VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ hai, 13/1/2025

Tôi hiện bị viêm bao hoạt dịch gối phải, đã thăm khám và điều trị tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM bằng phương pháp: hút dịch gối, tiêm thuốc trực tiếp vào gối, uống thuốc. Thời gian điều trị đến nay đã 3 năm mà vẫn không khỏi dứt điểm. Xin hỏi, bệnh của tôi như vậy có phải nặng không? Có ...

Đỗ văn NHẤT, 49 tuổi, An phước, long thành, đồng nai

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Tràn dịch khớp gối là một trong những biểu hiện lâm sàng rất thường gặp làm cho gối sưng lên, hạn chế đi lại, đau khớp gối. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch như thoái hoá khớp gối, viên khớp gối, viêm bao hoạt mạc khớp gối, chấn thương... Để điều trị triệt để và phù hợp cho tràn dịch khớp gối, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp và xem xét các kết quả xét nghiệm để biết nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị hiệu quả. Việc hút dịch đơn thuần chỉ là điều trị triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm và không có tính bền vững.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.

Trước đây vài năm tôi bị lật cổ chân bên trái, sau đó tự hết đau. Sau này tôi chơi thể thao trở lại thì bị đau. Đi khám, chụp MRI, bác sĩ kết luận phù tủy xương sên. Uống thuốc tầm 2 tuần thì hết, sau đó một tháng thì đau lại. Giờ leo cầu thang, chạy hoặc đi bộ nhiều sẽ đau. Xin ...

Nguyễn Ngọc Nhơn, 47 tuổi, 363/38/28 Đất Mới, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp. HCM

ThS.BS Trương Hoàng Huy

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Theo miêu tả của bạn, bạn bị lật cổ chân bên trái, bị đau và tự lành. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tương tự như bạn. Người bệnh bị lật cổ chân không đi thăm khám và điều trị chuyên khoa, đến khi hết đau thì nghĩ là vết thương đã lành. Chấn thương này không được xử lý và điều trị triệt để đã khiến cổ chân mất vững. Tình trạng này kéo dài nhiều năm sẽ dẫn đến biến chứng hư xương và sụn khớp. Đây là biến chứng mạn tính khó điều trị và mất nhiều thời gian, công sức.
Do đó, với tình trạng này, lời khuyên dành cho bạn là nên đi khám và thực hiện các biện pháp chẩn đoán hình ảnh theo chỉ định như cộng hưởng từ MRI... Sau khi khám lâm sàng kết hợp với việc đọc phim, bác sĩ sẽ đưa ra phương án cụ thể để điều trị cho bạn.

Tôi bị đứt dây chằng bán phần chéo trước và chéo sau, dựa theo kết quả chụp MRI 3 năm trước. Khoảng hơn một tháng thăm khám, có bác sĩ bảo nên mổ, có bác sĩ lại bảo không nên mổ.
Hiện chân tôi đi lại sinh hoạt bình thường, hoạt động thể dục thể thao (đá banh tầm 60-70%). Nếu tăng cường độ hoặc ...

Nguyễn Sỹ Hùng, 32 tuổi, 9, Ngô Chí Quốc, Tam Bình, Thủ Đức, Tp HCM

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạN
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi được biết kết quả chụp MRI xác định bạn đứt dây chằng bán phần chéo trước và chéo sau cách đây đã 3 năm, ngoài ra không có thông tin gì thêm. Với dữ liệu khá mơ hồ như hiện tại, chúng tôi rất khó để đưa ra chỉ định cụ thể về việc bạn có nên mổ hay không.
Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là nên trực tiếp đến bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được kiểm tra tình trạng dây chằng hiện tại và được đưa ra hướng điều trị cụ thể.
Nếu ở khu vực TP HCM, bạn có thể đăng ký khám với các chuyên gia cơ xương khớp của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP HCM ở số 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình để được hỗ trợ kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.

Em có con gái 7 tuổi đang học lớp 2, hồi mới sinh ra cẳng chân bé hơi cong va bàn chân quắp vào trong (có thể gọi là vòng kiềng), bác sĩ khuyên về nắn xoa nhẹ hàng ngày để chân bé được thẳng ra. Lúc ra tháng em có đưa bé lên Nhi Đồng 2 - khoa vật lý trị liệu, bác sĩ ...

