VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 1/11/2024

Em bị trật khớp vai tái hồi. Bị 20 năm rồi. Cho em hỏi điều trị bao lâu thì khỏi? Chi phí bao nhiêu?

Nguyễn thanh giang, 43 tuổi, 1737/14/3

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Với trường hợp trật khớp vai tái hồi đã để lâu đến 20 năm, bác sĩ cần bạn cung cấp thêm thông tin bao gồm: bạn bị trật bao nhiêu lần, mỗi lần trật bao lâu thì được nắn lại... mới có thể trả lời chi tiết hơn về dự kiến thời gian điều trị. Nếu tổn thương khớp vai để lâu sẽ dẫn đến khuyết cả chỏm xương cánh tay (tổn thương Hillsachs) và tổn thương xương ổ chảo (Bankart xương). Khi đó, nếu có chỉ định phẫu thuật buộc sẽ phải mổ Lartajet (mổ mở).
Trong trường hợp tổn thương còn nhẹ và không khuyết xương nhiều, phương pháp mổ nội soi vẫn có thể thực hiện được.
Liên quan đến chi phí, điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của bạn, chỉ định kiểm tra... Cụ thể, bạn có thể được chỉ định chụp cắt lớp vi tính CT scan và chụp cộng hưởng từ MRI để có phương án tiếp cận thích hợp. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên đi khám càng sớm càng tốt để giảm bớt nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do bị trật khớp vai tái hồi.
Vài dòng trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Chào bác sĩ, em bị đau ê lưng (vùng thắt lưng) đi khám hai lần bác sĩ (khám bảo hiểm) đều bảo không sao, giờ cơn đau lan xuống cả vùng mông và đùi. Như vậy em có nên tiếp tục chơi bóng đá và đạp xe không ạ? Dự đoán có thể do thoái hoá hay thần kinh tọa không ạ? Em nên đi ...

Trần Luân, 37 tuổi, Hà Nội

BS Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Thông tin của bạn cho biết, bạn bị đau vùng thắt lưng và hiện nay có dấu hiệu đau lan sang vùng mông và đùi. Nhiều khả năng đây là biểu hiện của tình trạng viêm rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm... Nếu chỉ trao đổi trực tuyến, bác sĩ sẽ không thể tư vấn một cách chính xác cho trường hợp của bạn.
Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên đến các bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được kiểm tra lại, thực hiện đo điện cơ hoặc chụp cộng hưởng từ MRI, nhằm xác định chính xác bệnh lý, tình trạng bệnh... Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về việc điều trị, chế độ tập luyện, chơi thể thao...
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Em bị giãn dây chằng chân phải phía trong được 2 năm. Bây giờ nó vẫn đau âm ỉ. Bác sĩ chỉ e cách phục hồi. Cảm ơn bác sĩ
Luong duy sao, 35 tuổi

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào em
Rất tiếc vì câu hỏi của em không chỉ rõ là tổn thương ở vị trí nào, nên tôi sẽ tư vấn tổn thương hay gặp như sau:
- Trường hợp em gặp vấn đề ở dây chằng bên trong khớp gối. Đây là 1 trong 4 dây chằng quan trọng giúp cho khớp gối được vững chắc. Vì vậy, khi dây chằng bên trong bị tổn thương sẽ làm gối bị đau và đương nhiên là khả năng chịu lực sẽ kém, từ đó dẫn đến cơ đùi bị teo. Sau 2 năm, mà em vẫn cảm thấy đau âm ì, thì khả năng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần cấu trúc khác của khớp gối. Điều cần nhất bây giờ là em nên đến gặp bác sĩ y học thể thao để được đánh giá kỹ càng tình trạng khớp gối và dây chằng. Điều trị càng sớm sẽ dễ hồi phục và ít tốn kém.
Trường hợp em gặp vấn đề ở dây chằng bên trong khớp cổ chân, có thể có 2 nguyên nhân. Một là em vẫn tham gia thể thao không an toàn cho khớp cổ chân hoặc mang vác nặng khiến dây chằng bên trong không đủ thời gian hồi phục hoàn toàn dẫn đến tình trạng tổn thương dây chằng mạn tính. Em cần xem xét lại vấn đề này và điều chỉnh cho phù hợp. Hai là có thể bàn chân em có cấu trúc bẹt (thay vì có cấu trúc vòm), điều này làm trọng lực cơ thể khi em di chuyển có khuynh hướng đổ dồn về bên trong cổ chân khiến cho áp lực dây chằng bên trong bị quá tải thường xuyên. Bàn chân có cấu trúc bẹt có thể tập một số bài tập nhằm cải thiện cơ nội tại lòng bàn chân, hay nặng hơn thì cần hỗ trợ bằng miếng lót y khoa.
Hy vọng có thể giúp em hiểu rõ được phần nào tình trạng tổn thương hiện tại.

