VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ hai, 25/11/2024

Em là nam 36 tuổi bị rách sụn chêm trong bên chân trái vùng vô mạch cách đây hơn 15 năm. Lúc đó em có phẩu thuật cắt bỏ phần rách (bị rách dọc) tới gần 2/3 sụn chêm. Nhưng từ đó đến nay gối vẫn kêu lụp cụp và đau khi khi ngồi chéo chân và ngồi xổm , hoặc khi ít vận động ...

Trần Dũng, 36 tuổi, 91 điện biên phủ k2 p6

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào em
Theo như em chia sẻ, em bị đau khớp gối khi ngồi xổm, quỳ gối, bắt chéo chân. Nguyên nhân có thể đến từ tình trạng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật tạo hình sụn chêm. Khi sụn chêm bị cắt gọt sẽ không còn lớp bảo vệ giữa 2 mặt sụn của xương, dẫn đến tình trạng bị bào mòn lớp sụn, khiến khớp gối nhanh bị thoái hóa.
Vì thế, bác sĩ khuyên em nên đi đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định em chụp X-quang để xác định mức độ thoái hóa khớp gối. Nếu thoái hóa ở mức độ I và II, em chỉ cần điều trị bảo tồn (uống thuốc, hạn chế vận động xấu, tiêm chất nhờn). Với mức độ thoái hóa III và IV, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật để bảo trì khớp gối cho em.
Trân trọng!

Tôi năm nay 38 tuổi, cách đây 2 tháng có đi chạy bộ buổi sáng, buổi chiều khi đang ngồi ăn cơm thì bị đau phần sườn trái. Hiện tại, tay trái nếu cầm vật nặng đưa sang ngang thì sẽ bị đau từ xương bả vai lan đến sườn và đến thắt lưng. Tôi ngồi nghỉ một lúc thì phần bả vai và sườn ...

Tran Anh, 38 tuổi

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào anh
Về triệu chứng của anh, bác sĩ có thể chia thành 2 trường hợp là đau từ phần bả vai lan đến hông lưng và đau ở vùng mông khi ngồi. Trong trường hợp đau từ bả vai lan tới hông, có nhiều nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này như đau từ cột sống cổ, cột sống ngực. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, nguyên nhân phổ biến có thể là hội chứng chóp xoay, đau khớp bả vai lòng ngực và đau thần kinh liên sườn. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải thăm khám khớp vai, khớp bả vai lồng ngực cho đến đốt sống cổ của anh. Sau đó, tùy vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định anh chụp MRI, điện cơ, siêu âm, chụp X-quang, từ đó mới đưa ra hướng điều trị thích hợp. Thông thường, với triệu chứng mới chỉ xuất hiện khoảng 2 tháng, bác sĩ chưa cần can thiệp phẫu thuật. Thay vào đó, người bệnh sẽ bắt đầu điều trị nội khoa trước (dùng thuốc, vật lý trị liệu, điện trị liệu và thay đổi lối sống).
Trong trường hợp anh bị đau ở vùng mông khi ngồi, nếu cơn đau từ mông lan xuống dưới chân, làm cho anh đi lại khó khăn, chỉ đi lại được 100-200 mét và có cảm giác tê dần từ mông xuống chân, anh có khả năng bị đau thần kinh tọa. Nếu chỉ đau ở vùng mông, bác sĩ cần phải loại trừ các nguyên nhân khác như là viêm khớp cùng chậu, hội chứng cơ hình lê... Để loại trừ các nguyên nhân này, bác sĩ sẽ cần anh đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp.
Ngoài ra, thoái hóa cột sống thắt lưng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chèn ép thần kinh tọa. Tuy nhiên, nếu chỉ mới bị đau khoảng 2 tháng, bác sĩ khuyên anh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt, loại trừ những nguyên nhân cấp tính.
Trân trọng!

