VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ hai, 13/1/2025

Kết quả chụp MRI cổ, lưng, tóm tắt tôi bị thoát vị đĩa đệm tầng c3-4 và c5-6 ra sau 3mm kiểu trung tâm, lồi nhẹ điã đệm L3-4 L4-5 L5-s1 gai thoái hoá các đốt sống thắt lưng.
Bác sĩ cho thuốc giãn cơ, vitamin, thần kinh. Xin hỏi bệnh có nặng lắm không? nên uống thuốc gì, đau lưng có cần mang ...

Nguyễn Thanh Hiền, 57 tuổi, 198 đường số 9 Tân Phú quận 7

Tôi bị thoái hoá đốt sống lưng, đi chụp phim. Bác sĩ kết luận thoái hoá đốt sống L4,L5, và S1. Sau thời gian chữa. Bây giờ tôi chỉ còn tê buốt và nhức nửa bàn chân trái nơi hai ngón út. Vậy xin bác sĩ hướng dẫn giúp tôi để chữa khỏi bệnh nói trên. Xin cảm ơn.

Đặng Minh Quang, 66 tuổi, số nhà 35 ngõ 3 Lý Tự Trọng , Hải Phòng

Tôi bị tai nạn vết cắt sâu ở ngón tay út và áp út (vùng 2). Đứt gân gấp nông, gân gấp sâu, đứt thần kinh, động mạnh. Tôi đã phẫu thuật nối gân gấp sâu (cắt bỏ gân gấp nông), thần kinh, động mạch. Hiện đang hồi phục ở tuần thứ 12 sau phẫu thuật, đốt gần và đốt giữa gấp duỗi tốt tuy ...

Huỳnh Văn Trọng, 43 tuổi


Các ngón tay của tôi khi gập lại thì cảm giác đau và khó gập. Vậy là bệnh gì có chữa được không? Và chữa như thế nào ạ?

yok557, 52 tuổi, Vientiane laos
Con tôi bị kén xương ở tay để lâu có sao không bác sĩ
Huỳnh Thị Hồng Thủy, 41 tuổi, Mỹ Phú Hòa Thịnh Tây Hòa Phú Yên
Tôi có tiền sử hở van 2 lá 1/4, mỡ máu cao, giãn tĩnh mạch lên đến đùi. Tôi thường đau thốn dưới ngón cái tay trái nhiều tháng, số lần không đau thường rất ít. Tôi còn bị đau ở ngón thứ hai chân phải , phần móng gãy đã mấy mươi năm do thói quen đứng đưa chân phải ra trước. Trời lạnh ...
Phạm Đình Mộng Thuý, 54 tuổi, 45/22 Dương Bá Trạc P1, Q8, TP HCM

Tôi bị sưng ở cổ bên phải, hơi sốt nhẹ. nhiều khi đau ra tai, bị khoảng gần một năm. Do tình hình dịch nên chưa đi khám. Tôi tự mua thuốc khang sinh uống nhưng chỉ bớt rồi bị sưng lặp lại. Cho hỏi triệu chứng này là bệnh gì ạ? Mong được bác sĩ tư vấn chữa trị.
Cảm ơn bác sĩ.

cat bui tran, 49 tuổi, Thạnh lộc, Q12, TP HCM

BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Vị trí bạn bị sưng vùng cổ bên phải có thể là các cấu trúc hạch và tuyến nước bọt. Bạn bị sưng, đau và sốt có thể là triệu chứng viêm cấu trúc vùng cổ. Muốn chẩn đoán chính xác bạn bị tổn thương gì thì bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chỉ định siêu âm vùng cổ kiểm tra. Nếu nghi ngờ khối u thì có thể là bệnh nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán ra bệnh và có hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

Tôi bị đứt dây chằng chéo đầu gối gần 10 năm. Tôi muốn tư vấn mổ để có thể chơi lại thể thao được không?