Tôi năm nay 38 tuổi, trong lúc chơi bóng đá có tranh chấp bóng với đối thủ, bị đau ở gối cảm giác bị lỏng gối. Đầu năm có đi khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán thoái hóa khớp gối.

Thời gian sau có đi đá bóng lại, bó gối chặt, lúc đầu cơ thể chưa nóng thì hơi nhói nhưng đá ...

VĂN TUẤN, 37 tuổi, Tân Phú, TP HCM

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Môn bóng đá được xếp vào môn thể thao cường độ nặng, mang tính đối kháng nên sẽ có va chạm, đòi hỏi sự xoay chuyển lắt léo của chân... Vì vậy, khớp gối rất dễ bị chấn thương. Điều may mắn là đến hiện tại, bạn không còn đau gối khi chơi đá bóng. Nhưng đúng như quan ngại mà bạn đưa ra như phân tích ở trên, chúng ta thấy để có thể chơi được môn đá bóng, đòi hỏi khớp gối phải khỏe. Bạn có thể chơi được môn thể thao này ít nhất là 10 năm nữa, nhưng với điều kiện là bạn cần đảm bảo sức khỏe của khớp gối bằng cách bảo trì hàng năm, nghĩa là cần được khám kiểm tra xem chất lượng xương, khớp, dịch khớp và sức mạnh cơ bắp bao bọc quanh gối, từ đó có kế hoạch thuốc men hay tập luyện bổ trợ năng lực vận động tối ưu cho khớp gối.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh để chơi bóng cùng bạn bè.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline: Hà Nội: 1800 6858. TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Ngày 10/8, ngón tay cái bên phải của tôi bị đau và tê tê, sau khi đi khám bác sĩ tư vấn và chẩn đoán hội chứng bật lò xo. Sau khi khám, bác sĩ có tiêm một mũi vào ngón tay cái thì ngón tay bật lên xuống bình thường, nhưng ngón tay tê tê từ đó đến hiện tại vẫn còn tê tê ...

Vũ hưng Vượng, 57 tuổi, 2156 Huỳnh Tấn Phát, Phú Xuân, Nhà Bè

ThS.BS Trương Hoàng Huy

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Ngón tay là xo là tổn thương gân. Gân bàn tay bị kẹt trong dải dây chằng khiến nó không thể trượt tốt. Nếu để lâu ngày sẽ khiến ngón tay bị kẹt, muốn vận động sẽ có cảm giác bật bật rất khó chịu. Việc tiêm thuốc cũng là một trong các giải pháp điều trị. Tuy nhiên, trường hợp bạn bị tê bì thường do tổn thương thần kinh ví dụ như Hội chứng ống cổ tay, tổn thương thần kinh quay...
Lời khuyên dành cho trường hợp này là bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để các bác sĩ kiểm tra xem bạn bị tổn thương thần kinh ở đoạn nào để có phác đồ điều trị phù hợp.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.

Em chào bác sĩ. Thời gian gần đây em thường hay bị tê, nhức ở bàn tay trái. Em có đến bệnh viên để khám thì bác sĩ cho xét nghiệm máu và siêu âm. Kết quả đưa ra là không có dấu hiệu nào bất thường, chỉ bị thiếu canxi và kê mua thuốc canxi, thuốc giãn cơ về uống nhưng không thấy đỡ. ...

Phạm chí thành, 37 tuổi, Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Trước tiên, bạn cần phân biệt rõ ràng là mình đang bị tê hay nhức. Nếu bạn bị tê bàn tay, có thể do 2 nguyên nhân, thứ nhất là do chèn ép thần kinh tại vùng cổ tay (Hội chứng ống cổ tay). Thứ hai là có thể chèn ép thần kinh ở cột sống cổ. Cả 2 nguyên nhân này đều cần được khám bệnh để chẩn đoán xác định.
Nếu bạn bị nhức vùng bàn tay, có thể do viêm đa khớp hoặc viêm gân gập ngón tay. Cuối cùng, nếu tình trạng này gây phiền phức đến sinh hoạt của bạn, bạn có thể đến các bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc BVĐK Tâm Anh để chúng tôi kiểm tra cụ thể nhằm có được chẩn đoán rõ ràng và điều trị dứt điểm cho bạn.

