Nếu sinh non lần một con 34 tuần thì đứa bé thứ hai có khả năng sinh non nữa không ạ?
Chào chị, gãi tai là một triệu chứng thường gặp ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ gãi tai, có thể kể đến như có ráy trong tai cũng rất thường gặp. Nhưng gãi tai cũng có thể là triệu chứng do nguyên nhân khác như viêm tai mũi họng, trong trường hợp trẻ gãi tai do viêm nhiễm thì thường kèm theo các triệu chứng khác ngoài gãi tai.
Vậy để chẩn đoán chính xác nguyên nhân trẻ thường gãi tai, chị nên đưa bé đi khám để các bác sĩ thăm khám và hỏi về các triệu chứng kèm theo, từ đó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, chị nhé.
Nếu có khó khăn cụ thể nào, chị có thể đưa bé đến khám tại khoa Nhi như tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ chị. Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chương trình.
Bé nhà cháu 16 tháng, bị chảy nước mũi, ngạt mũi, nhiệt độ tăng nhẹ, có cách nào khiến con dễ chịu hơn không?
Chào mẹ,
Mẹ có thể cho bé nhỏ nước muối sinh lý khi bé ngạt mũi, hút mũi khi bé chảy mũi, mặc đồ thấm hút mồ hôi, thoáng mát cho bé, cho bé uống nhiều nước. Nếu tình trạng này kéo dài và có bất thường, mẹ có thể cho con khám tại khoa Nhi tại các bệnh viện.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, mẹ vui lòng gửi câu hỏi về cho chương trình để được bác sĩ hỗ trợ. Chúc bé và gia đình vui, khỏe. Trân trọng.
Bé nhà em ho đờm gần hai tuần không khỏi. Em đang cho con uống siro húng chanh mật ong. Bé có cần phải cho bé uống kháng sinh không?
Chào chị,
Có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ em và tùy tác nhân gây bệnh mà tình trạng ho có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Việc uống kháng sinh sẽ được quyết định bởi bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bé dựa trên tổng hợp nhiều yếu tố. Vì vậy, chị nên cho bé đi khám để bé được điều trị tốt nhất.
Mến chào chị. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ. Trân trọng!
Bé em hơn chín tháng, rụng tóc vành khăn và hay ra mồ hôi đầu có phải thiếu canxi không?
Chào mẹ,
Trong giai đoạn bốn tháng tuổi trở đi, rụng tóc hình vành khăn hay đổ mồ hôi đầu ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nhất thiết là biểu hiện của thiếu vitamin D hoặc canxi.
Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không, mẹ đưa bé đi khám cũng như xét nghiệm máu (nếu cần) để tìm ra nguyên nhân và can thiệp phù hợp. Mẹ có thể cho con khám tại khoa Nhi, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, mẹ vui lòng gửi câu hỏi về cho chương trình để được bác sĩ hỗ trợ. Chúc bé và gia đình vui, khỏe. Trân trọng.
Con em được hơn một tháng tuổi. Mỗi lần đi ngoài, bé rặn rất nhiều, đôi lúc phân có chất nhầy, bọt và có dây hồng hồng như sợi chỉ thì có làm sao không?
Chào mẹ,
Bé có thể bị dị ứng đạm sữa trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bé mới một tháng tuổi, mẹ nên cho bé đến khám Bác sĩ chuyên khoa Nhi để được thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể, hướng dẫn mẹ cách chăm sóc, chế độ sữa phù hợp cho con.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, mẹ vui lòng gửi câu hỏi về cho chương trình để được chuyên gia giải đáp. Chúc bé và gia đình vui, khỏe. Trân trọng.
Bé nhà em bị viêm họng, bác sĩ kê uống thuốc kháng sinh sau khi ăn 30 phút. Nhưng khi em cho bé uống thì bị trớ ra. Em có thể pha thuốc với sữa để cho bé uống không? Em xin phép nhờ các bác sĩ tư vấn giúp em.
Chào mẹ,
Phụ huynh không nên pha thuốc với sữa cho bé uống. Vì trong sữa có hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao nên sẽ làm chậm hấp thu hay có khi còn gây tương tác bất lợi với nhiều loại thuốc.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, mẹ vui lòng gửi câu hỏi về cho chương trình để được bác sĩ hỗ trợ. Chúc bé và gia đình vui, khỏe. Trân trọng.
Bé nhà em 5 tuổi, 20 kg. Bé hay bị bón. Bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Cảm ơn bác sĩ ạ.