Nguyen Thi Bich, 38 tuổi, 220/41 Duong So 10, P9, Go Vap

Ths.BS.CKI Lê Đình Khoa

Trưởng khoa Tái tạo khớp, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào chị
Theo như mô tả của chị, hiện nay triệu chứng của bé tương tự như tình trạng bị bàn chân bẹt bẩm sinh. Bàn chân người bình thường sẽ có 3 vòm gan chân chính gồm 2 vòm dọc gan chân trong, gan chân ngoài và vòm gan chân ngang. Biến dạng bàn chân bẹt làm mất đi hay giảm chiều cao của vòm gan chân trong, vẹo bàn chân ra ngoài gây khó khăn khi đi đứng hoặc đau các khớp liên quan. Để chẩn đoán bàn chân bẹt, bác sĩ cần lấy dấu bàn chân hoặc quan sát trục cổ bàn chân từ phía sau, chụp X-quang vùng cổ bàn chân... Đây là bệnh khá thường gặp ở trẻ em. Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh và triệu chứng của bé.
Khoảng 95% trường hợp bàn chân bẹt ở trẻ em sẽ không cần điều trị, nếu bé không bị đau hay dễ vấp ngã khi đi lại. Trong quá trình bé phát triển và lớn lên cấu trúc vòm gan chân sẽ còn thay đổi và tình trạng bệnh có thể cải thiện. Những trường hợp bé đi đau hoặc dễ vấp ngã, việc điều trị được áp dụng bằng các bài tập vật lý trị liệu, sửa thói quen thay đổi dáng và tư thế đi, các loại giày hỗ trợ nâng vòm gan chân trong... Khi bé trưởng thành nếu biến dạng bàn chân bẹt vẫn còn nặng hoặc mất chức năng gân chày sau gây đau khớp. Việc điều trị sẽ áp dụng các biện pháp phẫu thuật như chuyển gân tăng cường gân chày sau, hàn khớp, đục xương chỉnh trục... tùy vào biến dạng khớp còn mềm hay cứng. Do đó, chị nên cho bé đi khám để được chẩn đoán và can thiệp đúng cách nhé.
Một số thông tin trao đổi cùng chị.

Tôi chơi Tennis bị đau vùng khuỷ tay muốn điều trị thế nào để khỏi hẳn không bị tái phát nữa?

Nguyễn duy linh, 40 tuổi, Xã bày chinh huyện châu Đức tỉnh brvt

ThS. BS Phạm Thanh Nghị

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn

Đây là một trong những hội chứng thường gặp ở những người chơi tennis thường gọi là hội chứng "tennis elbow", do các chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay làm tổn thương các gân cơ bám vào mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay. Một số nguyên nhân chính do: không khởi động kỹ trước khi tập luyện; tay cầm của vợt không phù hợp, nhỏ quá hoặc to quá so với tay; tập luyện quá tải; sai kỹ thuật. Để điều trị trước tiên bạn cần nghỉ ngơi hoàn toàn từ 1 đến 2 tuần để cơ bắp có thời gian hồi phục, có thể sử dụng chườm lạnh để giảm đau (chườm 10 -15 phút/lần, 4-5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 tiếng). Nếu tình trạng không có tiến triển bạn nên đến chuyên khoa y học thể thao để bác sĩ thăm khám cụ thể, và tùy trạng của bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị kết hợp với một số phương pháp như trị liệu bằng sóng xung kích, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP).

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh hội chứng "tennis elbow" bằng một số cách sau:

1. Khởi động kỹ trước khi tập luyện, căng giãn toàn thân đặc biệt là cơ vùng cẳng tay của cả 2 tay. Sau đó khởi động nhẹ với bóng, tập trung vào kỹ thuật.

2. Kỹ thuật đúng trong thực hiện cú đánh là yếu tố quan trọng nhất để phòng tránh hộ chứng "tennis elbow", thay vì dùng lực của cổ tay và khuỷu tay, bạn nên tạo lực từ vai và xoay thân để giảm áp lực lên cẳng tay.