Tôi năm nay 51 tuổi, nặng 67 kg, cao 1m6. Khoảng một năm nay mỗi sáng thức dậy tôi bị đau cứng thắt lưng, chân phải giơ lên đau thốn lưng, dọc sống lưng cảm giác lưng không đỡ nâng đỡ nổi cơ thể, chân trái bình thường, sau khi vận động tập thể dục tại giường khoảng một tiếng mới có thể bước ...

Trần Thu Hà, 50 tuổi, 53/22 đường 12, khu phố 2, p. Hiệp Bình Chánh , TP. Thủ Đức

Tôi bị đau mỏi một bên từ thắt lưng xuống bàn chân bên trái, kèm đau lưng, tình trạng của tôi đã bị hơn 10 năm nay. Có lúc bị đau cấp không thể đi lại được và hằng ngày thường xuyên bị đau và mỏi, đau tập trung ở hông và lan xuống bàn chân. Đi khám đông y bác sĩ nói bị thần ...

Nguyễn Tuấn Dũng, 39 tuổi, Vĩnh Phúc

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn
Qua mô tả của bạn, có thể nói nguồn gốc của triệu chứng là từ vùng lưng. Vùng lưng có nhiều thành phần gây ra triệu chứng tương tự ở trên như: thoái hoá cột sống; bệnh lý đĩa đệm; co thắt cơ lưng mạn tính, vẹo cột sống... Muốn có được chẩn đoán chính xác tình trạng, bạn cần được thăm khám, thực hiện các chỉ định Xquang hoặc MRI vùng lưng. Ngoài ra cần khảo sát cả chất lượng xương để đảm bảo là không bị loãng xương vì cấu trúc đốt sống không chắc khỏe cũng góp phần làm cho hiệu quả điều trị kém đi hay tình trạng thể chất của bạn như thừa cân, thiếu cân, tỷ lệ cơ mỡ chênh lệch nhiều, có các bệnh lý khác đi kèm không... Sau khi có được cái nhìn toàn cảnh về tình trạng bệnh lý của bạn, bác sĩ mới có thể tư vấn cụ thể kế hoạch điều trị.

Em hay bị đau vai gáy, chụp X-quang bác sĩ kết luận bị thoái hoá đốt sống cổ. Xin hỏi có trị dứt điểm bệnh này không và phương pháp điều trị như thế nào?

Nguyễn Duy Linh, 39 tuổi, Cà Mau

BS.CKI Phạm Quang Thanh Long

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Tình trạng của bạn rất phổ biến, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng hoặc các ngành nghề làm việc liên tục trên máy tính. Tình trạng thoái hóa cột sống cổ có thể tiến triển sớm hơn độ tuổi thường gặp. Một số thói quen xấu như bẻ cổ, lắc cổ mạnh.. có thể gây hại thêm cho quá trình này.
Thoái hóa cột sống nói chung là tình trạng mất cân bằng giữa quá trình phá hủy và tái tạo tự nhiên của cơ thể. Đến ngưỡng tuổi nào đó, quá trình tái tạo của cơ thể sẽ chậm lại dẫn đến quá trình lão hóa. Nếu chúng ta không điều chỉnh lối sống, phương thức sinh hoạt, tập luyện thể dục phù hợp thì quá trình thoái hóa sẽ tiến triển nhanh hơn.
Vì vậy, sẽ không có biện pháp điều trị thoái hóa nói chung. Tuy nhiên, bạn sẽ cần được tiếp cận một quá trình thăm khám và điều trị đầy đủ của các chuyên gia về cột sống và phục hồi chức năng để xác định mức độ, các biến chứng và xây dựng kế hoạch điều trị, điều chỉnh thói quen, hành vi trong sinh hoạt. Bản thân triệu chứng đau mỏi này không những gây khó khăn trong công việc và cuộc sống của bạn mà còn thúc đẩy quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn. Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu có thể được sử dụng giúp điều trị triệu chứng đau mỏi cũng như kích thích gia tăng quá trình chuyển hoá và cung cấp máu nuôi cho vùng cổ vai.
Cuối cùng, không thể thiếu vai trò của các bài tập luyện phù hợp nhằm nâng cao sức mạnh và sức bền của hệ thống cơ vùng cổ vai. Chỉ có như vậy mới có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng và từng bước giảm chậm đi quá trình thoái hóa.