Nguyễn thanh minh, 40 tuổi, 111/5 trần nhật duật, phước hòa, nha trang

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào anh
Nếu đã bị đứt dây chằng chéo đầu gối gần 10 năm, anh có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng bằng dây chằng nhân tạo (LARS). Phương pháp này sẽ giúp tăng độ vững chắc khớp gối ngay lập tức. Qua đó, anh có thể sớm thực hiện các bài tập cơ đùi và quay trở lại chơi các môn thể thao yêu thích.
Bác sĩ khuyên anh nên đến bệnh viện để được thăm khám, tiến hành chụp MRI để bác sĩ xác định tình trạng đứt dây chằng chéo đang ở mức độ nào, đồng thời kiểm tra có tổn thương khác như rách sụn chêm, thoái hóa khớp gối hay không. Điều này rất quan trọng trong quá trình điều trị của anh.
Đối với phẫu thuật tái tạo dây chằng, bác sĩ có thể sử dụng gân tự thân hoặc gân nhân tạo. Với phương pháp gân nhân tạo, chi phí khoảng 100 triệu (đã áp dụng bảo hiểm y tế), gân tự thân là khoảng 60 triệu (đã áp dụng bảo hiểm y tế).
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!


Tôi bị đâu đầu gối trái từ nửa năm nay, đi lại vẫn bình thường tuy nhiên nếu đi nên cầu thang nếu nhấn vội có hiện tượng bị đau, tôi có chơi thể thao môn golf khí đánh bóng thường hay vặn chân trái. Liệu có phải bị đâu day chằng hay viêm khớp không ạ, hướng xứ lý thế nào ?
Rất ...

Mai Tiến Cương, 49 tuổi, Nhà vườn NV52 kđt mới Trung Văn, nam từ Liêm, hà nội

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào anh
Khi anh bị đau khớp gối không do bị té ngã hoặc chấn thương, bác sĩ có thể loại bỏ nguyên nhân do đứt dây chằng chéo. Thay vào đó, nguyên nhân có thể là do anh đã bị thoái hóa khớp gối. Triệu chứng điển hình của tình trạng thoái hóa khớp gối là anh sẽ bị đau nhiều khi ngồi xổm, quỳ gối, ngồi xếp bằng và gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, khi đi có thể nghe tiếng lụp cụp ở đầu gối.
Bác sĩ khuyên anh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám. Bác sĩ có thể chỉ định anh chụp X-quang và tiến hành các bài kiểm tra lâm sàng. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá mức độ thoái hóa khớp gối hiện tại của anh. Nếu thoái hóa ở mức độ I và II, anh chỉ cần điều trị bảo tồn (tập vật lý trị liệu, uống thuốc, tiêm chất nhờn). Với trường hợp thoái hóa ở mức độ III và IV, bác sĩ sẽ cần can thiệp phẫu thuật. Điều trị sớm sẽ giúp anh bảo trì khớp gối của mình tốt hơn, đồng thời cơ hội quay trở lại chơi thể thao cũng cao hơn.
Trân trọng!
Tôi bị thoát vị đĩa đệm 3 khớp C3-4-5, ban đầu không quá đau nên tôi vẫn tập thể hình, những động tác gây đau cổ thì tôi phải vừa ngước đầu lên vừa tập. Sau này cơn đau đến liên tục, có những lúc phải nằm bất động hai ba ngày. Do đó tôi cũng đã bỏ tập gym gần 1 năm nay và ...
nhatquyetcons, 30 tuổi

Thoát vị đĩa đệm, tê chân và thoái hoá khớp gói trái... điều trị như thế nào để có kết quả tốt. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Đoàn Thế Hải, 43 tuổi, 35 Lê Lợi, TP Quy Nhơn

Chào các bác sĩ, tôi tắm biển bị sóng đánh bất ngờ làm đập mạnh vai xuống đáy biển dẫn đến bị đứt dây chằng cùng đòn, (vai trái) dây chằng quạ. Tôi được các bác sĩ giỏi của bệnh viện quốc tế Hải Phòng phẫu thuật và cố đính bằng nẹp titan (hook plate) sau 18 tháng. Tôi đã đến bệnh viện nói trên ...