3. Sử dụng vợt phù hợp, một cây vợt quá to hoặc nặng cũng làm tăng áp lực lên cổ tay và khuỷu tay, làm gia tăng nguy cơ chấn thương.

4. Khi mới quay lại tập luyện, nên bắt đầu với lượng vận động vừa phải cho cơ thể thích nghi dần, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp giữa các bài tập và giữa các buổi tập để cơ thể có thời gian hồi phục, lượng vận động có thể tăng dần qua từng tuần, không nên tăng đột ngột. Sau mỗi buổi tập nên chườm đá vùng khuỷu tay ngay cả khi không thấy đau.

5. Tập các bài tập phát triển sức mạnh đặc biệt là sức mạnh vùng trục thân: khi đánh một cú đánh đúng kỹ thuật với lực mạnh đòi hỏi một sự kết hợp một chuỗi chuyển động từ chân, hông, cột sống, vai chuyển qua khuỷu tay và cổ tay, nếu bị yếu ở bất cứ khâu nào trong chuỗi chuyển động này thì các phần khác sẽ bị gia tăng áp lực để bù lại và dẫn đến chấn thương.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Tôi năm nay 34 tuổi, bị đứt bán phần dây chằn chéo trước cách đây 5 năm. Hiện tại, tôi vẫn đi lại được nhưng dễ bị hụt chân và đau khớp gối nếu đi bộ nhiều, không thể vận động linh hoạt được.Vậy mong bác sĩ tư vấn xem nên đi mổ hay không, mổ ở đâu và thời gian bao lâu có thể ...

sanhlpk, 34 tuổi

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Bạn đi hụt chân nghĩa là bạn có tình trạng của đứt dây chằng chéo trước gối. Tình trạng đứt dây chằng này diễn ra khoảng 5 năm và càng để lâu sẽ càng ảnh hưởng đến khớp gối như gây thoái hóa, mất vững, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vì thế, lời khuyên cho trường hợp này là bạn nên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm.
Hiện tại, BVĐK Tâm Anh TP HCM đang áp dụng phương pháp mới là dây chằng nhân tạo hoặc nối dây chằng với tỷ lệ thành công từ 85-95%, giúp người bệnh rút ngắn thời gian phục hồi hiệu quả.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

Con trai tôi 10 tuổi. Bị sơ cơ đòn chũm từ nhỏ, đã đi mổ cách đây 3 năm nhưng không cải thiện mấy. Vai của cháu bây giờ lệch sang một bên nhìn mất cân đối. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ là với trường hợp của con tôi có cách nào để cân bằng 2 vai không? Tôi xin cảm ơn

Mẫn Văn Giảng, 38 tuổi, Bắc Ninh

Ths.BS.CKI Lê Đình Khoa

Trưởng khoa Tái tạo khớp, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào chị
Theo như chia sẻ thì con chị bị xơ hóa cơ ức đòn chũm. Cơ ức đòn chũm là một mấu giải phẫu quan trọng ở vùng cổ thuộc nhóm cơ cổ bên, có 3 đầu bám vào xương chũm xương ức và xương đòn. Động tác của cơ giúp xoay đầu sang bên đối diện, nghiêng và gập cổ. Nguyên nhân của bệnh do sự xơ hóa một phần hay toàn bộ cơ ức đòn chũm trong bào thai do bé nằm gập cổ sang một bên trong bụng mẹ hoặc các tai biến sản khoa khi sinh.
Điều trị xơ hóa cơ ức đòn chũm giai đoạn sớm có thể bằng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn hoặc nặng hơn cần phẫu thuật giải phóng hoặc kéo dài cơ kết hợp vật lý trị liệu sau mổ.
Bé nhà chị đã được mổ nhưng không cải thiện. Nguyên nhân có thể do không được tập phục hồi chức năng sau mổ đầy đủ và thường xuyên. Việc tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau mổ rất quan trọng, chị nên cho bé tái khám và tập thường xuyên sau mổ để cải thiện tình trạng bệnh. Một lý do khác có thể trong lần mổ trước cơ ức đòn chũm chưa được giải phóng hoàn toàn hay kéo dài đủ, dẫn đến tình trạng xơ hóa vẫn tiến triển và bệnh biểu hiện nặng hơn. Lời khuyên là chị nên cho bé đi khám lại. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ quyết định can thiệp phẫu thuật giải phóng cơ hoàn toàn hoặc tập trị liệu giúp cân bằng 2 vai.

