Em bị lật sơ mi chân vùng mắt cá vì chơi thể thao. Em đã đi khám, bác sĩ nói bị bong gân mãn tính, có các triệu chứng đau nhức, hơi sưng ở vùng mắt cá và không thể vận động mạnh. Em bị bong gân cũng đã được gần 3 tháng. Vậy bác sĩ cho em hỏi bong gân mạn tính điều ...
Chào bạn
Với những triệu chứng của bạn đưa ra, vấn đề của bạn là bị mãn tính vì vẫn còn hơi đau nhức và hơi sưng nề. Chấn thương ở vùng cổ chân, đặc biệt là bong gân, ngoài tổn thương của hệ thống dây chằng của vùng cổ chân, còn có ảnh hưởng đến bao khớp.
Bao khớp là một thành phần tiết ra dịch dinh dưỡng để nuôi khớp và nếu bao khớp không khỏe mạnh thì việc tiết ra dịch dinh dưỡng cũng như là tái hấp thu lại những chất thải trong khớp gối của mình sẽ không được hoạt động tốt nhất có thể, làm cho khớp của bạn nó hay sưng.
Việc điều trị bong gần cần sự kiên trì ở bạn, phải tuân thủ những chỉ định y khoa của bác sĩ, bạn phải nghỉ ngơi đủ thời gian để cho dây chằng và bao khớp nó được lành. Ví dụ như bạn cảm thấy cổ chân khỏe 80% và lúc đó bạn không thấy cổ chân sưng hoặc đau tưởng đã hết rồi nên quay trở lại những hoạt động nặng, lúc đó sẽ kích thích làm tổn thương trở lại.
Việc quyết định trở lại những hoạt động nặng hoặc là chơi thể thao phải do bác sĩ quyết định chứ không phải do cảm tính của bạn. Bạn phải tuân thủ những phương pháp tập phục hồi sức mạnh vùng cổ chân và các phương pháp này cũng không được nóng vội, cần đi từ giai đoạn 1-2-3 để phục dần dần sức mạnh cũng như là sức khỏe hệ thống gân cơ bao khớp của vùng cổ chân. Việc điều trị này sẽ mất nhiều thời gian cho nên cần sự kiên trì của bạn. Thứ hai là cần sự tỉ mỉ của nhân viên y tế trong chương trình điều trị của bạn. Thứ ba là thuốc men, một số thuốc men sẽ hỗ trợ cho việc làm lành hệ thống dây chằng cũng như là bao khớp của vùng cổ chân. Với sự kiên trì này cộng với sự theo dõi và chăm sóc tỉ mỉ của nhân viên y tế, bác sĩ nghĩ vấn đề mãn tính này sẽ được giải quyết.
Tôi bị đau phần vai trái khi thực hiện một số động tác. Ví dụ nếu hít xà 2 lòng bàn tay hướng ra về trước thì bị đau, nhưng hít xà 2 bàn tay hướng vào trong người thì không bị đau. Một số động tác gây đau như vừa nâng tay ngang vừa hướng về phía sau.
Vậy xin hỏi bác sĩ, tôi ...
Mổ gân achilles xong em nghe nói nếu không tập sẽ dễ co cứng lại, nhấc gót, ngắn chân đi, nhưng cũng có ý kiến bảo gân này dễ đứt lại không nên tập sớm. Em đã tháo bột được khoảng 7 ngày rất nôn nóng tập để mau phục hồi. Mong bác sĩ cho lời khuyên thích hợp ạ. Cảm ơn bác sĩ. ...
Chào bạn
Về tình trạng tổn thương gân achilles của bạn là vấn đề thường gặp, những thông tin bạn có được là những thông tin chính xác. Trong cơ thể chúng ta gân Achilles là gân lớn nhất và chịu tải rất lớn. Bên cạnh đó, một vấn đề chung của tất cả các gân, đó là lượng máu nuôi giúp cho gân hồi phục, chữa lành những tổn thương rất là kém. Cho nên một trong những nguy cơ lớn của việc nối gân achilles là đứt lại.
Với thông tin bạn đưa là đã cắt bột được 7 ngày, nhưng không biết sau khi bạn mổ nối gân rồi bó bột trong bao lâu. Với thời gian thì bác sĩ ước chừng là khoảng 3 tuần trở lại, kể cả 7 ngày đã cắt bột. Thật sự thời gian này hơi sớm để cho bạn tập lại các bài tập chịu tải cho gân Achilles đó.
