VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 24/4/2024

Tôi bị De Quervain từ 30/4. Lúc đó có đi khám và uống thuốc theo đơn bác sĩ, kèm với chườm đá và đeo nẹp ngón cái thì bớt đau hẳn. Đến lúc tái khám thì giãn cách do dịch nên không đi được đến nay. Thỉnh thoảng bị đau lại nhiều do vẫn cố sức hít đất thì lại mua một liều trị 7 ...

Quách Phát Tài, 32 tuổi

Tôi bị tràn dịch khớp gối chân phải (thuận chân phải) do chơi đá banh và sáng thì chạy bộ, tôi có đi khám và bác sĩ cho uống thuốc. Sau hơn một tuần thì hết sưng và chạy lại bình thường nhưng cũng hạn chế bớt. Tôi cũng chưa đá bóng lại nữa. Nhưng có bất thường là giờ tôi không thể tập động ...

Phương Thanh, 42 tuổi, TP Vũng Tàu

Tôi chơi thể thao môn tennis, Gần đây ngồi xuống đứng lên hai đầu gối không bình thường như trước mà khi đứng lên hãy ngồi xuống Phải tựa hay lắm đỡ cái gì đó mới đứng lên được. Hiện tôi đang ăn uống bình thường, sức khỏe bình thường.

Lê tấn lửa, 42 tuổi, 19A, hẽm 1a, Đường huỳnh công giản khu phố bẩy phường ba thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh

Vào tháng 2/2020, em bị tai nạn giao thông: nứt xương vai, đuọc bác sĩ phẫu thuật, lắp ốc vít kim loại. Đến nay gần 2 năm em vẫn chưa phẫu thuật lại để tháo vít ra. Nếu em để vít vĩnh viễn luôn có được không? Vừa rồi , đầu tháng 10, em bị trượt chân té tư thế ngồi thẳng, kết quả CT ...

Lê Nguyên, 51 tuổi, 53 Lien xã-Dien Khánh-Khánh Hoà

Tôi bi đau cơ vai mấy tháng nay, dùng tay bóp vào thì không thấy đau nhưng khi cử động đưa tay qua những vị trí góc hẹp, với tay lên cao hay quài tay ra sau lưng gãi thì bả vai thường đau nhói, cổ cũng hơi đau, vậy hỏi bác sĩ đây có phải là do thoái hóa đốt sống cổ không? ...

vodang61, 51 tuổi, 575 Hai Bà Trưng - Qui Nhơn

BS Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào cô
Theo mô tả của cô, có thể đó là biểu hiện của bệnh lý viêm chóp xoay vai. Khi đau do viêm chóp xoay khớp vai, người bệnh có thể gặp cơn đau âm ỉ sâu trong vai, lan lên tới cổ hay lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá vùng khuỷu tay. Đau thường xuất hiện vào đêm khuya, sau một ngày làm việc vất vả và khiến bệnh nhân mất ngủ, nhất là khi nằm nghiêng bên vai bị đau. Ngoài ra, người bệnh có thể có cảm giác yếu cánh tay, mỏi hoặc đau khi nhấc tay lên cao khiến khó chải đầu, khó mặc áo hay đưa tay ra phía sau đầu.
Để xác định chính xác tình trạng bệnh, cô cần đến khám tại bệnh viện chuyên khoa để được chụp phim, chụp cộng hưởng từ MRI xem mức độ tổn thương ra sao. Từ đó, bác sĩ có thể điều trị nội bằng thuốc, tập vật lý trị liệu hoặc can thiệp phẫu thuật.
Một số thông tin trao đổi cùng cô.

Tôi bị lật cổ chân trái 2 lần và lần này đã 8 tháng nhưng cổ chân vẫn còn đau khi di chuyển mạnh. Nhờ bác sỹ tư vấn và hướng dẫn cách điều trị?