Tôi 44 tuổi đi khám bị thoái hóa đa khớp. Khi cử động các khớp kêu lục cục, đã uống thuôc đông tây, châm cứu rồi nhưng không đỡ. Với bệnh của mình nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

Phạm Đức Tùng, 44 tuổi, 16 trường sơn đã nẵng

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Đầu tiên, bạn cần biết thoái hóa khớp có 4 độ từ nhẹ đến nặng, trong đó độ 1, 2 và 3 có thể điều trị nội khoa và cũng có thể chơi được các môn thể thao từ nặng đến nhẹ. Tiếp theo, bạn cần biết cấu trúc khớp bao gồm xương, sụn khớp và hệ thống cơ - dây chằng quanh khớp. Thoái hóa khớp nếu không điều trị đúng và kịp thời, dần dần sẽ làm suy giảm chất lượng xương và sụn khớp đồng thời làm suy yếu nhóm cơ - dây chằng quanh khớp. Khi các thành phần trên bị suy yếu, sẽ làm cho tình trạng thoái hóa khớp nặng thêm. Đây là vòng lẩn quẩn, đòi hỏi công việc điều trị sáng suốt lựa chọn điểm mấu chốt để mở nút thắt của vòng lẩn quẩn này, đồng thời đòi hỏi sự kiên nhẫn của bệnh nhân.
Như vậy ngoài việc đánh giá thoái hóa khớp của bạn đang ở giai doạn 1, 2, 3 hay 4, bạn cần được đánh giá chất lượng xương - khớp và cơ - dây chằng bên trong các khớp bạn mắc phải, khớp nào được ưu tiên điều trị trọng tâm hoặc may mắn thì có thể điều trị cùng lúc. Sau khi tổng hợp tất cả các yếu tố trên, bác sĩ mới có kế hoạch điều trị phục hồi khớp .
Tại BVĐK Tâm Anh, bạn sẽ được khám và lượng giá các vấn đề trên và các bác sĩ sẽ đồng hành cùng bạn để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Trân trọng!

Xin bác tư vấn giúp tôi bị gẫy chân xương trụ cách 25 năm rồi, do ngày xưa kỹ thuật không tốt nên vết thương gẫy chân ngày xưa không được đóng đinh. Vì vậy vết gãy bị chùn xuống khoảng 2,5 phân. Bây giờ tôi bị ảnh hưởng tới đầu gối, bác sĩ tư vấn giúp tôi bây giờ tôi phải làm gì để ...

Đặng văn hoàn, 48 tuổi, Số 14 ngõ 165 chùa bộc

Tôi năm nay 50 tuổi. Trong thời gian dịch, hằng ngày tôi tập thể dục, nhiều động tác, đơn giản thôi. Chỉ duy nhất có động tác như hít đất, không nằm xuống đất, mà dùng hai tay trụ vào thành lan can, hít len xuống khoảng 150 lần. Thời gian khoảng hơn một tháng, tự nhiên sau đó khớp vai trái bị đau, làm ...

Bùi Đức Cảnh, 48 tuổi, 204 Sư Vạn Hạnh, P9, Q5

Em năm nay 30 tuổi, lam việc văn phòng, có chơi thể thao và chạy bộ. Vào tháng 1/2021, do phần cổ chân bị đau nên có đi khám và được chẩn đoán u xương sên cổ chân (loạn sản), sau đó đã thực hiện phẫu thuật nạo bỏ phần xương đó đồng thời ghép bằng xương chậu. Đến nay đã được hơn 10 tháng, ...

Phan Nhat Son, 30 tuổi, Q7

Xin chào bác sĩ. Tôi năm nay 32 tuổi làm việc văn phòng. Cuối tháng 3/2021 do bất cẩn trong công việc, tôi bị chấn thương ngón giữa, bàn tay trái, sưng đau bầm tím, khó co duỗi ngón. Tôi đã đi khám, bác sĩ chẩn đoán bong gân, thời điểm hiện tại ngón tay tuy đã lành nhưng bị cong về phía bên trái ...