Gân achilles của bạn sau khi được nối lại vẫn chưa đưa về được tư thế bình thường 90 độ. Tức là bạn vẫn phải duỗi cổ chân một chút. Mục tiêu đầu tiên là bảo vệ vùng nối gân. Sau khi vùng nối gân được đánh giá là tương đối hồi phục an toàn rồi, lúc đó bác sĩ sẽ từng bước giúp cho nó khỏe lên, giúp cho cổ chân hoạt động linh hoạt trở lại. Đó mới là phương án điều trị hợp lý nhất dành cho bạn. Vì vậy, bạn nên đến khám ở các trung tâm chuyên khoa phục hồi chức năng để các bác sĩ đánh giá tình trạng chung của bạn và đưa ra các phương pháp tập luyện cho bạn sẽ được tiến hành như thế nào.
Tôi có bị lật sơ mi một lần, không chữa và tự khỏi. Hai ngày nay tôi tập thể dục và có chạy bộ một vài trăm mét thì thấy cổ chân bị lật trước đây rất đau, đi giày cũng đau. Có phải chấn thương của tôi tái phát không? Làm sao để hết bị thế này? Tôi có băng ép mà không cải ...
Chào bạn
Với những thông tin bạn cung cấp thì bác sĩ chưa biết được tổn thương đợt trước của bạn ở mức độ như thế nào và thời gian đã xảy ra bao lâu rồi, tình trạng hiện tại cổ chân của bạn như thế nào, có đang sưng to hay có đang đỏ lên hay không và có đau kể cả lúc bạn không hoạt động hay không? Nếu đầy đủ thông tin trên bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ hiện tại của bạn là gì.
Phương án đơn giản là bạn băng ép cũng giúp giải quyết được một số vấn đề nếu bạn băng đúng cách sẽ giúp cố định chân ở tư thế hợp lý, sẽ giảm đi chịu tải cho cổ chân khi bạn di chuyển. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phối hợp thêm nhiều phương án khác, ví dụ như phải kê cao chân, sử dụng đá lạnh để chườm quanh vùng chấn thương đó. Bạn vẫn cần đi thăm khám và đánh giá lại, chụp X-quang để mà kiểm tra cổ chân của bạn vì bên cổ chân của bạn 2 mắt cá và khớp giữa 2 mắt cá giữa 2 phần xương đó của bạn nữa. Tất cả những vùng đó đều có khả năng bị tổn thương khi mà bạn chịu tải xuống cổ chân thì có thể làm cho những vùng đó bị chấn động nhiều hơn và gây đau hơn.
Lời khuyên của bác sĩ cho bạn là nên đến cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh phù hợp để xác định rõ ràng cái vấn đề hiện tại của bạn. Cổ chân là một vấn đề tương đối rắc rối và phức tạp tại vì phần chân thường xuyên di chuyển rất nhiều và thường xuyên chịu tải lực vì vậy, những tổn thương nhỏ đó không có thời gian hồi phục, bị chấn động làm cho bạn kéo dài thời gian điều trị lành vết thương. Chúc bạn có thể đánh giá được đúng cái vấn đề của mình và có phương án xử lý tốt.
Em mổ nối dây chằng chéo sau, giãn dây chằng chéo trước và mặt sụn bị tổn thương nhiều. Nhưng lúc mổ, bác sĩ nói dây chằng chéo sau liền rồi nên không làm, chỉ xử lý dây chằng chéo trước do giãn nhiều và xử lý mặt sụn do tổn thương. Sau hơn 2 tuần mổ thì mấy ngày nay đầu gối em ...
Chào bạn
Vấn đề tổn thương đầu gối của bạn có vẻ cũng ảnh hưởng đến nhiều thành phần trong khớp gối. Trong đó theo mức độ đánh giá của bác sĩ với thông tin của bạn cung cấp thì 3 vùng tổn thương là sụn chêm, dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau. Mức độ nặng của cả 3 chấn thương sẽ được sắp xếp theo thứ tự đầu tiên là sụn chêm, thứ hai là dây chằng chéo trước bị giãn (nhưng chưa rõ dây chằng của bạn giãn như thế nào, có thể là đứt bán phần, đứt nhỏ...) và thứ ba là dây chằng chéo sau.
