Chấn thương ở người chơi thể thao không chuyên cao hơn nhiều lần ở nhóm vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng thường không được quan tâm chăm sóc, điều trị đúng cách, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
Chấn thương thể thao là gì?
Chấn thương thể thao là các loại tổn thương, chấn thương xảy ra trong quá trình thi đấu thể thao hoặc luyện tập. Trong quá trình hoạt động thể thao, bất cứ bộ phận nào của cơ thể cũng có thể bị tổn thương. Tuy nhiên, thuật ngữ sử dụng để chỉ các tổn thương/chấn thương của hệ cơ xương khớp.
Chơi thể thao, nhất là các môn hoạt động thể lực, có tính đối kháng, cạnh tranh đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nguy cơ chấn thương. Các môn thể thao này thường đòi hỏi người chơi phải vận động nhanh, mạnh, đột ngột, có những động tác kỹ thuật khó. Đồng thời người chơi đối diện với những va chạm, tác động khi tranh chấp do đó không thể tránh khỏi sự hoạt động quá mức, chấn thương của hệ cơ xương khớp. Thực tế, nhiều vận động viên, người chơi thể thao có chấn thương đến mức phải nghỉ thi đấu để phục hồi mỗi năm.
Những tổn thương gặp phải khi tập luyện, thi đấu thể thao
Y học thể thao là một nhánh của y học liên quan đến thể chất, để điều trị và phòng ngừa các tổn thương/chấn thương liên quan đến luyện tập và thi đấu thể thao. Y học thể thao không phải chỉ dành cho các vận động viên chuyên nghiệp mà cho tất cả mọi người có các chấn thương liên quan đến hoạt động thể thao.
Chấn thương thể thao có nhiều hình thái, trong đó hay gặp nhất gồm:
Căng cơ: tình trạng cơ bị kéo căng quá mức dẫn đến rách một nhóm hoặc toàn bộ các sợi cơ hoặc gân của một cơ. Đây là tổn thương hay gặp nhất liên quan đến thể thao bởi chúng ta phải sử dụng rất nhiều cơ và gân trong khi luyện tập và chơi thể thao. Các cơ hay gặp chấn thương gồm các cơ vùng đùi sau, các cơ vùng háng, các cơ vùng đùi trước, các cơ vùng bắp chân. Hầu hết các tổn thương cơ này ở thể nhẹ và lành tự nhiên chỉ bằng cách nghỉ ngơi. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ căng cơ là khởi động làm nóng cơ và tập kéo giãn gân cơ trước khi luyện tập và chơi thể thao.
Giãn dây chằng (Sprain) hay thường gọi là bong gân: là tình trạng rách các dây chằng nối các xương với nhau. Dây chằng là tổ chức liên kết chắc khỏe nối giữa hai hoặc nhiều xương ở vùng khớp để giữ vững khớp, đảm bảo cho khớp hoạt động bình thường. Các dây chằng vùng khớp gối, cổ chân, cổ tay là hay bị nhất và bong gân thường cần nhiều thời gian để liền hơn là căng cơ.
Gãy xương: Xương là bộ khung để các cơ, gân và dây chằng bám vào để tạo ra hoạt động của cơ thể. Gãy xương thường gây ra do các va chạm trực tiếp hoặc do lực gián tiếp gây bẻ cong hoặc vặn xoắn xương đột ngột. Các xương hay gãy nhất là ở cẳng tay, cẳng chân và bàn chân. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách khởi động kỹ, chơi đúng kỹ thuật và hạn chế các va chạm trực tiếp, thực hiện các động tác khó mà không thể kiểm soát chủ động được.
Trật khớp: là tình trạng mặt khớp của các xương không tiếp khớp với nhau như bình thường. Khớp là chỗ nối giữa các xương, giúp các xương chuyển động lên nhau để cơ thể có thể hoạt động một cách linh hoạt. Khi lực tác động mạnh vào vùng khớp, gây rách bao khớp và đứt các dây chằng chính có tác dụng giữ khớp có thể khiến các mặt khớp sẽ bị trật khỏi nhau (trật khớp). Trật khớp hay gặp nhất là ở khớp cùng vai – đòn, khớp vai, khớp khuỷu, khớp gối. Trật khớp ở người chơi thể thao thường cần phải phẫu thuật để làm vững lại khớp thì mới có thể nhanh chóng phục hồi, lấy lại phong độ, giảm thiểu khả năng chấn thương lại.