Nguyễn Ba Dương, 32 tuổi, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn

Tôi năm nay 44 tuổi. Cách đây 22 năm tôi đi bơi và nhảy cầu độ cao 5,6 và bị chấn thương trật khớp vai trái và một bạn quản lý thể thao đã giúp nắn lại, Mọi việc bình thường và sau vài năm tôi chơi cầu lông bị lại và có đi vào viện chấn thương chỉnh hình TP HCM chiếu chụp và ...

ĐÀO HẢI NAM, 43 tuổi, Trương Định Hai Bà Trưng

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Theo như mô tả của bạn, tổn thương của bạn là trật khớp vai tái hồi. Tình trạng này xảy ra khi khớp vai bị trật đi trật lại. Khi thực hiện một tư thế nhất định, khớp vai tổn thương sẽ bị trật, đặc biệt là các động tác đưa tay lên khi đánh cầu lông hoặc giơ tay lên và giãn vai khi bơi lội.
Nguyên nhân dẫn đến tổn thương này là do tình trạng tổn thương sụn viền trước dưới bankart của ổ chảo xương cánh tay. Ban đầu, chấn thương của bạn chỉ đơn thuần là tổn thương sụn viền trước dưới. Tuy nhiên, khi tổn thương lặp đi lặp lại thì hoàn toàn có thể dẫn tới tổn thương xương ở phía trước dưới của ổ chảo xương cánh tay. Ngoài ra, nếu tổn thương này lặp lại trong thời gian dài còn có thể gây ra tổn thương xương chỏm xương cánh tay Hill-Sachs.
Đối với các tổn thương nhỏ, bác sĩ có thể hoàn toàn phẫu thuật điều trị các tổn thương này bằng phẫu thuật nội soi. Thêm vào đó, các bác sĩ sẽ khâu lại sụn viền trước dưới của mình. Tuy nhiên, nếu đã có tổn thương xương (trật khớp vai lặp đi lặp nhiều lần), đặc biệt là tổn thương ổ chảo xương cánh tay, bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật mổ mở, gọi là Latarjet.
Trân trọng!

Các ngón tay tôi khi co lại thì đau các khớp. Bác sĩ nói bị viêm đa khớp. Vậy tôi xin hỏi bệnh có chữa được không? Và chữa như thế nào? Nếu tiêm tế bào gốc thì có chữa được không? Xin cảm ơn nhiều.

Nguyen Huong, 52 tuổi, Vientiane

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Hy vọng là bạn chỉ có mỗi triệu chứng đau khi co các ngón tay, với biểu hiện như vậy trước khi nghĩ đến bệnh viêm đa khớp, bác sĩ đưa ra vài yếu tố liên quan như: Bạn bao nhiêu tuổi? Nam hay nữ? Công việc bạn đang làm là gì, có sử dụng các ngón tay rất nhiều không? Đau ở vị trí nào? Có gây kẹt ngón khi cử động không? Có từng bị sưng - nóng - đỏ không? Có biến dạng khớp không?... Tổng hợp các yếu tố trên, mới có thể xác định được là tình trạng của bạn do lão hóa, do viêm gân, do viêm đa khớp, hay chấn thương cũ.
Tế bào gốc là danh từ chung để chỉ các chế phẩm sinh học tự thân hay nhân tạo. Hầu hết các bệnh lý ở ngón tay ít có chỉ định dùng tế bào gốc để điều trị. Với thông tin ít ỏi từ bạn, rất khó để có lời khuyên cụ thể cho bạn. Bạn có thể đến BVĐK Tâm Anh thăm khám lại và được tư vấn cụ thể và hiệu quả hơn. Chúc bạn sức khỏe.