Chào bạn,
Bé nên ăn uống ăn uống đầy đủ, nhất là chất xơ đủ và cần uống nước nhiều. Nếu không cải thiện, bạn nên cho bé đến khám nhi để bác sĩ tìm nguyên nhân xem có bệnh lý khác không.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, bạn vui lòng gửi câu hỏi về cho chương trình để được chuyên gia giải đáp. Chúc bé và gia đình vui, khỏe. Trân trọng.
Bé 2,5 tuổi, nặng 12 kg, hay bị viêm họng tái đi tái lại nhiều lần trong tháng, uống thuốc không khỏi. Mỗi lần bị, bé đều phải tiêm. Mong bác sĩ tư vấn cho em.
Chào bạn,
Thường nếu bé chỉ bị viêm họng và không sốt cao quá chỉ cần điều trị ngoại trú và uống thuốc. Bác sĩ cần biết mỗi lần bị viêm họng tình trạng của bé như thế nào, kết quả xét nghiệm thì mới tư vấn cho mẹ cụ thể được. Nếu bé bị lại. mẹ nên đưa bé đén bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể và chính xác.
Chúc bé khỏe mạnh, chóng lớn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, bạn vui lòng gửi câu hỏi về cho chương trình để được chuyên gia giải đáp. Trân trọng.
Bé nhà cháu không chịu bú mẹ thì có cách nào để bé bú mẹ không? Nhờ bác sĩ tư vấn.
Chào bạn,
Dữ liệu bạn đưa cho bác sĩ hơi ít. Bác sĩ cần biết thêm thông tin bé nhà mình mấy tháng. Ngoài ra núm ti của mẹ lẫn lượng sữa mẹ có và một số vấn đề khác cũng cần thêm thông tin thì mới tư vấn tốt nhất cho mẹ được.
Ba mẹ có thể đưa bé đến khoa Nhi để được thăm khám và tư vấn cụ thể hoặc mẹ có thể gửi thêm thông tin để được bác sĩ hỗ trợ. Chúc mẹ và bé sức khỏe. Trân trọng.
Bé nhà em 2,5 tháng tuổi. Từ lúc sinh bé thường xuyên đi ngoài xì xoẹt, mỗi lần đi ngoài bé khóc rất dữ dội. Gia đình có mang phân đi xét nghiệm nhiều lần đều có kết quả bình thường. Khi đi khám nhi, bác sĩ kiểm tra bên ngoài cũng không có hiện tượng gì bất thường. Tình trạng đau bụng, khóc thét ...
Chào mẹ,
Bác sĩ cần biết thêm thông tin gồm bé bú mẹ hay sữa công thức? Phân bé như thế nào (mùi chua...)? Bé có bị hậu môn đỏ không? Bé có tăng cân và chiều cao tốt không? Bé có thể bị không dung nạp lactose. Mẹ nên cho bé đi khám để biết đây là tình trạng bình thường hay không. Nếu do không dung nạp lactose từ sữa mẹ, mẹ có thể vắt bớt sữa đầu (màu trong, nhiều đường), cho bé bú sữa sau (sữa đục). Nếu dùng sữa công thức thì nên dùng sữa không có lactose.
Chúc bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, mẹ vui lòng gửi câu hỏi về cho chương trình để được bác sĩ hỗ trợ.
Em năm nay 44 tuổi, có thai nhưng bị lưu nhiều lần có chữa được không?
Chào chị, cảm ơn câu hỏi mà chị đã gửi về cho chương trình.
Do chúng tôi không có nhiều thông tin của chị về chức năng sinh sản của hai vợ chồng, tiền sử can thiệp hỗ trợ sinh sản và tiền sử về bệnh lý di truyền của gia đình nên không thể tư vấn chính xác cho anh chị được.
Nếu được rất mong anh chị đến khoa Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và mang kèm theo toàn bộ các xét nghiệm, hồ sơ điều trị của hai vợ chồng (nếu có). Từ đó, các bác sĩ có thể thăm khám, đánh giá chính xác cũng như đưa ra các biện pháp tốt nhất nhằm tìm ra nguyên nhân thai lưu nhiều lần, điều trị và làm tăng khả năng mang thai của chị.
Chúc gia đình chị sớm có thêm thành viên mới. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!
Nhờ bác sĩ tư vấn cho em những thông tin hữu ích về chăm sóc trẻ bệnh down? Em cảm ơn.