Sự khác nhau giữa điều trị các chấn thương thể thao cho vận động viên chuyên nghiệp và người chơi thể thao
Không khó để có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong điều trị chấn thương ở vận động viên chuyên nghiệp và người chơi thể thao không chuyên, mặc dù mô hình tổn thương/chấn thương có thể tương tự nhau. Trong đó, tỷ lệ chấn thương của người chơi thể thao không chuyên còn cao hơn ở nhóm vận động viên chuyên nghiệp do không được luyện tập bài bản, không được đào tạo kỹ thuật chuẩn, không đào tạo các kỹ năng phòng tránh chấn thương...
Khác biệt thứ nhất là người chơi thể thao không chuyên không thực sự chú trọng đến việc thăm khám để phát hiện đầy đủ, chính xác tổn thương. Từ đó dẫn tới không được điều trị một cách bài bản, thậm chí ngay trong ý thức của người chơi cũng không thấy tầm quan trọng của việc điều trị đúng, chuẩn để nhanh chóng phục hồi sau chấn thương.
Khác biệt thứ hai là người chơi thể thao thường không được điều trị kịp thời. Rất nhiều trường hợp để muộn nên kết quả điều trị hạn chế, dẫn đến khả năng phục hồi không tốt sau chấn thương. Đối với chấn thương của các vận động viên chuyên nghiệp, việc đưa ra nhận định tổn thương, chẩn đoán, phác đồ và kế hoạch điều trị phải được hội chẩn, tham gia đóng góp ý kiến từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Điều này giúp giảm thiểu các điều trị không đúng, sai thời điểm, không kịp thời.
Khác biệt thứ ba là người chơi nghiệp dư không được quan tâm đến quá trình phục hồi chức năng một cách bài bản, khoa học và chuyên sâu như vận động viên chuyên nghiệp. Nhiều trường hợp sau chấn thương, được phẫu thuật tốt nhưng lại không được tập phục hồi chức năng tốt do đó vẫn không thể phục hồi lại như trước chấn thương. Thậm chí nhiều trường hợp phải từ bỏ việc rèn luyện và chơi các môn thể thao yêu thích, phải chuyển sang các môn nhẹ nhàng hơn hoặc ngừng chơi thể thao.
Điều trị các chấn thương thể thao chuyên nghiệp
Khoa Y học thể thao & Nội soi - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh thành lập với sứ mệnh đem khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật tân tiến nhất ứng dụng trong chăm sóc, điều trị các chấn thương thể thao. Điều này góp phần nâng tầm y học thể thao của nước nhà với các nước khác trong khu vực, thế giới.
Với các máy móc, công nghệ hiện đại, tối tân cùng những chuyên gia giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu điều trị chuyên sâu chấn thương thể thao cho vận động viên, người đam mê thể thao. Khi tới thăm khám và điều trị tại khoa Y học thể thao & Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng sẽ được thăm khám đánh giá kỹ lưỡng bởi chuyên gia của trung tâm với các nghiệm pháp thăm khám bài bản, chuyên nghiệp.
Tại đây, các bác sĩ, chuyên gia sẽ đưa ra nhận định tổn thương để từ đó chỉ định chụp chiếu phù hợp với dàn máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại gồm: hệ thống chụp cộng hưởng từ có khả năng tái tạo hình ảnh 3D với độ chính xác cao; hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính có khả năng dựng hình 3D toàn bộ các cấu trúc trong cơ thể; hệ thống máy siêu âm độ nét cao chuyên biệt cho hệ cơ xương khớp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa.