Kiều Tràng Minh, 67 tuổi, 1/248 hàng kênh, lê chân, hải phòng

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn!
Sau khi kết hợp xương bằng nẹp, xương của bạn đã lành và được tháo nẹp. Tuy nhiên, sau khi vừa tháo nẹp, bạn khó thể sinh hoạt ngay trở lại như trước. Bác sĩ khuyên bạn nên đến các Trung tâm phục hồi chức năng & vật lý trị liệu để tập vận động kết hợp điện trị liệu, đặc biệt là tập lại biên độ vận động. Sau đó, bạn mới có thể quay trở lại sinh hoạt như trước.
Sau 3 - 6 tháng tập vật lý trị liệu, nếu vẫn còn có cảm khó chịu ở vùng vai và tê ngón tay, bạn nên tới gặp bác sĩ phẫu thuật của mình để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đối với tình trạng tê tay, bác sĩ có thể chỉ định bạn đo điện cơ. Nếu còn đau vai, bạn có thể được chỉ định chụp MRI một lần nữa để bác sĩ xác định bạn có bị thoái hóa khớp cùng đòn không hay là còn tổn thương nào khác đi kèm.
Trân trọng!

Tôi thường đâu khớp bàn chân gần mắt cá khi đi bộ. Vậy xin hỏi bác sĩ vì sao. Tôi có tiếp tục tập thể dục bằng cách đi bộ nữa không. Cảm ơn bác sĩ?

Nguyễn Hữu Cảnh, 55 tuổi, Cái Đôi Vàm, Phú Tân, Cà Mau

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Bác sĩ cần thêm thông tin từ bạn thì mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác được. Những thông tin bạn cần cung cấp cho bác sĩ là:
1/ Tình trạng bạn bị đau khi đi bộ đã xảy ra bao lâu?
2/ Tình trạng đau mắt cá của bạn là đau ở phía bên trong bàn chân hay phía bên ngoài bàn chân?
3/ Khi đau mắt cá, chân của bạn có bị sưng lên không, vùng da bên trong có ấm lên hay không?
4/ Bạn đã được chụp X-quang hay xét nghiệm lần nào hay chưa, có chẩn đoán bị gout bao giờ chưa?
Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ những thông tin trên đây. Để từ đó, bác sĩ mới có thể tư vấn cho bạn cách xử lý phù hợp cho tình trạng đau nhức khớp bàn chân gần mắt cá của bạn khi đi bộ. Chúc bạn sớm bình phục!
Trân trọng!

Tôi bị viêm phù nề bao gân duỗi, gân dạng ngón một tay trái ( ngang mõn tâm quay). Kết quả siêu âm ở bệnh viên chấn thương chỉnh hình TP HCM. Gần đây, có cho thuốc về uống gần 10 ngày nhưng không bớt mà thấy đau tăng hơn. Hàng ngày tôi vẫn làm nội trợ vận động động chạm tới thấy nhói và ...

Trần thị kim Oanh, 59 tuổi, Phường hưng long -phan thiết bình thuận

BS.CKI Phạm Quang Thanh Long

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn

Tình trạng của bạn trong y khoa có tên gọi là Hội chứng De Quervain. Đây là tình trạng viêm vùng gân duỗi và dạng của ngón cái. Nguyên nhân tổn thương thường do các hoạt động thường xuyên của bàn tay. Đặc điểm chung của các tổn thương gân bàn tay, bàn chân là khó lành do vùng gân đó phải hoạt động thường xuyên và máu nuôi cung cấp cho gân rất ít. Nguyên tắc điều trị là giảm tình trạng viêm bằng thuốc uống, thuốc tiêm tại chỗ và bằng các tác nhân vật lý thích hợp. Một số công cụ hiện đại đạt hiệu quả cao là tia Laser, sóng xung kích, sóng Radio.. tùy theo mức độ đau của bạn mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Ngoài tác dụng giảm đau, các tác nhân trên còn giúp cải thiện tình trạng tưới máu và giảm viêm trên vùng điều trị. Ngoài ra, nếu được bạn vẫn nên hạn chế các hoạt động gây đau nhằm giúp vùng tổn thương có thời gian nghỉ ngơi hồi phục.