Tôi bị đau 2 gót chân khoảng 6 năm nay, uống thuốc không đỡ, cho hỏi có phương pháp gì khắc phục thưa bác sĩ. Xin cảm ơn.

Lương văn quyền, 45 tuổi, Khu phố cư xá, tt kiên lương kieng giang

BS.CKI Phạm Quang Thanh Long

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Đầu tiên, chúng ta nên xác định rõ để tránh hiểu nhầm từ gai gót. Hình ảnh gai trên film X-quang nhìn thấy không phải là nguyên nhân gây đau cho bạn. Vì vậy, hoàn toàn không có việc chúng ta cần phải điều trị, cưa bỏ gai, mài gai... Gai mà chúng ta nhìn thấy không phải là một dị vật trong cơ thể như một cái dằm, càng không là tác nhân đâm chọt vào cấu trúc trong chân khi chúng ta di chuyển.
Đây là tình trạng bệnh lý do cân gan chân phải làm việc quá sức trong thời gian dài, thường liên quan nhiều tới các yếu tố về cầu trúc xương bàn chân, cân nặng, thói quen làm việc, tập luyện thể thao, sinh hoạt... Thuốc uống thường có hiệu quả rất hạn chế trong điều trị bệnh lý này.
Việc điều trị sẽ tập trung vào các phương pháp:
- Tăng cường hiệu quả giảm đau tại chỗ bằng nhiều phương pháp như tiêm thuốc, sử dụng các tác nhân giảm đau trong vật lý trị liệu...
- Điều chỉnh các đặc điểm bất thường của cấu trúc xương bàn chân (bàn chân bẹt, bàn chân hõm..) bằng việc thay đổi, chêm lót đế giày, lựa chọn giày dép thích hợp.
- Sử dụng các công cụ điều trị thích hợp tác động lên các vùng bị ảnh hưởng thoái hóa gây đau, kích thích quá trình hồi phục tự nhiên. Các công nghệ mới đã được chứng minh hiệu quả như sóng xung kích, tia laser, sóng RF... là những lựa chọn tốt.
- Cuối cùng là các bài tập vận động, kéo giãn, tập mạnh các nhóm cơ liên quan.
Tùy theo tình trạng cụ thể của bạn mà các bác sĩ sẽ có những tư vấn và phương án điều trị thích hợp cho bạn.
Chúc bạn nhanh hồi phục.

Em bị đứt dây chằng chéo trước và đã phẫu thuật ngày 29/4, giờ khớp gối vẫn cứng và đau. Xin hỏi bác sicách tập vật lý trị liệu và dùng thuốc cho phù hợp ạ. Em cảm ơn nhiều!