Tôi bị khuyết eo sống lưng. Tỷ lệ lệch dưới 25%. Xin hỏi có thể chơi thể môn gì? Trước đây có đá bóng, đạp xe, tập chơi tennis... Nay không dám chơi môn gì. Xin cảm ơn

Hồ Văn Thin, 44 tuổi, Phường 4. Tân Bình

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Tình trạng khuyết eo sau đốt sống, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến độ vững của cột sống. Do vậy, các môn thể thao đòi hỏi xoay chuyển nhiều, nhanh, gây áp lực lên cột sống nhiều như đá banh, bóng chuyền, võ thuật, tennis, cầu lông, chạy đường dài... nếu diễn ra thường xuyên có thể gây các tổn thương như bệnh lý đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, trượt đốt sống. Tuy nhiên, vẫn có một số môn thể thao thích hợp cho trường hợp của bạn như: bơi lội, đi bộ, yoga, các bài tập cardio có chọn lọc, tập dưỡng sinh... Nhưng nắm vững nguyên tắc là tập mức độ trung bình khoảng 30 phút/loại hình vận động, thực hiện đều đặn hàng ngày, mức độ chậm hoặc vừa. Ngoài ra bạn nên chú trọng bài tập mềm dẻo và mạnh cơ lưng, giúp hỗ trợ cho cấu trúc cột sống bị khiếm khuyết của bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Trân trọng!

Em bị thoát vị đĩa đệm l4, l5, S1 gây đau từ lưng xuống hết chân phải cần bác sĩ tư vấn có uống thuốc và tập vật lý trị liệu ở đại học y dược gần 2 tháng nay vẫn chưa đỡ. Em đau nhiều và tăng dần nên mỗi khi đi lại khoảng 5-10 phút. Nằm nghỉ xíu lại hết đau. Thấy bác ...

Nguyễn văn quyết, 33 tuổi, 144 lê thị hoa bình chiểu thủ đức

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Thoát vị đĩa đệm vùng lưng có thể gây chèn ép rễ thần kinh. Khi rễ thần kinh bị chèn ép tùy vị trí sẽ gây triệu chứng tê, đau, có khi mất cảm giác ở vùng mông, đùi, cẳng chân, bàn chân hay toàn bộ chi dưới. Ngoài ra triệu chứng của bạn cũng có thể tăng thêm do tình trạng căng hoặc yếu cơ vùng lưng, mông. Các giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như thuốc uống, vật lý trị liệu, vận động trị liệu, thay đổi thói quen sinh hoạt, phẫu thuật sẽ tùy thuộc mức độ đĩa đệm thoát vị và chèn ép rễ thần kinh.
Vì vậy để trả lời câu hỏi của bạn có nên mổ không, nếu không mổ thì điều trị nội khoa như thế nào. Bạn cần đến thăm khám lâm sàng, chụp MRI để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị chính xác được.

Chào các bác sĩ tôi bị đứt dây thần kinh trụ và thần kinh giữa gân, mạch máu tại 1/2 cẳng tay phải thần kinh giữa và phần lớn chấn thương được nối ngay sau tai nạn tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Sài Gòn. Thần kinh trụ bị mất đoạn được nối được 7 tháng (nối sau chấn thương 6 tháng). Hiện tại ...

Vũ Xuân Dậu, 40 tuổi, Hải phòng

Tôi tên Trần Ngọc Ẩn. Điện thoại: 0905135710, Nha Trang, Khánh Hoà. Tôi bị tiểu đường lâu năm, cách đây gần 2 năm tôi bị tê đầu ngón chân, nay tê cả bàn chân. Tôi đã đi thăm khám nhiều bác sĩ tại TP HCM như tiểu đường, nội thần kinh, ngoại thần kinh nhưng không thuyên giảm. Từ khi dịch bùng phát, giãn cách ...