Trước nay tôi hay chơi môn xà đơn xà kép luyện tập đều đặn cách đây hai năm cảm giác hơi ê khớp cổ tay. Hơn tháng nay, thì đau ê ẩm ngay cổ tay phải, ngón tay cái gập lại là rất đau, cảm giác như giãn gân cơ. Tôi đã chụp phim thì không sao, không sưng, bác sĩ khoa nội nói bị ...

thái quang minh, 53 tuổi, quy nhơn

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn

Theo cách bạn mô tả, bác sĩ nghĩ nhiều đến tổn thương viêm gân gập hoặc gân duỗi đi dọc theo ngón cái. Đây là bệnh lý không nặng nhưng đôi khi khi lại gây cảm giác đau rất nhiều, đặc biệt khi không chú ý các cử động dễ gây đau điếng đột ngột vùng cổ tay, ngón tay. Thường gặp ở những người làm công việc như cầm dao, kéo thường xuyên hoặc như trường hợp tập luyện của bạn phải sử dụng cổ tay - ngón tay với lực rất lớn. Bệnh lý viêm gân thường được điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm bao gân bằng thuốc kháng viêm kết hợp nghỉ ngơi tránh các hoạt động có liên quan đến sử dụng lực ngón cái đủ thời gian để gân viêm lành, nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn bạn nhé.

Ba em 72 tuổi, bị hẹp ống sống c3 đến c6, ngày 7/12 vừa phẫu thuật "giải áp làm cứng khớp". Lúc vừa phẫu thuật xong thì chân tay giảm sưng rõ rệt. Bác sĩ nói phẫu thuật ổn nhưng khi xuất viện 14/12 về nhà mới phát hiện 2 tay sưng lên nhiều. Chân trái cũng hơi sưng, ngủ li bì cả ngày ...

Nguyễn Ngọc Hân, 36 tuổi

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Theo như bạn chia sẻ, sau mổ, ba của bạn có các triệu chứng như sưng tay chân và ngủ li bì. Trước hết, bác sĩ cần biết toa thuốc khi xuất viện của bác. Vì có rất nhiều loại thuốc kháng viêm cũng như điều trị triệu chứng tê bì của rễ thần kinh có tác dụng phụ là giữ nước. Vì thế, khi sử dụng, người bệnh dễ bị sưng lên một số khu vực trên cơ thể.
Ngoài ra, những loại thuốc giảm đau thần kinh ngoại biên, có tác dụng phụ làm cho người bệnh ngủ li bì cả ngày, đặc biệt là thuốc Pregabalin (Lyrica). Tuy nhiên, nếu trong toa thuốc của bác không có các loại thuốc này, bạn nên lưu ý là bác có mắc các bệnh lý khác đi kèm như tăng huyết áp hay là suy tim, suy thận không. Nếu bị các bệnh lý này, bạn nên đưa ba quay trở lại bệnh viện để các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trân trọng!

Tôi đang bị đau nhứt các khớp xương, nhất là 2 cái đầu gối khó co lại được, ngồi lâu đứng dây rất khó khăn. Tôi đã đi khám ở bệnh viện bác sĩ bảo bị thoái hoá khớp. Tôi đã uống thuốc theo toa của bác sĩ cho nhưng đến nay không bớt. Vậy nhờ bác sĩ hướng dẫn cách điều trị.

thaivandung39441, 56 tuổi, Tân Châu, an giang

Tháng 8/2020 trong một trận đá bóng tôi có va chạm và bị hơi gập gối trái vào phía trong, sau đó đầu gối đau và sưng. Tôi có đi kiểm tra thì trong đầu gối có dịch và đã uống thuốc điều trị. Tuy nhiên đến tháng 11/2020, tôi đá bóng lại và bị trượt ngã chân trái nên đầu gối bị nặng hơn. ...

