7,5 tháng, cân nặng 6,2 kg. Cháu hơi kém ăn, hiện ăn dặm bột 3 lần mỗi ngày với lượng 3 muỗng mỗi lần và uống sữa công thức 240ml một ngày, chia thành ba lần xen kẽ các lần ăn dặm. Bé đang bị chàm sữa trên má. Bác sĩ cho tôi hỏi:
1. Trẻ biếng ...
Chào chị,
Tôi rất cảm thông với lo lắng của chị về tình trạng của cháu. Hiện nay cháu 7,5 tháng thì cân nặng trung bình là 7,9 kg (nếu là bé gái) và 8,6 kg (nếu là bé trai). Cháu cân nặng 6,2 kg là đang ở tình trạng nhẹ cân. Tình trạng này là do bé ăn và bú chưa đủ theo nhu cầu.
Ở lứa tuổi của bé, mỗi ngày bé cần ăn dặm hai cử bột (tối thiểu năm muỗng/lần) và uống 600-800 ml sữa. Chị có thể chọn bất cứ loại bột ăn dặm nào mà bé thích hoặc cháo xay có thịt và cần bổ sung thêm rau xanh và dầu ăn. Thuốc bổ nên được sử dụng theo ý kiến tư vấn của bác sĩ.
Với tình trạng của bé, gia đình nên sắp xếp đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và làm thêm xét nghiệm máu đánh giá chính xác tình trạnh dinh dưỡng cũng như các chất bé bị thiếu và sẽ có hướng can thiệp thích hợp.
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chương trình. Chúc bé và gia đình chị sức khỏe. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được các chuyên gia tư vấn. Trân trọng!
Bé nhà em được 8 tháng 18 ngày, nặng 8 kg nhưng không ăn cháo, đút ba thìa là ngậm chặt miệng lại. Cháu vừa uống sữa mẹ với sữa ngoài nhưng mấy hôm nay bé lười uống sữa ngoài. Bác sĩ cho em hỏi, bé ăn vậy có bị thiếu chất không? Làm sao cho bé ăn cháo được nhiều hơn? Em xin cảm ...
Chào bạn,
Con bạn hiện tại 8 tháng 18 ngày, chỉ bú mẹ và sữa công thức, rất ít ăn cháo, như vậy có nhiều khả năng con sẽ thiếu chất. Sau 6 tháng, nhu cầu năng lượng của con sẽ tăng cao, bú mẹ và sữa ngoài sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển của con. Ngoài ra, sau 6 tháng, lượng sắt dự trữ sẽ giảm, nếu trẻ không ăn dặm nhiều khả năng sẽ thiếu sắt.
Để con ăn cháo được nhiều hơn, bạn có thể thử những cách sau:
- Thời gian ăn hợp lý, cữ cháo nên cách cữ sữa 2-3 giờ để con có cảm giác đói.
- Tạo không khí vui vẻ cho bé khi đến cữ ăn.
- Cho con ăn đúng giờ để tạo thành thói quen cho con.
- Tô màu cho món cháo như có thể nấu cháo với bí đỏ, súp lơ...
- Bạn nên thử đa dạng các loại thức ăn khác ngoài cháo như cơm mềm, khoai tây nghiền, khoai lang nghiền... Hy vọng bé sẽ thích thú hơn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Cháu nhà tôi ăn uống nhiều nhưng vẫn gầy, gần bốn tuổi mới được 13,5 kg, cao một mét. Mong bác sĩ tư vấn giúp.
Chào anh,
Theo thông tin anh cung cấp, đúng là cháu nhà mình gầy, tuy nhiên bác sĩ cần anh cung cấp thêm một số thông tin cụ thể hơn:
- Cháu ăn uống nhiều nhưng vẫn gầy nhưng cụ thể chế độ ăn của cháu như thế nào, có đầy đủ bốn nhóm thực phẩm không, mỗi bữa cháu ăn mấy chén cơm, món ăn gồm những gì, lượng sữa cháu uống mỗi ngày...?
- Ngoài ra, cháu có bị bệnh gì không (như rối loạn tiêu hóa, táo bón, viêm đường hô hấp tái phát...).
- Mỗi ngày cháu vận động như thế nào? Cháu có chơi thể thao không?...
Với trường hợp của cháu anh, bác sĩ cần thêm thông tin và cần khám bé để đánh giá toàn diện, cũng như làm một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe. Sau đó, bác sĩ mới có hướng tư vấn phù hợp nhất với tình trạng của cháu.
Chúc bé và gia đình sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Con em mới sinh được 6 ngày, bé bị vàng da. Nhờ bác sĩ tư vấn nên làm thế nào?
Chào anh,
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. 60% trẻ sơ sinh đủ tháng có hiện tượng vàng da, với trẻ sinh non, tỷ lệ này cao hơn (80%).
Vàng da có hai loại gồm vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý:
- Vàng da sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ ba sau sinh, vàng nhẹ, vàng sáng, trẻ ăn, ngủ bình thường. Vàng da sinh lý không cần điều trị. Hiện tượng này sẽ hết sau hai tuần tuổi. Với vàng da bệnh lý, trẻ xuất hiện vàng da sớm hơn (< 48 giờ tuổi, có thể trong những giờ đầu sau sinh), vàng da thường đậm, tiến triển nhanh. Trường hợp nặng trẻ có thể bú kém, bỏ bú, co giật… do tổn thương thần kinh.