Xin chào bạn,
Một số người bị down nhìn chung có chậm phát triển tinh thần vận động. Một số khác có dị tật khác kèm theo đặc biệt tim, tiêu hóa. Các bé cần được thăm khám với bác sĩ để đánh giá. Còn về phát triển tinh thần vận động, tất cả các bé đều bị ảnh hưởng. Bạn phải cho bé tập phục hồi các chức năng để hòa nhập. Khi lớn hơn, bạn phải kiên trì dạy bé các kỹ năng sống ở mức đơn giản như tự phục vụ bản thân.
Nếu có khó khăn cụ thể nào, bạn có thể đưa bé đến khám, các bác sĩ khoa Nhi - Bệnh viện Tâm Anh luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Cách phòng bệnh và khắc phục tình trạng táo bón và thiếu sắt ở trẻ như thế nào? Nhờ bác sĩ tư vấn. Em cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Nếu trẻ bị táo bón nên uống thuốc và ngưng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc. Bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất, cân đối, tập trung ăn nhiều chất xơ (mè đen, bắp, khoai lang...); tập đi tiêu đúng giờ, có thời gian quy định... (toilet training). Việc tập luyện cho bé nên kiên nhẫn, dù bé có đi tiêu hay không để tạo thành thói quen. Cho bé ăn và vận động nhiều để phát triển toàn diện, hệ cơ khỏe hơn sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Nếu trẻ bị thiếu sắt nên xổ giun hằng năm, ăn các thực phẩm giàu sắt (thịt đỏ, ngũ cốc, cải bó xôi...), giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu đã được chẩn đoán thiếu sắt, bé sẽ được bổ sung sắt phù hợp theo từng lứa tuổi. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh, bé hay ăn chóng lớn.
Bé 24 tháng tuổi đo điện não phát hiện "có sóng động kinh" và điều khó khăn nhất là cháu gặp chứng rất khó ngủ. Cho con hỏi tình trạng này của cháu như thế nào?
Xin chào bạn, nếu lâm sàng bé có cơn động kinh như cơn co giật hoặc không giật nhưng vắng ý thức mang tính chất lặp đi lặp lại các lần giống nhau kèm theo điện não đồ có sóng động kinh rất nhiều khả năng bé bị động kinh. Bé nên được đến khám chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt để chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, bé chỉ có điện não đồ có sóng động kinh và kèm khó ngủ thì chưa đủ căn cứ chẩn đoán động kinh.
Trẻ 24 tháng khó ngủ và kèm theo chậm lớn, nhất là chậm lớn về chiều cao nên được đi khám để phát hiện tình trạng khó ngủ của con có thể con thiếu vi chất hoặc thừa năng lượng, căng thẳng, bị viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản, môi trường ngủ bị thay đổi con chưa thích nghi được. Con nên được đưa đến bác sĩ nhi khoa.
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Chúc bạn và bé một ngày vui vẻ. Chúc bé của bạn hay ăn chóng lớn và ngủ ngon.
Bé nhà em 8 tháng tuổi, không chịu ăn, uống rất ít sữa, đi cầu phân màu như chocolate. Cho em hỏi bé có sao không ạ?
Xin chào bạn,
Như bạn nói thì chưa rõ là tình trạng của bé kéo dài đã lâu chưa, cháu là nam hay nữ, cân nặng và chiều cao của con hiện tại thế nào, số lần đi ngoài trong ngày là bao nhiêu lần? Tuy nhiên với trẻ 8 tháng tuổi thì cân nặng khoảng từ 6,5 - 9,5 kg, chiều cao thì khoảng 64,5 - 75,5 cm, bé cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại xem có suy dinh dưỡng hay không. Vì bé ăn kém và uống ít và cũng chưa rõ số lần đi ngoài trong ngày nên cũng phải được đánh giá xem có tình trạng mất nước hay không, nhất là trong trường hợp tình trạng này xảy ra cấp tính gần đây.
Bạn cũng cần so sánh với mức độ ăn và uống của bé với trẻ 8 tháng tuổi, Thông thường, lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là 750- 1000 ml sữa. Khi cho bé tập ăn dặm, mẹ nên giảm từ từ lượng sữa và tăng dần lượng bột, có thể cho bé ăn 2 bữa bột/ngày. Thức ăn hằng ngày của bé cần có đầy đủ bột gạo, rau củ và đạm động vật như thịt bò, thịt cừu xay. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn thêm bánh quy trong bữa ăn để tăng khả năng nhai và giúp răng phát triển.