Chào bác sĩ,
Em sinh năm 1985, bị đứt dây chằng chéo sau năm 2003, đến năm 2014 mới phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau lần đầu, nhưng không thành công, gối vẫn lỏng như chưa phẫu thuật. Đến tháng 10/2017 phẫu thuật lần hai, sau khoảng ba tháng thì gối vẫn lỏng cho đến bây giờ. Tình trạng hiện giờ là chân ...

Văn Hoà, 36 tuổi, Hà Nội

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn!

Theo như bạn chia sẻ, trường hợp khớp gối của bạn tương đối nặng. Trong lần đầu tiên phẫu thuật dây chằng chéo sau (DCCS), bạn đã để tận 10 năm sau chấn thương mới chữa trị. Thời gian này rất dài, ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu khớp gối. Khi tình trạng đứt DCCS bị trì hoãn điều trị quá lâu, đầu gối đã bắt đầu bị lỏng. Vì thế, sau 10 năm, khi vận động, bạn chỉ chịu lực trên dây chằng chéo trước (DCCT) và dây chằng bên, đầu gối rất dễ bị thoái hóa và có thể tổn thương sụn chêm đi kèm.

Cho dù bạn đã phẫu thuật tái tạo DCCS, khớp gối vẫn có khả năng bị thoái hóa, hư sụn. Ngoài ra, bạn còn bị tổn thương sụn chêm. Khi sụn chêm bị tổn thương, khớp gối sẽ phải chịu lực rất nhiều, không thể truyền tải lực một cách bình thường. Khi kèm theo tổn thương dây chằng, khớp gối lại càng có nguy cơ thoái hóa nhanh hơn. Âm thanh "lộp cộp" bạn nghe được khi đi lại có thể là do khớp gối đã bắt đầu thoái hóa. Khi điều trị, việc chụp MRI sẽ giúp bác sĩ kiểm tra bạn có bị tổn thương sụn chêm hay không, ở mức độ và vị trí nào, có thể khâu lại sụn chêm hay không hoặc là phải cắt bỏ.

Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả MRI để xác định dây chằng dù bị lỏng nhưng có còn cái điểm tận cùng hay không. Bác sĩ sẽ thăm khám để kiểm tra dây chằng, nếu chỉ bị lỏng tương đối, bạn có thể chỉ cần tập phục hồi sức cơ tứ đầu đùi và sức cơ bụng, chân để cải thiện tình trạng dây chằng bị tổn thương. Trong trường hợp dây chằng bị lỏng mà không xác định được điểm tận cùng, bác sĩ có thể phải phẫu thuật tái tạo dây chằng và khâu lại sụn chêm.

t
 
 

Cách đây 4 năm tôi chơi bóng đá, tôi bị giãn dây chằng khớp háng bên trái. Hiện tại tôi vẫn đi lại bình thường nhưng tôi cảm nhận phần khe háng bên trái hơi đau khi vận động mạnh, lực chân bên trái yếu hắn so với trươc kia. Bác sĩ tư vấn và có phương án xử lý giúp. Tôi xin trân trọng ...

Đinh Gia Cảnh, 43 tuổi, Hà Đông, Hà Nội

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn!
Thông thường, tình trạng rách dây chằng khớp háng rất ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu bạn đi mà bị đau khe khớp háng thì sẽ có 2 trường hợp thường gặp như:
- Thoái hóa khớp háng.
- Cấn khớp háng vào sụn viền: Khi bạn vận động mạnh sẽ làm cho sụn viền bị mất vững và gây đau.
Ngoài ra, tỉ lệ thoái hóa khớp háng ở Việt Nam không cao. Tuy nhiên, tình trạng hoại tử chỏm xương đùi lại rất nhiều, đặc biệt là ở nam giới. Để kiểm tra tình trạng tổn thương ở khớp háng, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như chụp X-quang và chụp MRI độ phân giải cao để kiểm tra khớp háng có bị hoại tử chỏm hay không, sụn viền có bị bong ra hay không (tổn thương sụn viền) và có hiện tượng cấn ở khớp háng hay không.
Thực tế, việc điều trị tái tạo dây chằng ở khớp háng gần như là không có. Vì khi bị tổn thương, dây chằng ở khớp háng thường có khả năng tự lành. Tuy nhiên, các tổn thương ở xương và sụn viền lại là các tổn thương chiếm phần lớn của khớp háng. Như vậy, ở khớp háng, bác sĩ sẽ thường xử lý tổn thương sụn viền hoặc tổn thương xương hơn là tổn thương dây chằng. Trong trường hợp này, chúng tôi cần phải thăm khám bệnh nhân để xem thử là bệnh nhân bị tổn thương vùng nào trong khớp háng, đề từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, anh có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Mình chơi đá bóng thường xuyên tuần đôi ba trận. Trong một lần va chạm, mình sút bóng và cầu thủ đội bạn kê bóng, chân mình bị văng ngược dẫn đến đau đùi gối trái, mình về bó đá lạnh trong tuần đầu, chân bắt đầu đi lại bình thường. Một tháng sau, bản thân có thể chạy bình thường, khởi động hay sút ...