Bác sĩ sẽ phân tích theo thứ tự từ nhẹ đến nặng. Đầu tiên về vấn đề dây chằng chéo sau, chỉ cần bạn được tập tốt cơ đùi sẽ đảm nhiệm được vai trò dây chằng chéo sau nên vấn đề này không cần thiết phải can thiệp. Còn phần dây chằng chéo trước đã giãn, lỏng lẻo, có thể gây mất vững của khớp gối nên cần phải được xử lý chấn thương này và có vẻ bạn đã được xử lý trong đợt mổ vừa rồi. Thứ ba là tổn thương sụn chêm khá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bạn, vì khi bạn đứng phải chịu tải lên chân đó, mà trước đó sụn chêm khi được can thiệp đã khâu lại hoặc bị cắt gọt bớt nên khi chịu tải lên sớm sụn chêm bị một lực ép có thể làm phá hủy.
Vì vậy, bác sĩ không cho bạn sử dụng toàn bộ lực lên chân mà cần phải sử dụng nạng tối thiểu trong vòng 6 tuần bên bây giờ, bạn cần phải được huấn luyện, hướng dẫn phương án sử dụng nạng như thế nào để chịu tải một phần nhỏ lên chân của mình, còn lại lực tải phải chịu tải lên trên nạng giúp bảo vệ sụn chêm trong thời gian chờ sụn chêm lành. Còn vấn đề khớp gối của bạn bị sưng sau mổ có rất nhiều nguyên nhân như chỉ cần bạn tập luyện nhiều hơn mà bên trong không còn cấu trúc cũ khớp bình thhường mà đã bị tác động. Một số cách để giúp giảm vấn đề sưng như thuốc men, kê cao chân, chườm lạnh, giảm đi mức độ vận động... sẽ làm giảm sưng đầu gối. Bạn đừng nôn nóng vấn đề có thể bỏ được nạng hay không mà mục tiêu bây giờ là bảo vệ vùng mổ đó trước, sau khi vùng mổ an toàn rồi mới thích nghi dần dần và tập luyện để lấy lại mức độ hoạt động thông thường. Với tình trạng giảm chịu tải của bạn, cần giữ được mức độ duỗi bình thường của chân còn lại, vì sau khi mổ rất nhiều bệnh nhân hay bị ảnh hưởng đầu gối cong, không gập duỗi ra hết tầm được và sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục đầu gối và dáng đi của bạn sau này.
Em mổ dây chằng chéo trước được tầm một tuần rồi. Em tập các bài tập cơ bản khá ổn, nhưng sáng nay dậy, thì thấy chân em sưng húp đầu gối rất to, chạm vào ê nhẹ không biết như vậy là bị sao. Vì tuần trước em vẫn đi tập vật lý trị liệu ở trung tâm đều. 2 hôm nay lạnh ...
Chào bạn, Tình trạng của bạn bị sưng cái đầu gối sau quá trình mổ và trong quá trình bạn tập là chuyện bình thường. Vì sau khi bạn đã can thiệp mổ khớp gối tất cả các cấu trúc bên trong bao gồm từ mạch máu đến mạch bạch huyết... đều bị thay đổi không giống như cấu trúc bình thường trước đây nữa, nên trong quá trình chưa hồi phục, chỉ cần bạn hoạt động hơi nhiều hơn thôi là đã có tác động làm cho gối bị sưng rồi. Có lẽ bạn không cần phải lo lắng có ảnh hưởng đến vết mổ của bạn hay không, đó chỉ là do sự thay đổi cấu trúc sinh lý trước đây thôi. Trường hợp của bạn có thể được xử lý đơn giản bằng cách chườm lạnh, kê cao chân, tập vận động nhẹ nhàng giúp cho máu lưu thông giúp cho dịch hấp thụ trở vào là được.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!
Em để dây chằng đứt một tháng rồi mới mổ, tới nay được 5 tháng nhưng chân lệch một bên to, một bên nhỏ. Chân bên mổ của em teo lại nhanh, em đã thử các bài như đạp xe, dựa tường, đá tạ mà cơ lên chậm quá. Nghe nói cơ teo như vậy rất hại khớp gối, em có cần đi khám ...
Chào bạn
Vấn đề teo cơ đùi của những bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước là vấn đề rất thường gặp, vì khi tổn thương đứt dây chằng chéo trước thông thường bệnh nhân rất ít đi khám và không mổ sớm. Đa số mọi người chờ thời gian khoảng một tháng để vùng tổn thương trong đầu gối trở lại bình thường, không còn sưng, phù lên ở trong nữa mới có được thông số chính xác để tái tạo lại dây chằng chéo trước. Vì vậy, chuyện bạn bị teo cơ sau một tháng giảm sử dụng chân chấn thương là chắc chắn sẽ có, nên cần phải có một quá trình tập luyện giúp cho cơ khỏe lên. Với những bài tập mà bạn liệt kê ra rất tốt, tuy nhiên, chưa đủ cho bạn.