Nguyễn Mạnh Phíc, 36 tuổi, Quận 9, hcm

BS Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Chấn thương lật cổ chân nếu tổn thương nặng có thể dẫn tới đứt dây chằng hoặc gãy nứt xương, bong sụn khớp cổ chân. Nếu rách đứt dây chằng nặng có thể sẽ khiến khớp mất vững mạn tính và có xu hướng tổn thương ngày càng nặng thêm, dẫn tới thoái hóa khớp, hoại tử xương khớp cổ chân.
Bạn không nên xoa bóp dầu nóng hay rượu thuốc trong khi cố định chân, vì như vậy vết thương có thể sưng tấy to hơn. Cũng không nên kéo nắn hay bó thuốc bắc để tránh bị rách cơ bên trong hay nhiễm trùng da. Vì chấn thương của bạn đã lâu mà vẫn còn đau, thì nên tới tái khám để bác sĩ khám lại, cho chụp X-quang hoặc MRI để xác định tổn thương gân cơ dây chằng, sụn khớp, xương có vấn đề gì hay không để có kế hoạch can thiệp điều trị sớm. Nếu nhẹ thì có thể bảo tồn, uống thuốc. Nặng hơn có khả năng phải phẫu thuật.
Trân trọng!

Tôi năm nay 42 tuổi, chụp MRI thoái hoá cột sống cổ, C3,C4,C5 chèn ép nhẹ tủy sống, chèn ép bao màn cứng chèn ép rễ nhẹ, gây hẹp ống sống ( APd 7-8mm ) và lỗ liên hợp lồi nhẹ đĩa đêm C2/C3/C7/C8, chưa thấy tổn thương tủy, đã điều trị đông y và Tây y hơn một năm nay nhưng vẫn không thấy ...

Lê thị Thanh Phúc, 42 tuổi, 411/78 Lê Đức Thọ phường 17 quận gò vấp

Năm nay em 33 tuổi, bị hội chứng thắt lưng hông năm nay (triệu chứng: đau ở lưng L5, lan xuống mặt sau chân trái, ngồi 1 lúc là tê, đứng lên khó khăn). Em cũng làm vật lý trị liệu nhưng chỉ đỡ chứ k hết. Đầu 2021 em đi chụp Cộng hưởng từ thì nhận kết luật đĩa đệm L4/5 lồi ra ...

Kim Xuân Long, 33 tuổi, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Em năm nay 32 tuổi, nam giới, làm việc bình thường, không nặng. Em bị thoái hóa và phình đĩa đệm cổ c3, c4, c5 kèm theo hiện tượng đau nhức nhất là khi sáng và tối lúc 7h và 17h . Khi em vặn cổ cho đỡ mỏi thì có nghe tiếng kẽo kẹt ở cổ. Sau khi vật lý trị liệu 3 ...

Trần kiên trung, 31 tuổi, Lào cai

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng cũng như là thoát vị cột sống thắt lưng là một trong những vấn đề nan giải đối với các bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Bởi thời gian điều trị rất lâu và cần đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân cũng như là bác sĩ.
Đặc biệt, tuổi của bạn còn rất trẻ nên bác sĩ sẽ hạn chế can thiệp phẫu thuật và bắt đầu bằng việc điều trị nội khoa kết hợp thuốc và vật lý trị liệu. Phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu không thể cho kết quả ngay lập tức được và phải cần thời gian dài. Do đó, nếu 8 tháng vừa qua bạn cảm thấy đỡ hơn khi điều trị, bác sĩ khuyên bạn nên tiếp tục phương pháp này. Mặt khác, bạn có thể đến các bác sĩ phục hồi chức năng để kết hợp hoạt động trị liệu, tức là điều chỉnh lối sống... Bác sĩ có thể chỉ dẫn thêm cho bạn các tư thế ngồi, cách chọn ghế hoặc dụng cụ hỗ trợ tư thế ngồi để khi làm việc tránh chịu trọng lực lên cột sống thắt lưng.
Nếu bạn được điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu thất bại, lúc đó sẽ cần can thiệp phẫu thuật để điều trị triệt để. Tuy nhiên, ở tuổi trẻ như bạn, bác sĩ sẽ cố gắng điều trị bảo tồn trước khi can thiệp phẫu thuật.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Tôi bị chấn thương phần mềm tay phải cách đây 5 năm. Đi khám ở bệnh viện bác sĩ chẩn đoán: hội chứng khớp xoay, cho thuốc uống nhưng không hết. Hiện tại cử động tay phải bình thường nhưng đưa tay phải lên cao bị mỏi, nằm đẩy tạ nhẹ vẫn được. Tôi nghĩ đứt hay rách dây chằng. Xin hỏi cách điều trị. ...