Hồ Văn Tình, 39 tuổi, thường tín,hà nội

ThS.BS Trương Hoàng Huy

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bạn miêu tả, bao gồm chấn thương cơ, gân, sụn... Trong đó, cơ thể của chúng ta sẽ có cơ chế tự hồi phục một phần, chứ không thể phục hồi hoàn toàn, nhất là các chấn thương phức tạp. Do đó, nếu không biết chắc chắn tổn thương là do đâu sẽ không thể có phương án điều trị dứt điểm, dẫn đến đau dai dẳng. Đa phần bệnh nhân đều thấy hết đau sẽ nghĩ rằng chấn thương đã hồi phục và tiếp tục chơi thể thao, điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và biến chứng.
Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Em mổ dây chằng chéo, rách sụn chêm, dập xương cách đây 3 năm em tập luyện phục hồi nhưng hiện nay chân mổ vẫn nhỏ hơn và bước đi vẫn đau ở khớp gối xin cho em lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Lê Hữu Nghị, 31 tuổi, 77 Mạc Đĩnh Chi - Phường 2 - TP Bảo Lộc

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn từng mổ dây chằng chéo, sụn chêm vào khoảng 3 năm trước. Hiện nay, khớp gối của bạn bị đau, có dấu hiệu teo cơ. Bằng những dữ kiện bạn cung cấp, tôi cho rằng bạn có thể bị ảnh hưởng bởi ca mổ lần trước. Nguyên nhân là do dây chằng của bạn được mổ không vững hoặc sai vị trí đường hầm, cho nên dù bạn tập đùi vẫn teo và đau. Lời khuyên của tôi là bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá lại một lần nữa và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trân trọng!

Xin hỏi chi phí một ca thay dây chằng nhân tạo?

minhmocmactbdn, 31 tuổi

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn

Tại BVĐK Tâm Anh, chúng tôi hiện đang độc quyền triển khai phương pháp dây chằng nhân tạo. Nghĩa là người bệnh sẽ không phải mất bất kỳ một sợi gân nào để thế vào dây chằng chéo bị thương như phương pháp được thực hiện trước đây. Sợi dây chằng nhân tạo thế hệ cải tiến được cấy thẳng vào khớp người bệnh có chất liệu polyethylene terephthalate đơn, vừa tạo độ linh hoạt, mềm dẻo, vừa đảm bảo độ bền với khả năng chịu được lực tác động trực tiếp vào khớp tương đương 250-400kg (điều này gần như là không thể xuất hiện trên thực tế). Nhờ đó, khi thay dây chằng nhân tạo, người bệnh có thể tránh được nguy cơ tổn thương hai lần do phần cho dây chằng bị yếu đi, mà phần nhận là một khớp vị trí khác lại không khôi phục hoàn toàn khả năng vận động; rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả cao, nhất là khi người bệnh cần vận động nhiều.
Chi phí thay dây chằng nhân tạo sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh do ảnh hưởng bởi tình trạng chấn thương, sức khỏe tổng thể và các chi phí khác... Thông thường, một ca thay dây chằng có mức chi phí khoảng 100 triệu đồng.
Do đó, bạn nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra, thực hiện các biện pháp chẩn đoán hình ảnh và tư vấn chi tiết.
Trân trọng!

Cách đây 1,5 năm tôi chạy thể dục và bị rách sụn chêm, đi khám thì bác sĩ nói cần mổ, có bác sĩ bảo không cần mổ nên tôi quyết định không mổ. Đầu năm vừa rồi tôi đi khám lại thì tình trạng tương tự. Trước đây chân bị thương yêú và bị teo cơ. Hiện tại, sau 2,5 tháng đạp xe liên ...