Bạn cần được một chuyên gia phục hồi chức năng y học thể thao hỗ trợ để đưa ra một chương trình phục hồi phù hợp, giúp cho khối cơ của phát triển nhanh nhất và tốt nhất, tạo ra sự cân bằng giữa hai khối cơ hai bên đùi của bạn. Về mảng điều trị này, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh có đội ngũ các bác sĩ về y học thể thao, bác sĩ phục hồi chức năng, các huấn luyện viên chuyên nghiệp về thể thao để có thể thiết kế cho người bệnh những bài tập hoàn toàn phù hợp, nhằm mục tiêu không chỉ giúp khối cơ phục hồi tốt nhất mà còn tạo được sự cân bằng giữa hai chân lành và chân bị tổn thương.
Tôi đã mổ dây chằng chéo trước được 2 tháng rồi. Bác sĩ cho tôi xin hướng dẫn 1 số bài tập để tập tại nhà vì dịch ở quê không vào thành phố được. Tôi có thể tập theo hướng dẫn online của kỹ thuật viên ở bệnh viện Tâm Anh không ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn
Theo câu hỏi của bạn, về cơ bản 2 tháng bạn có thể bắt đầu tập một số chương trình. Tuy nhiên, việc tập như thế nào không chỉ phụ thuộc vào thời gian sau khi bạn mổ mà còn thông qua những bài bạn đã tập mới có thể xác định được bạn nên tập như thế nào. Thông thương sau khi mổ, bạn cần tập một chương trình về phục hồi chức năng của vật lý trị liệu để lấy lại tầm vận động cũng như là sức mạnh của chân bị tổn thương. Quá trình này kéo dài từ 4-8 tuần, tùy vào quá trình thích nghi của bạn, sau quá trình này bạn có thể đi lại bình thường.
Tuy nhiên, kết thúc giai đoạn này nếu để quay trở lại vận động với cường độ cao bạn cần phải bước vào giai đoạn thứ 2 là giai đoạn hồi phục sau chấn thương, giai đoạn này kéo dài khoảng từ 8-12 tuần. Ở giai đoạn này cần tập một số bài tập gia tăng sức mạnh để lấy lại tầm vận động ở mức độ cao hơn, đặc biệt là điều chỉnh sự mất cân bằng giữa 2 chân vì 1 chân bạn bị chấn thương dẫn đến sự chênh lệch về lực và sức mạnh của 2 chân. Thêm một phần nữa là sự chênh lệch giữa các nhóm cơ chủ vận và đối vận, đây là 2 yếu tố nguy cơ dẫn đến chấn thương.
Kết thúc giai đoạn này bạn có thể quay lại hoạt động chạy nhảy. Tuy nhiên, nếu bạn là một người chơi thể thao hoặc là một vận động viên chuyên nghiệp, bạn cần tập thêm một giai đoạn thứ ba, đó là giai đoạn hồi phục mang tính chuyên môn hóa sâu hơn; gồm các bài tập sức mạnh, linh hoạt trong vận động, phối hợp trong vận động và các bài tập phòng tránh chấn thương chuyên biệt trong thể thao. Sau khi kết thúc chương trình này kéo dài từ 8-16 tuần, bạn mới có thể quay về chơi thể thao hoặc các hoạt động cường độ cao mà giảm thiểu tổn thương thấp nhất.
Bạn nên đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để có sự thăm khám tốt nhất và đưa ra một lộ trình tập luyện phù hợp cho bạn. Nếu bạn không thể đến bệnh viện được thì có thể tham khảo một số bài tập cơ bản để phát triển sức mạnh phần gối trên Kênh Youtube Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh hoặc đăng lý tập online với các HLV của bệnh viện.
Em bị ngã đập gối xuống đất. Giờ được 3 tuần hồi phục cỡ 80% rồi. Nhưng do em không hoạt động chân phải nhiều nên nay với để ý thấy chân bị ngã teo nhỏ hơn chân kia. Cho em hỏi liệu có sao không ạ. Hay giờ em hoạt động lại là lại bình thường, có thể tập luyện gì cho chân ...
Tôi mổ tái tạo dây chằng chéo sau được 40 ngày. Giờ muốn mua xe đạp tập tại nhà thì có được không? Nếu tôi đã mổ ở bệnh viện khác nhưng muốn đăng ký bệnh viện ở Tân Bình gần nhà tập vật lý trị liệu có được không? Xin cảm ơn.