nguyễn văn buôn, 35 tuổi, 120 trần phú p6 vũng tàu

BS.CKI Phạm Quang Thanh Long

Trưởng khoa Phục hồi chức năng, TTCT Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Bạn mổ tái tạo dây chằng chéo trước đã 8 tháng mà hiện tại vẫn cứng khớp gối và đau là hoàn toàn không ổn. Hiện tại, bên trong và vùng xung quanh khớp của bạn có thể đã hình thành các cấu trúc xơ cứng, co rút hoặc dính. Nguyên nhân có thể từ cuộc mổ hoặc quá trình phục hồi chức năng không hoàn chỉnh hoặc do các tổn thương khác kèm theo khi bạn bị chấn thương.
Nếu như bị cứng khớp ở mức độ nhẹ, bạn có thể tiếp tục quá trình điều trị phục hồi chức năng tại các cơ sở vật lý trị liệu có uy tín và kinh nghiệm điều trị. Quá trình điều trị này sẽ cần sử dụng những tác nhân điều trị vật lý khác nhau như tác nhân nhiệt, sóng siêu âm, tia laser ... nhằm điều trị giảm đau cũng như giúp làm mềm các thành phần bị co cứng, co rút. Song song đó, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ thực hiện các thủ thuật thao tác giúp bạn từng chút kéo giãn để phục hồi tầm độ vận động khớp gối. Bên cạnh đó, bạn cũng cần được hỗ trợ để tập luyện làm mạnh và phát triển trở lại các khối cơ đã bị ảnh hưởng, teo nhỏ và yếu đi so với chân bên lành.
Trong trường hợp vấn đề co rút nhiều và không đáp ứng với quá trình vật lý trị liệu, bạn sẽ cần được mổ giải phóng các cấu trúc co rút đó. Lúc này, bạn sẽ cần nhận được sự can thiệp của bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm. Và sau đó, bạn vẫn cần được điều trị phục hồi chức năng đúng cách để tránh lặp lại tình trạng ban đầu.
Tình trạng cứng khớp và co rút này thường không thể giải quyết đơn thuần bằng phương pháp điều trị bằng thuốc.
Chúc bạn nhanh hồi phục.

Tôi 35 tuổi bị đứt dây chằng chéo trước khoảng 2-3 năm mới mổ. Sau mổ một năm có chơi bóng đá lại và bị xoay khớp gối khoảng ba năm. Nay khớp gối đi đứng lại thấy đau hơn. Tôi muốn tìm hiểu phương pháp điều trị dây chằng nhân tạo, chi phí.

Hưng, 35 tuổi

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Như đã miêu tả, bạn bị đứt dây chằng chéo và từng được phẫu thuật cách đây khoảng 3 năm. Hiện tại, bạn bị đau, xoay khớp khi đi đứng. Nhiều khả năng đây là biểu hiện của tình trạng dây chằng chéo bị của bạn bị đứt lần thứ hai. Bác sĩ cần kiểm tra lại xem dây chằng của bạn có bị đứt hay không mới có thể đưa ra phác đồ điều trị chính xác. Do đó, bạn nên đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được kiểm tra và tư vấn chi tiết.
Ở BVĐK Tâm Anh, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép dây chằng nhân tạo thế hệ thứ 3 vào khớp gối người bệnh bằng phương pháp cải tiến giúp hạn chế những nhược điểm trước đây, rút ngắn thời gian phục hồi và hỗ trợ nhanh chóng trở lại với các môn thể thao yêu thích. Về chi phí, con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng tổn thương, sức khỏe của người bệnh, nhu cầu vận động... và dao động trong khoảng 100 triệu đồng.
Vài dòng trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Nhượng gót chân phải và trái của tôi rất đau mỗi khi đụng vào. Các xương khớp trên bàn tay phải và trái rất đau, nhất là khi cằm nắm vật gì lâu hoặc khi ngủ dậy, thậm chí ko mở bàn tay ra được, phải xoa bóp trong một thời gian lâu mới cử động các ngón tay của mình. Vậy xin hỏi tôi ...

Trầm Vân Anh, 40 tuổi, Trần Quốc Thảo, quận 3. TP HCM

Cách đây 5 năm tôi bị té ghế bị nứt xương gót, bó bột một tháng, không tập vật lý trị liệu. Chân tôi đi lại bình thường nhưng cổ chân không xoay được, nếu vô tình bị xoay đột ngột một tí sẽ cảm giác rất đau đớn. Nếu tôi đi lại nhiều giờ, chân sẽ bị sưng ở mắt cá và đau nhức ...

Lê Thị Sương, 60 tuổi, 128/90 Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình thạnh

Cháu bị đau khi sử dụng khớp gối trái ở các tư thế khác biệt, tuy nhiên tư thế bình thường khi hoạt động hàng ngày lại không đau, nên muốn chụp chiếu chi tiết xem lý do tại vì sao. Hiện tượng đau này có sau khi chạy lên đỉnh Hải Vân và chạy về theo chương trình half-marathon của tập thể ạ? Xin ...