Thái Thị Thuỷ, 41 tuổi, Hà Nội

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào anh
Theo như anh chia sẻ, anh có khả năng đã bị tổn thương sụn chêm vùng khớp gối. Để xác định chính xác tình trạng tổn thương sụn chêm của anh, bác sĩ sẽ cần đi thăm khám lâm sàng và cho anh chụp MRI. Từ đó, bác sĩ sẽ biết được tổn thương sụn chêm ảnh hưởng đến khớp gối của anh như thế nào. Một số trường hợp sẽ cần phẫu thuật tạo hình sụn chêm. Bác sĩ khuyên anh nên đi điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng của tổn thương sụn chêm như:
- Đau nhức khớp dữ dội: Khi rách sụn đầu gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trong khớp gối, đặc biệt khi thực hiện các tư thế co duỗi, nghiêng người qua trái, phải. Những chấn thương đột ngột trong thể thao, hoặc tai nạn giao thông có thể gây nên tình trạng sưng đau, không thể duỗi thẳng chân,... Đây chính là dấu hiệu của kẹt khớp, mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối, gây nên tình trạng cấn, kẹt ở đầu gối.
- Teo cơ tứ đầu đùi: Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị teo cơ tứ đầu đùi. Lúc này, người bệnh không thể đi lại, không thể duỗi thẳng chân, khó khăn trong vận động.
- Hư khớp gối: Tình trạng đứt dây chằng chéo trước sẽ làm gối mất vững, sụn chêm bị hư hại nặng hơn theo thời gian. Nếu sụn chêm bị hư hoàn toàn, người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ sụn chêm, dẫn đến khớp gối nhanh chóng thoái hóa và hư khớp gối. Việc cắt sụn chêm khi tuổi càng trẻ, quá trình thoái hóa và hư khớp gối sẽ diễn ra càng sớm.
- Gây tổn thương lên các bộ phận khác: Thống kê cho thấy, có đến 50% trường hợp rách sụn chêm do tổn thương dây chằng chéo trước dẫn đến các tổn thương khác như bong chỗ bám, tổn thương dây chằng chéo sau, phù tủy xương,... Một số người có thể bị đứt một phần hoặc toàn bộ dây chằng chéo trước, dẫn đến lỏng gối, mất khả năng đi lại.

Tôi năm nay 40 tuổi, năm 2018 bị đứt dây chằng chéo trước, rách sụn trên chân phải do chơi thể thao, mổ tái tạo dây chằng năm 2020. Hiện nay, tôi chạy thấy bị đau, nên ảnh hưởng đến quá trình tôi chơi lại thể thao. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân do đâu. Xin cảm ơn bác sĩ.

Bùi Duy Khánh, 39 tuổi, số 32 ngõ 13 đường Khuất Duy Tiến - Hà Nội

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào anh
Theo như anh chia sẻ, tình trạng đau khớp gối có thể đến từ 2 nguyên nhân:
- Thứ 1: Sau phẫu thuật tái tạo dây chằng, bác sĩ phẫu thuật không xử lý tốt sụn chêm, có thể sụn chêm còn bị rách. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ cần thăm khám và tiến hành chụp MRI để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương, từ đó mới có thể đưa biện pháp xử lý phù hợp.
- Thứ 2: Tình trạng đau nhức có thể là do anh đã bị thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật tái tạo dây chằng. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên anh nên đến bệnh viện để thăm khám và chụp X-quang, để đánh giá mức độ thoái hóa khớp. Nếu thoái hóa khớp gối ở mức độ I và II, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc uống và tiêm chất nhờn Nếu thoái hóa khớp gối ở độ III và IV, bác sĩ sẽ cần thăm khám, chẩn đoán để cân nhắc về chỉ định phẫu thuật.
Trân trọng!


Câu hỏi của tôi là khớp gối thoái hoá thì có cách nào chơi được các môn thể thao vận động mạnh như là cầu lông, đá không ạ?

Cách đây 2 năm tôi bị té dập đầu gối trái. Sau một tháng đi khám ở bệnh viện quận 2 thì bác sĩ bảo đã thoái hoá cả 2 khớp gối, dấu hiệu là ...

Huynh Đoàn Triết, 39 tuổi, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Đầu tiên, bạn cần biết thoái hóa khớp gối có 4 độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó độ 1, 2 và 3, chúng ta có thể điều trị nội khoa và cũng có thể chơi được các môn thể thao từ nặng đến nhẹ.
Tiếp theo, bạn nên biết khớp gối bao gồm xương, sụn khớp và hệ thống cơ - dây chằng quanh khớp. Thoái hóa khớp nếu không điều trị đúng và kịp thời, dần dần sẽ làm suy giảm chất lượng xương và sụn khớp đồng thời làm suy yếu nhóm cơ - dây chằng quanh khớp. Khi các thành phần trên bị suy yếu sẽ làm cho tình trạng thoái hóa khớp nặng thêm.
Như vậy, ngoài việc đánh giá thoái hóa khớp gối của bạn đang ở giai đoạn 1-2-3 hay 4, bạn cần được đánh giá chất lượng xương - khớp và cơ - dây chằng. Sau khi tổng hợp tất cả các yếu tố trên, chúng ta mới có kế hoạch điều trị phục hồi khớp gối song song với việc lựa chọn, mở rộng các môn thể thao phù hợp để tham gia.
Tại BVĐK Tâm Anh, bạn sẽ được khám và lượng giá các vấn đề trên và các bác sĩ sẽ đồng hành cùng bạn để có thể đạt được mục tiêu quay lại với các môn thể thao mà bạn yêu thích.
Vài dòng trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!