Lê Huynh, 61 tuổi, Kp6 phường Phú Tài Tp. Phan Thiết.

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Thông thường, với hội chứng chớp xoay, bác sĩ sẽ chỉ điều trị bảo tồn và vật lý tri liệu trong khoảng 6-8 tháng. Nếu không thành công, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi để khâu lại lỗ rách, cắt lọc giảm viêm, mài mỏm cùng... Trường hợp của bạn đã là 5 năm nhưng tình trạng không được cải thiện, lời khuyên là bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI và kiểm tra lại cho bạn.
Trong trường hợp nặng hơn, bạn bị rách chóp xoay dẫn đến rách gân trên gai, gân dưới gai hay gân dưới vai, bạn nên tham khảo phương pháp phẫu thuật nội soi để khâu lại chóp xoay. Bởi nếu để càng lâu, vết rách càng lớn, việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Do đó, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn. Trân trọng!

Em là nam 35 tuổi, làm nhân viên văn phòng. Khoảng 2 tuần nay, em tự nhiên bị đau khớp gấp ngón tay cái của tay phải. Em không va chạm, hay có tác động gì từ bên ngoài. Hôm trước em có qua chuyên xương khớp bên đông y thì bác sĩ chỉ xem qua và nói bị thoái hóa đốt sống cổ làm ...

Nguyễn Mạnh Tiến, 34 tuổi, 105 Hoàng Liệt Hoàng Mai Hà Nội

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Vị trí khớp gấp ngón cái, có liên quan đến một bệnh lý cần nghĩ đến trước tiên là Viêm gân gấp ngón cái. Chỉ khi có thêm các bằng chứng lâm sàng khác không liên quan đến bệnh lý viêm gân gấp ngón cái thì lúc đó mới nghĩ đến các nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống cổ. 80% bác sĩ nghĩ là bạn bị bệnh viêm gân gấp, bệnh lý này điều trị bằng Tây y khả năng thành công rất cao. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm một số xét nghiệm như siêu âm với đầu dò, chụp Xquang, MRI, xét nghiệm máu... từ đó mới có thể phân loại giai đoạn bệnh của bạn và đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất. Với các triệu chứng bạn đưa ra, bạn nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để tránh bệnh tiến triển xấu hơn.

Tôi năm nay 45 tuổi. Năm 2019 tôi bị tai nạn giao thông bị rạn xương chậu, các bác sĩ đã vít nẹp dài hơn 10 cm ở vành chậu chỗ đó đó lại. Khi ra viện có hẹn 1 năm sau xuống tháo nẹp. Năm 2020 tôi xuống để tháo thì bác sỹ tư vấn là nên để không nên tháo, vì tháo ra ...

Lê Minh Sơn, 44 tuổi, Văn Quan, Lạng Sơn

Năm 2009 tôi bị tai nạn lún mâm chày chân phải và đã được phẩu thuật nội soi nhưng chân không được thẳng như ban đầu. Hiện nay tôi có 2 vấn đề:
1. Gối chân phải cảm giác sột soạt và nếu đi bộ tầm vài 2km thì trong 12h sau thỉnh thoảng đi lại sẽ bị nhói ở đầu gối. Sau đó thì ...

Lê Thanh Điệp, 38 tuổi

Tôi bị chứng elbow tennis tay phải, viêm cơ khuỷ tay phải gây đau nhức. Xin hỏi thủ tục, chi phí và đăng ký khám y học thể thao như thế nào?

Võ Cường, 52 tuổi

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Đây là một trình trạng khá phổ biến. Thông thường, chúng ta hay bị đau ở khuỷu tay bên ngoài (tennis elbow), tương tự như động tác của vận động viên tennis, khi dùng cơ duỗi tay mạnh, phần cơ bám từ khuỷu tay đến cổ tay. Một điểm đau cũng tương tự là viêm mỏm trong lồi cầu trong xương cánh tay, đó chính là nguyên nhân đau. Do chúng ta sử dụng bộ phận đó nhiều nên cần hỗ trợ và điều trị phần cơ hoạt động nhiều hơn.
Phương pháp điều trị hội chứng tennis elbow là tiêm thuốc tại chỗ như corticoid, collagen, PRP, chất nhờn...
Tùy theo tình trạng, loại thuốc bạn dùng mà chi phí sẽ có sự khác nhau. Vì thế, bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và đánh giá cụ thể đồng thời tư vấn chi tiết chi phí điều trị.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!