Trần Ngọc Ẩn, 57 tuổi, 53A Lê đại Hành , tp Nha Trang

Năm 2003 (41 tuổi), tôi bị tai nạn xe máy, gãy xương đùi phải; mổ lần một chỉ nẹp sắt. Sau 4 tháng bị gãy cả nẹp và xương (do đi lại và tập vật lý trị liệu); mổ lần 2 thì đóng đinh nội tủy. Đến nay vẫn còn đóng đinh nội tủy, bác sĩ vui lòng tư vấn giúp, năm nay tôi ...

Phạm Tất Vinh, 59 tuổi, 51/3 Giải Phóng, P.4, Q. Tân Bình, HCMC

Đầu gối phải mỏi và nhói, đoán rằng khô khớp gối hoặc mòn rổ bề mặt sụn không?

sangnguyen2024, 47 tuổi, Time City - Vinh Tuy Hà Nội

Con gái sinh năm 2006, cháu béo phì 96 kg, cao 1.65m, đi chơi Đà lạt tháng 4 leo núi đi bộ về sau đó than đau chân phải, chân trụ của cháu, đi khám chấn thương chỉnh hình chup X-quang mà không phát hiện ra đau tại sao. Vì vậy, cháu đứng không thẳng, kiểu đứng trên một chân, cháu than đau liên tục ...

Thu Lan Vu, 47 tuổi, 355/11 A Nguyen Trong Tuyen, TB, HCM

ThS.BS Trương Hoàng Huy

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào chị
Trường hợp của cháu đau khớp gối sau một vận động mạnh (leo núi). Khớp gối sưng đau, co rút nên không đứng được, càng nghỉ ngơi càng đau rất có thể là cháu bị tổn thương một thành phần của khớp gối nhưng chưa được khám và chẩn đoán rõ. Tốt nhất là chị nên đưa cháu đến bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ tiến hành các xét nghiệm cao cấp hơn như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI... để làm rõ nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị dứt điểm.
Một số thông tin trao đổi cùng chị.
Trân trọng!

Tôi năm nay 52 tuổi, làm việc văn phòng. Đã lâu tôi bị đau phần vai, đau lan xuống khủy tay phải. Bên trái không đau. Tôi đi vật lý trị liệu nhiều lần cũng chỉ đỡ rồi lại bị lại. Hiện giờ lúc nào tôi cũng nhức mỏi phần vai. Đi chụp phim bác sĩ chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ L3,L4. Xin ...

Vũ Thị Bích Ngọc, 52 tuổi, 44 Bình An 7, Hòa Cường Bắc, hải Châu, Đà Nẵng

BS.CKI Phạm Quang Thanh Long

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào chị
Vấn đề đau vai của chị có thể do 2 nguyên nhân: đau do chèn ép rễ thần kinh từ cột sống cổ hoặc đau do các cấu trúc cơ quanh khớp vai. Mặc dù nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh điển hình hơn trong trường hợp đau lan xuống cánh tay, nhưng một số trường hợp đau cơ vẫn có thể lan dọc theo bó cơ xuống cánh tay như vậy. Đôi khi cũng sẽ có phối hợp cả 2 nguyên nhân trên.
Đổi với trường hợp đau rễ thần kinh, việc điều trị sẽ tập trung vào 2 nhiệm vụ: giảm hoặc giải quyết yếu tố chèn ép; tạo các yếu tố kích thích thần kinh giúp thần kinh nhanh hồi phục.
Việc điều trị vật lý trị liệu sẽ áp dụng các phương pháp cơ học như kéo giãn đốt sống cổ bằng tay hoặc thiết bị máy móc. Xử lý vấn đề đau và co thắt cơ vùng cổ với các tác nhân như sóng radio, tia laser, sóng ngắn... kích thích thần kinh cơ bằng dòng điện.
Việc tập luyện đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục. Các bài tập sẽ giúp chị kéo giãn và vận động đúng cách. Tránh các trường hợp co rút lâu dài có thể gây mỏi và thiếu máu ở các vùng cơ cạnh cột sống. Tập luyện đúng cách còn giúp hệ thống cơ cổ phát triển khỏe mạnh để trở thành hệ thống đai bảo vệ tự nhiên cho cột sống.