Em có đá banh và bị trấn thương trật khớp cổ chân, cộng gãy xương mác đến giờ đã được gần 8 tháng mà 2 bên vẫn còn sưng và đau, cũng có bớt đau nhưng không hết hẳn. Xin bác sĩ tư vấn giúp em liệu có cần thiết phải phẫu thuật không ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Hào Anh, 24 tuổi, Bình Dương

Ths.BS.CKI Lê Đình Khoa

Trưởng khoa Tái tạo khớp, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn

Theo như bạn mô tả thì bạn gặp một chấn thương khá là nặng, được xếp vào loại gãy 2 mắt cá. Xương chày và xương mác kết hợp với nhau tạo thành gọng chày mác dưới, sự vững chắc của gọng chày này quan trọng để vận động khớp cổ chân. Khi bạn bị gãy xương mác, trật khớp cổ chân thì khả năng cao bạn bị tổn thương dây chằng chày mác dưới luôn.

Nhưng trong chia sẻ của bạn chúng tôi không thấy bạn nói về được can thiệp điều trị là chỉ bó bột hay điều trị phẫu thuật hay không. Vì khi phẫu thuật sẽ nắn lại hoàn hảo xương mác, cố định lại gọng chày mác dưới hoàn hảo thì lúc đó mới có cơ hội cho dây chằng mác dưới này phục hồi lại. Sau 8 tháng rồi mà bạn đi vẫn còn đau, khó chịu thì khả năng là dây chằng mác dưới chưa được phục hồi và làm lỏng lẻo khớp. Lời khuyên của bác sĩ là bạn nên đi tái khám, chụp phim X-quang để xem lần trước bạn đã được can thiệp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật như thế nào, xương lành như thế nào và có bị lệch hay không, tổn thương gọng chày mác ra sao từ đó bác sĩ mới đưa ra phương án phục hồi thích hợp cho bạn.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

T
 
 


Tôi bị gãy 1/3 xương cánh tay, đã phẫu thuật kết hợp xương. Nhưng tôi lại bị tổn thương thần kinh. Do đó, một tháng nay tay tôi hay bị tê, mỏi và rũ cổ tay. Xin bác sĩ cho tôi biết với tình trạng tê và mỏi như vậy khi nào mới hết ạ? Phần đã mổ thấy hơi phù nề. Mong bác ...

Nguyễn Chín, 36 tuổi, Thủ Đức

Ths.BS.CKI Lê Đình Khoa

Trưởng khoa Tái tạo khớp, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào anh

Thần kinh quây của mình sẽ nằm ngay phía sau xương cánh tay, đi từ phía sau vòng lên phía trước, chính vì vậy mà những tổn thương gãy xương vùng cánh tay thường sẽ gây ra tổn thương thần kinh quây của mình, có thể do ổ gãy là kéo căng thần kinh ra làm thần kinh bị liệt tạm thời hoặc ổ gãy gây đâm chọt làm tổn thương thần kinh. Triệu chứng của anh là tê, không nhấc cổ tay lên được là dấu hiệu cho thấy anh đã bị tổn thương thần kinh quây. Nhưng không biết khi anh phẫu thuật thì người phẫu thuật viên có kiểm tra xem thần kinh quây của mình chỉ bị ổ gãy kéo căng thôi hay là rách đứt thần kinh quây.

Triệu chứng của anh chỉ mới xảy ra một tháng thôi, thì tại thời điểm này có thể thần kinh chỉ bị kéo căng thôi, xương đã gắn lại rồi, thần kinh được giải phóng rồi thì sẽ có cơ hội để phục hồi. Mình sẽ đi tái khám, làm đo điện cơ để xem có dấu hiệu phục hồi của thần kinh hay không, sẽ tập vật lý trị liệu kết hợp với các loại thuốc uống bổ thần kinh, giúp thần kinh phục hồi từ từ. Quan trọng nhất là anh cần kiên nhẫn vì thần kinh của mình cần một thời gian khá là lâu để phục hồi do đó cần kết hợp vật lý trị liệu, thuốc uống và chờ đợi phục hồi dần dần.