Em bị té xe và giờ chụp MRI cho kết quả đứt gần hoàn toàn dây chằng chéo trước. Trường hợp của em vậy có phải mổ không ạ? Với do lần đầu tiên mổ nên em khá lo lắng và sợ đau lắm bác sĩ!

Nguyễn Văn Dũng, 28 tuổi, 380 Lê Văn Lương, Quận 7


Tôi bị đau gót chân, bác sĩ chẩn đoán viêm gân Achilles. Cho uống thuốc chừng 5 ngày thì hết đau, nhưng nếu chơi thể thao, tập thể dục lâu lâu lại bị đau lại. Xin hỏi có cách nào để trị dứt điểm không? Xin cảm ơn.

Song Minh, 45 tuổi, P9 TP Cà Mau

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Các loại viêm gân, đặc biệt là các gân lớn như gân gót (gân achille), gân bánh chè... sau thời gian đều trị bằng thuốc đòi hỏi một quá trình phục hồi rất lâu sau, mới có thể đạt được hiệu quả điều trị hoàn hảo. Tại sao phải như vậy? Ngược về nguyên nhân của viêm gân, chúng ta cần biết rằng đây là bệnh lý được gây ra bởi sự quá tải. Quá tải ở đây có thể là do hoạt động quá nhiều, nhưng cũng có thể do vùng gân này suy yếu, không đủ mạnh mẽ. Các nguyên nhân khác có thể đến từ thiếu khởi động, giày tập luyện, cách tiếp đất của bàn chân khi chơi thể thao...
Tóm lại, thuốc men chỉ là một phần trong phác đồ điều trị, tập luyện phục hồi sức mạnh gân cơ và tập luyện một cách phù hợp mới đóng vai trò quan trọng giúp bạn trở lại với môn thể thao mà bạn yêu thích.
Vì thế, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn các biện pháp cụ thể để nhanh chóng hồi phục và trở lại với môn thể thao ưa thích một cách thoải mái.

Tôi năm nay 38 tuổi, khoảng hơn một tháng trước tôi chơi cầu lông, tay phải của tôi xảy ra hiện tương đau ở khớp vai phía trước nâng lên cao thì bị đau, tay có cảm giác yếu khó nâng, thỉnh thoảng có dấu hiệu nhói đau.
Tôi không biết là mình trấn thương gì? Vậy xin được bác sĩ tư vấn giúp ạ. ...

Đồng Văn Văn, 37 tuổi, Đội 5, Tân liễu, yên dũng, Bắc giang

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Môn cầu lông cũng là môn yêu thích của tôi, nên tôi hiểu là bạn đang gặp vấn đề gì. Tổn thương vùng vai trong môn cầu lông nếu nhẹ là viêm gân cơ nhị đầu (có vị trí ngay mặt trước vai) hoặc nặng hơn là tổn thương chóp xoay (có vị trí đau mặt sau trên vai).
Khớp vai là khớp có biên độ vận động rất rộng và có hệ thống gân cơ phức tạp bao bọc. Khi có bất kỳ tổn thương nào ở khớp vai sẽ gây đau và diễn tiến dần sang các triệu chứng nặng hơn như đau về đêm, giới hạn vận động khớp vai, cứng khớp vai. Triệu chứng càng nặng thì thời gian điều trị và phục hồi hoạt động càng lâu.
Do đó bạn nên đi khám khớp vai càng sớm càng tốt, để có thể phục hồi hoàn toàn mới có thể chơi cầu lông hay các môn thể thao khác
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Tôi không rõ mình bị chấn thương tên gì, nhưng triệu chứng là chân trái của tôi thì không thể hoạt động cũng như thực hiện các động tác mạnh được. Mỗi lần thực hiện động tác mạnh thì sẽ bị đau phía sau gối, gây khó chịu vô cùng, cụ thể như: đi lên nấc thang cao không được vì chân trái không bậc ...