Sau khi đánh giá mức độ tổn thương, việc đưa ra phác đồ điều trị sẽ được hội chẩn đưa ra bởi một nhóm chuyên gia từ chuyên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, bác sĩ và kỹ thuật viên phục hồi chức năng... Đối với các trường hợp cần phẫu thuật, người bệnh sẽ gần như không có cảm giác đau đớn bởi những nghiệm pháp giảm đau hiệu quả, ít tác dụng phụ. Kế hoạch tập luyện được các phẫu thuật viên và kỹ thuật viên phục hồi chức năng cùng hội chẩn, đưa ra để đảm bảo phù hợp nhất với thể trạng của mỗi bệnh nhân.
Với hệ thống phòng tập phục hồi chức năng tiêu chuẩn cho vận động viên nhập khẩu toàn bộ từ Cộng hòa liên bang Đức, bệnh nhân sẽ trải nghiệm những bài tập mang lại hiệu qua, nhanh chóng phục hồi lại chức năng vận động sau chấn thương. Nhờ việc phối hợp chặt chẽ giữa chuyên gia, người bệnh sẽ được đánh giá đầy đủ, chính xác tổn thương, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, sử dụng những công nghệ tối tân để giúp vận động viên nhanh chóng phục hồi.
Phác đồ điều trị hiệu quả, chuyên biệt cho từng bệnh nhân
Trong suốt quá trình điều trị, tất cả các thông số vận động sẽ được ghi lại bởi hệ thống theo dõi đặc biệt vad đánh giá liên tục bởi các chuyên gia để xác định mức độ phục hồi, tiên lượng khả năng vận động sau chấn thương. Từ đó, các bài tập phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng cũng điều chỉnh phù hợp với thể trạng của người bệnh theo từng giai đoạn.
Với mỗi ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có riêng "bản thiết kế" kế hoạch phẫu thuật chi tiết, xây dựng từ dữ liệu cấu trúc giải phẫu, công cụ phần mềm chuyên sâu dùng để đánh giá tổn thương. Từ đó, trong cuộc phẫu thuật, các bác sĩ sẽ kết hợp với công nghệ hiện đại như hệ thống Robot Pheno Artist hay trợ cụ phẫu thuật định vị 3D PSI thiết kế riêng theo từng cá nhân. Điều này giúp độ chính xác trong mỗi ca phẫu thuật đạt ở mức tối đa.
Phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến
Khoa Y học thể thao & Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đưa vào triển khai hàng loạt những phương pháp điều trị mới, hiện đại hàng đầu trong điều trị các chấn thương thể thao. Cụ thể, đơn vị sử dụng Robot dẫn đường trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo, ứng dụng trị liệu sinh học bằng huyết tương giàu tiểu cầu, sử dụng máy xung kích hội tụ trong điều trị chấn thương phần mềm, giảm đau, hệ thống đánh giá chức năng vận động, định hướng tập luyện...
Dịch vụ cao cấp
Hệ thống phòng nội trú hiện đại sẽ mang đến những trải nghiệm tích cực, dịch vụ y tế chất lượng cao cho khách hàng trong thời gian điều trị. Phòng thiết kế theo chuẩn mô hình bệnh viện khách sạn bao gồm, phòng tắm, toilet, tivi, tủ lạnh, tủ quần áo, bàn ăn..., mang đến cảm giác thoải mái cho người bệnh, người nhà trong thời gian lưu trú.
Với hệ thống máy móc chuyên nghiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến cho người bệnh sự chăm sóc, điều trị sau chấn thương như vận động viên chuyên nghiệp. Nhờ áp dụng đồng thời kỹ thuật cao trong điều trị, thời gian phục hồi rút ngắn lại hơn nhiều lần. Điều này giúp người bệnh có thể nhanh chóng quay trở lại tiếp tục luyện tập, thi đấu, sớm lấy lại phong độ và kỹ thuật chơi
Lê Nguyễn
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại khoa Y học thể thao & Nội soi, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng liên hệ:
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Hà Nội:108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Hotline: 1800 6858
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình.
Hotline: 0287 102 6789