Tôi bị đứt một phần dây chằng chéo trước và giãn dây chằng chéo sau. Bác sĩ cho tôi hỏi đứt một phần dây chằng chéo trước và giãn dây chằng chéo sau nên tập luyện thế nào? Tôi nên sử dụng thuốc gì để phục hồi thưa bác sĩ? Xin cảm ơn ạ.
Gần 6 tháng sau mổ dây chằng chéo trước. Em có bắt đầu tập squat một chân và nhảy cóc, rồi tập ngồi xổm không biết như vậy có sớm không?. Em muốn sớm trở lại chạy bộ thì thời điểm nào là thích hợp. Xin cảm ơn.
Em năm nay 25 tuổi và cách đây không lâu em bị tai nạn xe máy gãy chân trái cấp độ III, có vết thương hở phải đóng đinh cố định ngoại vi. Đến bây giờ cũng được 4 tháng rưỡi rồi, vết thương hở đã lành nhưng xương vẫn chưa lành và điều làm em lo lắng nhất là em chỉ gập được ...
Chào bạn
Đây là một tình trạng thường gặp và ở BVĐK Tâm Anh xử trí các tình trạng này rất nhiều. Bạn bị một chấn thương rất nặng được chẩn đoán là gãy xương hở độ 3, không thể nào xử lý đơn giản mà cần có khung cố định ngoài gắn để xương hồi phục, xử lý vết thương phần mềm lành sau đó mới xử lý những phần di chứng. Di chứng của bạn, thứ nhất là có một khuyết hổng phần mềm làm biến dạng cẳng chân, nên cần phải thăm khám để biết được tình trạng khuyết hổng đang như thế nào, sau đó bác sĩ mới có thể khắc phục phần khuyết hổng phần mềm nếu trong giới hạn cho phép.
Thứ hai là bạn không thể nào ngóc hay gập bàn chân lên xuống, có thể bạn bị tổn thương gân hoặc là đóng khung cố định lâu quá bị mất chức năng hoặc có thể đúng như suy đoán của bạn là tổn thương dây thần kinh, gọi là dây thần kinh hông khoeo ngoài. Do đó bác sĩ cần phải kiểm tra kỹ nguyên nhân do đâu, tổn thương gân cơ, thần kinh hay do nguyên nhân nào khác. Vì có nhiều trường hợp vết thương sau nhiều tháng trời hoặc nửa năm không thể lành được nên việc xử trí tiếp theo rất khó khăn. May mắn của bạn là chấn thương rất nặng nhưng vết thương đã lành rồi nên việc xử trí những tổn thương tiếp theo sẽ dễ hơn.
Bạn bị 4 tháng - đây là thời điểm mang tính chất quyết định nếu bác sĩ có được chẩn đoán chính xác mới có thể đưa ra phương án chính xác, xử lý càng sớm càng tốt. Bạn nên đến sớm để bác sĩ ở Trung Tâm Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh điều trị, chẩn đoán sớm nhất và tốt nhất.
Em nghe nói sau mổ tái tạo dây chằng thì rất dễ bị khô khớp, phải tiêm huyết tương PRP gì đó may ra mới cải thiện. Dạo này khớp gối em cứng quá cử động gập duỗi cứng, không biết có cần phải tiêm không, tiêm cái này có hiệu quả bao lâu ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn
Sau ca mổ tái tạo dây chằng, bạn phân vân không biết sử dụng phương pháp gì thêm, trong đó bạn mong muốn tập trung phương pháp tiêm nội khớp, gồm có những sản phẩm như: collagen, chất nhờn, acid hyaluronic, PRP (huyết tương giàu tiểu cầu)... Thời điểm tiêm là sau khi mổ khoảng 2-4 tuần, vì khi phẫu thuật phẫu thuật viên đục lỗ trên khớp gối, đưa dụng cụ vào và bơm nước vào nên toàn bộ chất nhờn trong khớp gối trôi ra hết.
Sau khi mổ, vết thương đã lành, khô ráo và ổn định, bác sĩ xác định vết thương rồi mới chỉ định tiêm, việc chọn liệu pháp nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố ở bệnh nhân, không có một công thức chung nào cả. Tất cả các liệu pháp trên đều mang đến kết quả đáng mong đợi. Sau khi, đứt dây chằng là tổn thương rất lớn vì dây chằng chéo trước là dây chằng rất vững của khớp gối, khi bạn đứt dây chằng sẽ lập tức bị đau, mất vững cũng như là khó sinh hoạt về sau.