Đối với trẻ được 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa cháo và 1-2 bữa ăn phụ trong một ngày. Các món ăn phụ nên là các loại hoa quả xay, sữa chua, trứng luộc băm nhỏ, trái cây hoặc sinh tố. Khi chế biến thức ăn cho bé, thực phẩm phải được thái thành những miếng nhỏ và nấu nhừ giúp trẻ dễ nhai và tránh bị mắc hóc khi ăn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ cũng nên cho thêm một chút nước mắm và một thìa nhỏ dầu ăn để tăng thêm hương vị, giúp trẻ thích thú hơn khi thưởng thức món ăn. Về màu sắc của phân thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong trường hợp cháu đi ngoài nhiều lần trong ngày thì mình cũng cần xem xét để làm xét nghiệm phân cho bé.
Với những phân tích như trên, nên bé cần được đi khám nhi sớm để các bác sĩ đánh giá tình trạng cụ thể của bé và có hướng tư vấn và hướng dẫn cụ thể chế độ ăn và chăm sóc cho bé bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào bạn Mỹ Ngọc,
Trẻ sơ sinh thức ăn là sữa (thường giàu canxi), lượng canxi trong sữa mẹ là phù hợp với sinh lý của trẻ nên không có khuyến cáo bổ sung thường quy canxi cho trẻ sơ sinh (ngoại trừ các trường hợp bệnh lý). Tuy nhiên, việc hấp thu canxi còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như vitamin D. Trong sữa mẹ, lượng vitamin D có thể thấp so vơi nhu cầu của trẻ (ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi). Vì vậy, với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên được bổ sung vitamin D để tối ưu hấp thu canxi.
Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào bạn,
Tinh hoàn ẩn cần được đưa xuống bìu sớm để tránh teo tinh hoàn. Do đó có cần khám chuyên khoa Ngoại Nhi để có chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu kịp thời.
Bạn có thể cho bé đến khám tại chuyên khoa Ngoại Nhi để được tư vấn chi tiết về tình trạng của bé.
Chúc bé và gia đình sức khỏe. Trân trọng.
Con em 10 tháng, đang ăn dặm và buổi tối bé hay khóc do đầy bụng. Vậy có hướng nào khắc phục không?
Chào em, buổi tối con ăn dặm hay khóc đêm, trước tiên em nên kiểm tra kỹ tất cả các vấn đề liên quan như: nhiệt độ môi trường, tã hay quần áo bé ẩm ướt làm bé khó chịu, món ăn bé có thích không...? Ngoài ra bé có bị những bệnh lý gì đồng thời làm bé quấy khóc không? Nên cho ăn cách giờ bé đi ngủ ít nhất 1 giờ, massage bụng cho bé, cho bé ăn tối thực phẩm dễ tiêu... Em có thể cho bé uống men tiêu hóa vài ngày, nếu bé không cải thiện nên đi khám.
Chúc mẹ và bé khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được tư vấn. Trân trọng.
Chào chị.
Để phòng ngừa viêm tiểu phế quản và các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ cần chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng. Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh và duy trì sữa mẹ đến 2 tuổi.
Khi trẻ ăn dặm, cần cho trẻ ăn đủ chất, bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, chất đạm, rau xanh - trái cây, dầu thực vật. Cho trẻ uống đủ nước. Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ vì virus gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị viêm đường hô hấp cũng như các trẻ bệnh khác. Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Giữ cho phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, vừa ấm áp và vẫn thông khí.
Để được hướng dẫn về cách dùng thuốc cụ thể, chị nên đưa bé đi khám để được các Bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn cho bé chị nhé. Chúc bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, chị vui lòng gửi câu hỏi cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào bác sĩ, cháu của em đang đang điều trị bị bệnh tay chân miệng ở bệnh viện. Tôi có cho em của bé, năm nay 3 tuổi vào thăm. Sau khi thăm, tôi và cháu đều rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, liệu cháu có nguy cơ bị lây bệnh không? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Bé vẫn có nguy cơ bị Tay Chân Miệng nếu hai bé có tiếp xúc trước đó, vì trong thời gian ủ bệnh 7 - 10 ngày, bênh chưa phát ra biểu hiện nhưng đã có thể lây lan cho trẻ khác. Bạn để ý kỹ các biểu hiện của bệnh tay chân miệng để chăm sóc bé nhé.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, bạn vui lòng gửi câu hỏi về chương trình hoặc liên hệ tổng đài BVĐK Tâm Anh để được hỗ trợ.
Chúc bé và gia đình sức khỏe. Trân trọng!