Việt Đức, 36 tuổi, 27A1,cc Green Star, 234 Phạm Văn Đồng, Hà Nội

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào anh
Theo như thông tin anh cung cấp, anh có thể đã bị đứt dây chằng chéo trước (DCCT). Một trong các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là khi chạy nhanh, chân sẽ bị khuỵu về phía trước; trong khi anh đi đứng chậm rãi thì chân hoàn toàn bình thường. Bác sĩ khuyên anh nên đi thăm khám và chụp MRI để kiểm tra tình trạng tổn thương.
Nếu bị đứt DCCT toàn phần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng bằng gân tự thân hoặc gân nhân tạo. Trong trường hợp đứt DCCT bán phần, bác sĩ sẽ phẫu thuật để khâu nối lại DCCT bị tổn thương cho anh. Tuy nhiên, nếu trì hoãn điều trị, anh có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng cơ đùi teo dần, gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt.
Trân trọng!


Năm nay tôi 48 tuổi. 7 tháng trước, tôi có phẫu thuật thoát vị đĩa điệm lần 2. Lần một phẫu thuật cách nay 15 năm. Lần mộ mổ nghe bác sĩ thông báo chỉ cắt bỏ đĩa điêm. Lần 2 này phẫu thuật bác sĩ thông báo thay đĩa nhân tạo và nẹp inox vĩnh viễn không tháo ra. Sau khi phẫu ...

Nguyễn Thị Mộng Thư, 48 tuổi, Khu phố Phước Kiểng - Thị trấn Hiệp Phước - Nhơn Trạch - Đồng Nai

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào cô
Thứ nhất, cô đã phẫu thuật lần 2 thay đĩa đệm nhân tạo và nẹp vít cột sống. Hiện tại ngoài đau lưng ra cô có đau lan xuống mông, chân và có tê chân hay không? Nếu có các triệu chứng như vậy, cô nên đi khám và chụp lại MRI cột sống thắt lưng để kiểm tra.
Trong trường hợp chỉ đau lưng, trong một vài trường hợp nhỏ đau lưng vẫn còn xuất hiện sau khi phẫu thuật, thông thường các bác sĩ chuyên khoa cột sống sẽ chụp X-quang cột sống thắt lưng kiểm tra vị trí ốc vít và đĩa đệm nhân tạo để đánh giá mức độ hàn xương sau phẫu thuật. Trường hợp của cô rất có thể mức độ hàn xương sau mổ chưa tốt nên vẫn còn xuất hiện tình trạng đau.
Thứ hai, việc cô uống thuốc bị sưng người có thể do tác dụng phụ của thuốc. Cô nên đến bệnh thăm khám và báo với bác sĩ điều trị để được thay đổi thuốc.
Đối với những trường hợp tương tự, tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh chúng tôi sẽ kết hợp kiểm tra lại tình trạng liền xương, thay đổi thuốc kiểm soát cơn đau và khám chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, chiếu tia laser cường độ cao... Đa phần bệnh sẽ ổn định và hết đau.
Một số thông tin trao đổi cùng cô.
Trân trọng!

Đầu gối tôi bị tràn dịch khớp khối do chơi thể thao nhiều. Sau thời gian 5-6 tháng nghỉ dịch Covid, nó trở lại bình thường. Gần đây tôi chơi lại thì tái phát, nhưng vẫn đề ở đây là tôi không thể khởi động ép dẻo bên chân phải được, chân trái ngồi ép dẻo bình thường. Xin hỏi tôi phải chữa trị như ...

Trung, 40 tuổi, Tân Thuận Đông, Quận 7