Tốt nhất là anh nên đi khám lại và hỏi kỹ lại hơn với bác sĩ để biết được mức độ tổn thương thần kinh như thế nào mới có thể đưa ra biện pháp can thiệp sau hơn giúp anh hồi phục.

t
 
 


Cháu từng tái tạo dây chằng chéo trước. Nay cháu muốn chuyển sang chơi môn xe đạp thể thao với anh em trong hội, nhưng sợ lại bị chấn thương. Xin hỏi cháu có nên đạp xe không? Có ảnh hưởng khớp gối không? Nếu được thì chơi bao nhiêu lần một tuần, mỗi tuần bao nhiêu phút là ổn. Xin cảm ơn bác ...

Dũng Hà, 26 tuổi, Thủ Đức

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Đạp xe là một trong những bài tập phục hồi sau tái tạo dây chằng chéo trước. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham gia môn thể thao này nên dự phòng một số va chạm có thể xảy ra.
Để chuẩn bị cho việc đạp xe an toàn bạn nên:
- Chắc chắn là khớp gối sau phẫu thuật dây chằng chéo trước đã phục hồi những hoạt động cơ bản. Ví dụ như là biên độ khớp đạt được trọn vẹn, nghĩa là co duỗi hết tầm. Thứ hai là không còn những chấn thương nhỏ, ví dụ như ở khớp chè đùi, sụn chêm...
- Không rõ là bạn đã phẫu thuật cách đây bao lâu, nhưng bạn nên chọn dùng xe đạp có chiều cao phù hợp, yên xe phải được chỉnh cân đối và không bị lệch. Bởi nếu để yên xe bị lệch sẽ ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khớp gối.
- Với thời gian đạp xe, bạn nên bắt đầu từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều. Khi khớp gối phục hồi hoàn toàn và bạn có thể bắt đầu đạp xe từ 30-60 phút. Tùy vào thể trạng và thể lực của bạn, sau đó có thể tăng dần lên mỗi 30 phút hàng tuần. Tuyệt đối không nên nôn nóng để tránh ảnh hưởng đến khớp gối.
Sau khoảng 3-6 tháng tập luyện, bạn nên đi khám lại với bác sĩ y học thể thao để được đánh giá tình trạng khớp gối và lực cơ quanh khớp gối xem có đáp ứng được nhu cầu sau này bạn muốn có một cuộc đua dài hơn, một buổi hoặc là một ngày.
t
 
 

Em bị chấn thương đầu gối do chơi đá bóng. Đợt đó bị sưng khớp gối và không di chuyển được. Em có đến bệnh viện để khám, bác sĩ nói là không có gì chỉ bị tổn thương cơ và cho thuốc uống giảm đau. Nhưng sau lần đó em chơi thể thao lại vẫn bị trật khớp và đi khám vẫn được nhận ...

Trọng Vũ, 30 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Theo miêu tả, tôi dự đoán khớp gối của bạn có tình trạng yếu cơ và mất vững. Đây là một vấn đề khá quan trọng. Bởi có lẽ bạn đã biết là mỗi bước đi, khớp gối chịu trọng lượng gấp ba lần cơ thể. Ví dụ bạn 50 kg, khi bạn bước đi một bước khớp gối phải chịu tải 150 kg.
Vì vậy, khớp gối đòi hỏi sự vững vàng, mạnh khỏe mới đáp ứng được hoạt động của bạn, chưa kể là bạn còn chơi thể thao. Như vậy, khi có tình trạng yếu và đồng thời cảm thấy không vững vàng ở khớp gối, bạn nên đi khám ngay để các bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân. Có thể nguyên nhân từ cơ của bạn không được khỏe, hay sức cơ giữa cơ trước và cơ sau không cân bằng. Tình trạng này có thể phục hồi mà không cần phẫu thuật. Bên cạnh đó có thể là do bạn bị tổn thương dây chằng, sụn khớp hoặc là bao khớp, những tình trạng này cần phải có các biện pháp hỗ trợ. Cụ thể như điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi, phẫu thuật.
Với trường hợp của bạn, lời khuyên dành cho bạn là nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán, tầm soát chính xác và trao đổi về kỳ vọng của bạn mới có thể xây dựng chiến lược phục hồi sức khỏe để bạn có thể tham gia chơi thể thao như trước đây.
t
 
 

Em tai nạn và bị trật khớp gối đứt động mạch kheo và đứt 2 dây chằng chéo. Hiện tại mổ được 2 lần rồi. Bây giờ thì bị cả dây thần kinh làm bàn chân cứ bị duỗi xuống không co lên được. Từ khi bị tai nạn đến nay là 11 tháng rồi. Bàn chân trái vẫn không co lên được chút nào. ...