Võ Văn Sanh, 37 tuổi, ấp Tây An, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Với chia sẻ của bạn thì chân bạn đang có vấn đề bất thường. Tuy nhiên, cấu trúc giải phẫu ở chân có các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân và hệ thống gân - cơ bắp dọc theo chiều dài của chân. Một tổn thương ở bất kỳ vị trí, thành phần nào cũng gây phiền phức trong hoạt động đi đứng chạy nhảy. Cho nên, bệnh lý này cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến các cấu trúc kế cận.
Để điều trị hiệu quả, cần phải có chẩn đoán cần chính xác. Do đó, bác sĩ cần tư vấn, thăm khám bệnh cụ thể và làm một số cận lâm sàng cần thiết. Bạn nên đến các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín càng sớm càng tốt để được tư vấn kỹ càng, chính xác tình trạng của mình.
Trân trọng!

Gần 2 tháng nay, tay phải - phía dưới khớp vai của tôi mỗi khi cử động mạnh, giơ tay thẳng lên hoặc làm những động tác ko thông thường, thì bị đau nhói, một lúc sau thì hết. Tôi không bị ngã hay chấn thương, cũng không lao động nặng. Xin cho hỏi tôi bị gì vậy? Từ khi bị đau, tay phải tôi ...

Ngo My Ninh, 49 tuổi

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Theo những thông tin bạn cung cấp, tôi nhận thấy trường hợp của bạn chủ yếu là do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Khi giao mùa, nhiều người cũng có triệu chứng tương tự như bạn.
Nếu bạn thấy vai bị đau, khó cử động, nhất là với các động tác giơ lên cao như chải tóc, mặc quần áo... nhiều khả năng là bạn bị viêm chớp xoay. Một trường hợp khác là bạn đau vai khó cử động, đau nhiều về đêm khi nằm nghiêng về phía vai bệnh thì đây là triệu chứng điển hình của bệnh đông cứng viêm co rút cơ khớp vai hay còn gọi là đông cứng khớp vai.
Với trường hợp đông cứng khớp vai, việc phát hiện bệnh sẽ đơn giản qua khám qua lâm sàng và chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng thuốc, kết hợp với tập vật lý trị liệu. Việc tập luyện cần phải hết sức nghiêm túc, tích cực. Đôi khi bạn phải đến bệnh viện 2 lần/tuần để được hỗ trợ tập luyện giãn khớp vai và chiếu tia laser.
Trường hợp bị viêm chớp xoay thì phức tạp hơn. Nếu rách bán phần, bạn chỉ cần tập vật lý trị liệu là được, nhưng khi bị đứt hoàn toàn, bạn có thể cần phải phẫu thuật nội soi để khâu lại lỗ rách cho bạn.
Do đó, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Tôi không có tiền sử bệnh, hơn 6 tháng qua vùng lưng của tôi đau thắc, nhất là khi nằm xuống, đi khám bệnh, bác sĩ đã cho chụp phim vùng ngực, chấn đón không tổn thương phổi, cho máy liều thuốc uống, khi uống thấy hết, nhưng rồi lại tai phát sau ít ngày. Bác sĩ có thể chẩn đoán. Tôi bị bệnh gì ...

xhung.hh, 58 tuổi, Trường Tiểu học Hồ Tràm huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào chị
Với các dữ liệu chị cung cấp, bác sĩ chưa được rõ công việc thường ngày của chị là gì, cách thức sinh hoạt ra sao, việc vận động thế nào...
Tuy nhiên, dựa trên miêu tả và số tuổi của chị, bác sĩ cho rằng, chị đang gặp các vấn đề có liên quan đến thoái hóa cột sống do yếu tố tuổi tác (lão hóa). Đồng thời, chị cũng có thể rơi vào trường hợp chiếm đa số khoảng 90% là đau lưng cơ học thông thường do làm việc hoặc ngồi lâu không đúng tư thế trong 1 thời gian dài. Kiểu đau lưng này khá thường gặp và có thể tái đi tái lại, nếu việc sai tư thế cứ tiếp diễn.
Trong trường hợp cơn đau vẫn cứ tái diễn và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chị nên trực tiếp đến chuyên khoa cột sống của các bệnh viện chấn thương chỉnh hình để được thăm khám và chẩn đoán chính xác điều trị dứt điểm, tránh các biến chứng nặng về sau.
Trân trọng!