Nguyễn Thu Thủy, 33 tuổi

Bác sĩ cho em hỏi người lớn tuổi (trên 80 tuổi) bị gai cột sống phải điều trị như thế nào? Xin cám ơn bác sĩ.

Quang Khải, 51 tuổi, 1028 Phan văn Khoẻ

Tôi xin hỏi bác sĩ Nam Anh, tôi bị rách sụn chêm phải mổ 16/6, đã tới bệnh viện bơm huyết tương vào gối, giờ đã hơn 6 tháng. Nhưng đi lại vẫn cảm giác đau, chân nhấc lên không khỏe, lên cầu thang vẫn phải vịn thành cầu. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách tập hoặc tới bệnh viện tập vật ...

Phạm văn Nghĩa, 43 tuổi, 20/54 Tx24 Thạnh Xuân Quận 12

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Khâu sụn chêm là một trong những kỹ thuật khó nhất trong nội soi khớp gối và việc khâu giữ lại sụn chêm cũng như tập phục hồi chức năng sau mổ vô cùng khó khăn và tốn thời gian. Người bệnh phải đi nạng từ 6-8 tuần, tập vận động, vật lý trị liệu... Tuy nhiên, nếu kiên trì tập luyện thì kết quả sẽ vô cùng tốt cho khớp gối của người bệnh về lâu dài, tránh nguy cơ thoái hóa khớp gối đến 70%. Nếu cắt gọt sụn chêm sẽ hết đau ngay nhưng tương lai khớp gối thoái hóa rất nhanh. Để có thể đi lại bình thường trong thời gian tới, bạn nên đến các bệnh việ có chuyên khoa phục hồi chức năng để các bác sĩ hướng dẫn tập đi và lấy lại biên độ vận động, sức cơ theo đúng phác đồ.
Vài dòng trao đổi cùng bạn
Trân trọng!

Tôi bị đứt giây chằng chéo trước cách đây 12 năm giờ có cần phải phẫu thuật để nối lại không ạ?

Voductai, 44 tuổi, Sofiagatan2 Malmö swenden

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn,
Dây chằng là cấu trúc giúp khớp gối vững khi hoạt động hay đi lại. Nếu đứt dây chằng mà không tập vật lý trị liệu hay can thiệp phẫu thuật có thể dẫn đến nguy cơ teo cơ tứ đầu đùi, tổn thương các cấu trúc bên cạnh do khớp gối mất vững, ví dụ tổn thương thêm sụn chêm hay sụn khớp. Từ tình trạng của bạn, tôi khuyên bạn nên đến thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được hướng dẫn. Nếu chưa phẫu thuật, bạn cũng sẽ được hướng dẫn tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu tránh các biến chứng và tránh làm nặng thêm tổn thương.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI để đánh giá các tổn thương đi kèm. Bởi trong khoảng 12 năm dây chằng đứt mà chưa được nối lại thì rất dễ bị tổn thương các cấu trúc lân cận như sụn chêm, sụn khớp gối thậm chí thoái hóa khớp. Bạn sẽ có chỉ định mổ, nếu chưa bị thoái hóa khớp nặng.
Vài dòng trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Tôi bị trẹo mắt cá chân năm 2020. Hiện giờ đi lại rất đau. Có hiện tượng bị co cơ chân thấp chân cao. Chụp CT bác sĩ chuẩn đoán phù nề xương sên, khuyên nghỉ ngơi sẽ tự khỏi. Tuy nhiên đến nay hai năm rồi vẫn đau. Nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị.

Phạm Kim Cường, 49 tuổi, Tổ 13, phường Trần Phú, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang

ThS.BS Trương Hoàng Huy

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Theo miêu tả của bạn, bạn bị lật bàn chân dẫn đến phù nề tủy xương năm 2020. Phù nề tủy xương là chấn thương rất nặng, dễ dẫn đến chết tủy và hư sụn khớp dần dần dẫn đến thoái hóa khớp. Do đó, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp phim kiểm tra xương và sụn xem đã lành chưa từ đó đề ra phương án điều trị phù hợp.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn.