Hồng Nga, 28 tuổi, TP.HCM

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn

Với mô tả của bạn thì đây là chấn thương rất nặng, có tổn thương đến động mạch, hệ thống dây chằng của khớp gối. Hiện tại bạn đang có vấn đề bàn chân không co lên được hay còn gọi là bàn chân rũ.

Bàn chân này đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thần kinh chi phối đi ngang khớp gối. Trường hợp của bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán đầy đủ. Chắc chắn là động mạch vùng khoeo của bạn đã được phục hồi rồi. Tuy nhiên còn hai vấn đề: thứ nhất là bàn chân rũ, thứ hai là vấn đề về dây chằng, và cơ chân bị tổn thương đó đã teo rồi, nên cần giải quyết các vấn đề để sau này vài năm, 10 năm, 20 năm sau này, phần teo đó không gây những biến chứng xấu hơn cho bạn khi sinh hoạt, đi đứng.

Lời khuyên cuối cùng của bác sĩ là bạn nên đến cơ sở y tế để khám, để đánh giá lại cái tình trạng thần kinh chi phối cho bàn chân này và thứ hai là hệ thống dây chằng chéo trước, chéo sau trong khớp gối của bạn để có phương án điều trị, phục hồi cho hoạt động phần bên chân bị tổn thương của bạn.

t
 
 


Em mổ nội soi dây chằng lần 2 đến nay được một năm rồi mà khớp gối nó có hiện tượng lỏng lỏng, nhẹ nhẹ, liệu có phải bị tái lại không ạ? Làm sao để tự kiểm tra được tình trạng gối của mình tại nhà. Dịch nên em chưa dám đi lên thành phố khám được, nếu để lâu thì có sao ...

My My, 33 tuổi, Bình Dương

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn, Với trường hợp của bạn đã phẫu thuật một năm. Tuy nhiên, vấn đề của bạn là đã phẫu thuật 2 lần nên bác sĩ cũng muốn biết là bạn đã phẫu thuật lần đầu là gì và lần 2 là gì. Bạn chỉ nói là dây chằng thôi thì không biết là còn vấn đề gì trong khớp gối hay không vì trong khớp gối còn nhiều thành phần khác nữa. Hiện tại, bạn có cảm giác gối hơi lỏng nhẹ, thường do 2 nguyên nhân chính: thứ nhất là dây chằng của bạn có thể chưa được điều trị một cách hoàn hảo; thứ hai là hệ thống cơ quanh khớp gối chưa phục hồi hoàn toàn và trường hợp này chúng tôi gặp rất nhiều. Mặc dù có nhiều trường hợp đã có phẫu thuật rất hoàn hảo nhưng việc phục hồi sau phẫu thuật không được quan tâm, dẫn đến cơ vùng đùi bị teo, cảm giác khớp gối hơi lỏng nhẹ, không được vững vàng, tự tin khi mình bước đi. Làm sao để bạn kiểm tra được một số vấn đề ban đầu về chức năng khớp gối của bạn. Bác sĩ chỉ cho bạn như sau: thứ nhất bạn kiểm tra xem bạn có ngồi xổm được hay không.

Vì ngồi xổm sẽ đánh giá được biên độ khớp của bạn, biên độ khớp phải đạt mức hoàn hảo thì bạn mới có thể tập luyện phục hồi được chức năng của khớp gối và không gây ảnh hưởng đến thoái hóa khớp và viêm bao khớp sau này. Thứ hai bạn có lên xuống cầu thang tự tin hay không, nếu mà bạn lên xuống cầu thang chưa tự tin lắm thì có thể hệ thống gân cơ quanh khớp, cũng như các vấn đề bên trong khớp gối chưa được xử lý một cách hoàn hảo. Thứ ba bạn có thể lấy thước dây đo vùng đùi của mình, đo từ cách xương bánh chè phía trước đo lên xương đùi khoảng 10 phân, đo chu vi của vòng đùi và so sánh 2 bên trái phải để xem phần đùi mà đang bị chấn thương có nhỏ hơn bên kia hay không, nếu đó thấy nhỏ hơn 2 phân thì cũng là một vấn đề mình phải tập luyện để phục hồi hệ thống cơ đó. Đó là một số vấn đề bạn có thể tự kiểm tra. Tuy nhiên, nếu có cơ hội bạn nên đi tái khám sớm để bác sĩ có những xử lý sớm nhất tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra sau này.

t