Khi bạn mổ tái tạo dây chằng tương đồng là phải khoan những đường hầm làm tổn thương thêm một phần nữa, nhưng bác sĩ khuyến khích mổ để người bệnh có được sự bền vững của khớp gối hơn bằng việc dây chằng mới giữ khớp gối vững hơn. Thứ hai khi dây chằng đứt sẽ gây thoái hóa nhanh hơn, nếu chúng ta phẫu thuật sẽ thoái hóa sẽ diễn ra chậm hơn.
Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì khớp gối cũng đã bị chấn thương rất nặng, chính vì vậy, ngoài phụ thuộc vào những loại thuốc men, những liệu pháp tiêm nội khớp thì việc phục hồi chức năng cực kỳ quan trọng; vì phục hồi chức năng sẽ quyết định chất lượng cuộc sống cũng như khả năng hồi phục, sợi dây chằng mới sẽ phát triển như thế nào và phục hồi chức năng không có tác dụng phụ nhiều nên có thể duy trì dài lâu. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình có đội ngũ y học vận động chuyên để hướng dẫn cho người bệnh sau khi mổ tái tạo sẽ có chế độ tập luyện, chơi môn nào phù hợp, với cường độ như thế nào, chơi như thế nào để tránh chấn thương giúp mà phục hồi tốt nhất.
Bác sĩ cho em hỏi, em đã mổ dây chằng chéo trước và rách sụn chêm được hơn 4 tháng có cần phải tiêm chất nhờn không ạ? Dây chằng của em đã lành rồi nên em thắc mắc chất nhờn có tác dụng gì và tiêm vào lúc nào là đúng ạ? Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp thêm. Em xin ...
Tôi nay 45 tuổi, đang chơi cầu lông 3 lần/tuần. Mới đây thấy đau quá đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị viêm mỏm bám xương cầu trong khủyu tay phải lan xuống bắp tay. Trước người ta bày đã đến phòng khám tư tiêm vào chỗ đau một lần nhưng lại đau lại. Đã đau một năm nay rồi, trái gió ...
Bác sĩ ơi, cháu gãy xương chân phẫu thuật được 6 tháng rồi, vết mổ cứ thi thoảng chảy ra mủ đi chụp 5-6 lần bệnh viện bảo không sao về uống kháng sinh mà vẫn không đỡ. Xin hỏi bác sĩ, phẫu thuật gãy xương chân 6 tháng nhưng vết mổ vẫn chảy mủ có phải mổ lại không? Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn
Theo tình trạng bạn mô tả thì bác sĩ vẫn chưa có đủ thông tin để kết luận được tình trạng chảy dịch của bạn là dịch gì, có thể là thanh dịch, máu hay mủ. Nếu là mủ bạn nên đến khám ở BVĐK Tâm Anh càng sớm càng tốt, vì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng dai dẳng lặp đi lặp lại, có thể là nhiễm trùng nông dưới da hoặc tệ hơn là nhiễm trùng xương.
Bạn cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ khuyến khích bạn với tình trạng nghi ngờ lặp đi lặp lại như vậy tốt nhất là nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác bạn đang gặp phải vấn đề gì, đừng để tình trạng này tiến triển xấu hơn.
Em bị chấn thương do chơi đá bóng cách đây 14 năm. Bác sĩ khám giản dây chằng khớp gối, có bị mẻ khớp gối, lúc đó em tính mổ nhưng tỷ lệ thành công không cao nên em không mổ. Hiện tại em đi đứng chạy bình thường, nhưng đôi lúc thì bị lật bánh chè khớp gối sang một bên, và không đi ...
Tôi bị chấn thương lật cổ chân khi chơi bóng chuyền (lật nặng) đã điều trị ở nhiều bệnh viện, chụp cát lớp không phát hiện tổn thương về xương. Khi vận động nhẹ hàng ngày thì cổ chân bình thường nhưng khi vận động mạnh một chút thì khu vực mắt cá phía ngoài lại sưng tấy lên, các gân và dây chằng tại ...
Con trai tôi 6 tuổi bị gãy xương 1/3 xương chày dưới đã bó bột 3 tháng. Từ khi 2 tháng đi lại không có cảm giác đau nhưng đến nay 3 tháng vẫn đi tập tễnh. Như vậy có bình thường không. Tôi lo bé bị chân dài ngắn vì hồi 1,5 tháng tháo bột bác sĩ bảo trục xương có bị nghiêng can ...