Em tôi trượt ngã cầu thang, đi khám thì bị đứt dây chằng chéo trước. Đã gần hai tháng, hiện tại do chưa đủ chi phí nên chưa phẫu thuật. Xin hỏi bác sĩ, nếu để lâu có ảnh hưởng gì đến dây chằng chéo nói riêng và khả năng phuc hồi vận động nói chung khôn?. Chân em tôi hiện chỉ đi khập khiêng ...

Anh Khải, 48 tuổi, TP HCM

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Vai trò của dây chằng là giúp khớp gối vững khi chúng ta hoạt động hay đi lại. Trong trường hợp bạn bị ngã cầu thang, đứt dây chằng mà không tập vật lý trị liệu hay phẫu thuật sẽ dẫn đến teo cơ tứ đầu đùi, tổn thương các cấu trúc bên cạnh do khớp gối mất vững, ví dụ tổn thương thêm sụn chêm hay sụn khớp.
Với những hạn chế dẫn đến tạm thời chưa thể phẫu thuật được, bạn cũng nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám. Nếu chưa phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu phù hợp để tránh các biến chứng và ngăn tổn thương trở nên nặng thêm.
Vài dòng trao đổi cùng bạn.
Trân trọng!

Bác sĩ cho em hỏi kinh phí mổ dây chằng chéo trước hiện nay tại BVĐK Tâm Anh dao động ở mức bao nhiêu? Em hiện tại chỉ có Bảo hiểm y tế do công ty cấp. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Nhân, 24 tuổi, 568 Lê Văn Việ

THS.BS Trần Anh Vũ

Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình , BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn
Dây chằng nhân tạo thế hệ cải tiến thứ 3 được BVĐK Tâm Anh độc quyền phân phối có chất liệu polyethylene terephthalate đơn, vừa tạo độ linh hoạt, mềm dẻo, vừa đảm bảo độ bền với khả năng chịu được lực tác động trực tiếp vào khớp tương đương 250-400kg. Thay vì phải dùng mảnh ghép tự thân như trước đây, sự xuất hiện của dây chằng giúp người bệnh tránh được nguy cơ tổn thương hai lần do vừa bị lấy mất dây chằng, vừa kém phục hồi ở phần được nhận. Ở BVĐK Tâm Anh, bác sĩ thực hiện cấy thẳng dây chằng nhân tạo vào khớp người bệnh bằng phương pháp mổ mới, giúp khắc phục hoàn toàn nhược điểm trước đây, rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả cao. Điều này hiệu quả khi người bệnh có nhu cầu vận động nhiều.
Tùy theo tình trạng chấn thương, thể trạng người bệnh và một số yếu tố cá nhân khác, chi phí thay dây chằng nhân tạo dao động khoảng 100 triệu đồng. Theo đó, bạn nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và bộ phận chăm sóc khách hàng tư vấn chi tiết hơn về các quyền lợi bảo hiểm.
Trân trọng!

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 13 tuổi, cách đây một năm cháu có chơi đá bóng ở một trung tâm thể thao. Sau khi chơi một thời gian khoảng một năm, cháu cảm thấy đầu gối chân trái bị đau và bố cháu đã đưa cháu xuống bệnh viện để chụp Xquang. Bác sĩ sau khi xem phim chụp nói cháu không sao, do ...

Vũ huy hùng, 13 tuổi, 298 Phạm Thị Giây, Hóc Môn, TP HCM

BS Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Chào em
Theo thông tin của em chia sẻ, em bị đau đầu gối do chơi đá bóng và từng được chẩn đoán là đứt gân, gãy xương nhỏ chi sau. Hiện tại, em có bánh chè của em có dấu hiệu bị hơi lõm vào, chân không thẳng... Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng đứt dây chằng. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, em có thể bị đau, đi lại khó khăn, đặc biệt là thúc đẩy thoái hóa sớm khớp gối theo thời gian...
Chính vì thế, em nên nhờ gia đình đưa đến các bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình càng sớm càng tốt để các bác sĩ tiến hành thăm khám lại, thực hiện test đánh giá khớp gối, cho chụp cộng hưởng từ MRI để có hướng điều trị bảo tồn, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc phẫu thuật (nếu cần).
Vài dòng trao đổi cùng em.
Trân trọng!