- Vàng da bệnh lý có thể do nhiều nguyên nhân hay gặp nhất gồm bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO hoặc Rh, thiếu men G6PD, bất thường về hồng cầu, nhiễm trùng… Những trường hợp này cần được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Em bé nhà anh sáu ngày tuổi bị vàng da nhưng anh chưa cho biết bé vàng đến đâu (vàng đến ngực hay vàng đến chân...) cháu vẫn ăn ngủ bình thường? Cháu đẻ đủ tháng? Cân nặng cháu bao nhiêu? Nếu cháu sinh đủ tháng, cân nặng tốt, vàng da mực độ nhẹ vẫn ăn ngủ tốt, đi phân bình thường thì có thể trẻ bị vàng da sinh lý. Tuy nhiên, tốt nhất anh nên đưa bé đi khám để được tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bé và gia đình anh sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858 và tại TP HCM 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.
Con trai em 5 tuổi. Khoảng 10 ngày trở lại đây, đêm nào sau khi ngủ khoảng 1- 2h cháu cũng đột nhiên ngồi dậy khóc, tay chỉ trỏ đòi hỏi gì đó, đầu vã mồ hôi, ba mẹ không thể dỗ dành cho cháu yên hay đánh thức cho cháu tỉnh hẳn được. Sáng hôm sau tỉnh dậy, cháu không nhớ gì về cơn ...
Chào bạn.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ vì trong lúc ngủ, thùy trước tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ. Do đó, các rối loạn về giấc ngủ ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Tùy theo độ tuổi, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ 3 - 6 tuổi ngủ 11 - 12 giờ mỗi ngày. Cơn hoảng hốt khi ngủ thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 đến 8 tuổi với những biểu hiện:
- Trẻ hét lên và hoảng sợ, nhịp tim nhanh và thở nhanh.
- Trẻ không ý thức được sự có mặt của ba mẹ, sự an ủi của ba mẹ dường như không có tác dụng.
- Trẻ có thể nói nhưng không thể trả lời được câu hỏi.
- Thông thường trẻ sẽ trở lại giấc ngủ sau một vài phút.
- Không giống như với những cơn ác mộng, sáng hôm sau tỉnh dậy trẻ không thể nhớ lại những gì đã xảy ra.
Với những biểu hiện của con bạn, bạn nên đưa bé đến khám và được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tâm lý Nhi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chương trình. Mến chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có khó khăn cụ thể nào, bạn có thể đưa bé đến khám, các bác sĩ khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn sẵn lòng giúp đỡ. Trân trọng.
Em có một bé trai 8 tuổi. Em xin phép được bác sĩ tư vấn về cơ quan sinh dục của bé. Từ khi sinh ra, quan sát bằng mắt, bé có cơ quan sinh dục không săn chắc: phần dương vật dài, da bao quy đầu dài, hai tinh hoàn nhỏ. Nhìn chung, tổng thể cứ chảy xệ và lòng thòng. Bé sinh hoạt ...
Chào bạn!
Thăm khám cơ quan sinh dục là một phần không thể thiếu của chăm sóc sức khoẻ thường quy ở bé trai lứa tuổi phát triển và thiếu niên tuổi dậy thì nhằm mục đích đánh giá sự phát triển cơ quan sinh dục ở trẻ cũng như phát hiện kịp thời các bất thường cần can thiệp. Quy trình thăm khám gồm có:
- Khám vùng bẹn: đánh giá các hạch vùng bẹn, tầm soát thoát vị bẹn...
- Khám dương vật và niệu đạo: phát hiện các tình trạng dương vật bé, dương vật to, vùi dương vật, niệu đạo đóng thấp, viêm da quy đầu, hẹp da quy đầu...
- Khám bìu và tinh hoàn: đánh giá kích thước bìu và kích thước tinh hoàn, phát hiện các tình trạng thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc, viêm tinh hoàn...
Trong trường hợp con trai của quý phụ huynh, chúng tôi khuyên quý phụ huynh đưa bé đến khám tại phòng khám Nhi khoa để đánh giá thường quy sự phát triển cơ quan sinh dục bé trai và phát hiện các bất thường nếu có.
Mến chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Bé nhà em 2 tuổi, thường xuyên bị viêm da dị ứng về đêm. Em đã làm nhiều cách mà vẫn không tìm ra chất dị nguyên. Khi dị ứng bé kêu đau, quấy khóc, người nổi nhiều ban. Xin bác sĩ tư vấn.
Chào chị!
Tình trạng viêm da dị ứng về đêm có thể do nhiều nguyên nhân như môi trường ẩm mốc, giường ngủ và gối mền có bụi, con mạt nhà, bé bị dị ứng thời tiết, cơ địa bé mẫn cảm, thức ăn bé ăn vào buổi tối... Ngoài ra cần phải có thêm thông tin về tình trạng dị ứng của các thành viên trong gia đình.
Chị nên cho bé đi khám, đặc biệt là lúc bé bị dị ứng (đau, quấy khóc, người nổi nhiều ban) để bác sĩ đánh giá tình trạng bé, tìm nguyên nhân và kê đơn thuốc phù hợp.
Cảm ơn mẹ đã gửi câu hỏi về chương trình. Chúc chị sức khỏe! Nếu có khó khăn cụ thể nào, chị có thể đưa bé đến khám, các bác sĩ khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn sẵn lòng giúp đỡ. Trân trọng!