Lượng khách bình quân của 13 tuyến xe buýt mẫu đợt 2 không đạt được kết quả như mong muốn, chỉ có 15,17 lượt người/chuyến, thấp hơn trước khi triển khai. Ông Hà Văn Dũng, Giám đốc Sở GTCC TP HCM chỉ ra nguyên nhân là công tác tuyên truyền quá yếu, nhất là ở tuyến mới mở.
Ông Võ Hoàng Tách, Phó giám đốc Sở GTCC, cho biết cơ quan chức năng đang nghiên cứu, khảo sát triển khai các tuyến mới này. Dự kiến từ nay đến cuối năm, xe buýt mẫu thành phố sẽ có thêm khoảng 17 nhánh, nối các tuyến chính hiện nay với nhau thành một mạng tiện lợi.
Sở GTCC Hà Nội đã khai trương tuyến xe buýt này hôm 18/6 vừa qua. Xe sẽ xuất phát từ bến Kim Mã, Hà Nội đi Sơn Tây và ngược lại. Tuyến có các điểm đón khách dọc đường, mỗi ngày chạy 24 chuyến bắt đầu từ 6h với thời gian giãn cách 30 phút.
Sau gần 3 tuần triển khai xe buýt mẫu đợt 2 tại TP HCM, hơn 100 cuộc điện thoại của người dân đã gọi đến Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, đề nghị tăng thêm các tuyến xe buýt mẫu đến các quận, huyện 2, 6, 8, Nhà Bè, Thủ Đức...
Ông Phạm Văn Cuộc, Giám đốc Bến xe miền Tây, cho biết các đơn vị phục vụ trên tuyến này đều sử dụng xe 15-25 chỗ ngồi đời mới, hoạt động theo phương thức xe chất lượng cao. Nhân viên bến có trách nhiệm hướng dẫn để khách chọn chuyến xuất phát sớm nhất mà không phải chờ lâu.
Sau 10 ngày, tuyến xe khách chất lượng cao phía nam đầu tiên mới thu hút được hơn 1.000 khách, bình quân chỉ có 4 người/lượt xe. Trừ Công ty TNHH Cát Tường, các đơn vị tham gia đều bỏ chuyến, nhiều nhất là HTX Thanh Hoa (Thanh Hóa) với 13 lần vi phạm.
"Từ ngày có tuyến xe buýt này tôi không còn phải đi xe ôm hay taxi nữa. Xe buýt bây giờ sạch sẽ, đúng giờ lại nhiều tuyến, rất thuận lợi. Tuy nhiên, đôi khi nhân viên không xé vé cho hành khách, nhất là khách quen", một hành khách nhận xét.
Tại cuộc họp chiều 4/6, ông Võ Hoàng Tách - Phó giám đốc Sở GTCC TP HCM- yêu cầu mọi bến xe trong thành phố có tuyến xe buýt phải đưa xe vào trong bến và không được thu bất kỳ khoản lệ phí nào.
Sáng nay, Bến xe phía Nam Hà Nội khai trương tuyến xe khách liên tỉnh chất lượng cao đầu tiên. Có hơn 40 xe (từ 12 đến 35 chỗ) tham gia lộ trình Hà Nội - Thanh Hóa và ngược lại. Thời gian cho mỗi chặng là 2 giờ 30 phút, không dừng đón khách dọc đường.
Sở GTCC thành phố vừa cho biết như vậy. Trong đó, có 5 tuyến mới mở gồm: đường vòng công viên Lê Thị Riêng, vành đai Văn Thánh, vành đai đông tây, tuyến công viên Đầm Sen - Bàu Cát và tuyến vòng cư xá Tân Sơn Nhì.
Sáng nay, Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội đã khai trương 3 tuyến xe buýt: Long Biên - Hà Đông, Bác Cổ - Ba La, Mai Động - Bách Khoa - Diễn, với tổng số xe mới là 41. Như vậy, đến nay thủ đô đã có 11 tuyến xe buýt tiêu chuẩn.
UBND thành phố vừa chính thức yêu cầu Sở GTCC phải chuẩn bị kỹ các điều kiện hạ tầng như (trạm dừng, nhà chờ...), phương tiện, xây dựng phương án tài chính, bán vé... để chậm chất trong tháng 5 phải đưa 17 tuyến này vào hoạt động.
Sở GTCC TP HCM cho biết giá vé tháng xe buýt mẫu dự kiến là 50.000 đồng, không hạn chế lượt đi, thay vì chỉ 2 lượt/ngày như dự thảo trước đây, đồng thời có thể sử dụng trên tất cả các tuyến xe buýt mẫu. Hôm qua, Sở đã trình UBND TP kế hoạch triển khai công tác này.
Những đơn vị này thành lập theo Luật doanh nghiệp, nhưng đang hoạt động vi phạm quy định về bến bãi. Nếu được chấp thuận, khi đưa xe vào bến, họ sẽ được sắp xếp một khu vực riêng rộng trên 2.300 m2, có văn phòng giao dịch, điểm bán vé... để phục vụ hành khách.
Sáng nay, Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội đã làm lễ khai trương 3 tuyến buýt tiêu chuẩn mới là: Giáp Bát - Gia Lâm, Long Biên - Ngũ Hiệp và tuyến đường vòng Long Biên - Công viên nước Hồ Tây - Long Biên. Tổng số xe đưa vào phục vụ là 40.
Từ ngày 25/4, những thành viên này sẽ được cấp tiền để mua vé đi trên tất cả các chuyến xe buýt mẫu như mọi hành khách bình thường, để kiểm tra việc bán và xé vé cho hành khách, thái độ phục vụ của tiếp viên và tài xế và hoạt động của đoàn kiểm tra chuyên ngành.
Sở GTCC TP HCM đã thống nhất danh sách các tuyến xe buýt mẫu sẽ triển khai trong đợt tới, dự kiến ngày 25/4. Theo đó, sẽ triển khai 17 tuyến thay vì 7 tuyến như dự tính ban đầu.
Để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt công cộng, tạo nguồn khách ổn định lâu dài, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM vừa hoàn tất phương án bán vé tháng và năm cho người dân đi xe buýt mẫu. Với loại vé này, người dân sẽ được đi trên tất cả các tuyến xe buýt mẫu trong TP.
Chiều 25/3, ông Hà Văn Dũng, Giám đốc Sở GTCC TP HCM, yêu cầu Trung tâm Vận tải hành khách công cộng chấn chỉnh ngay các trạm dừng, nhà chờ quá nhiều quảng cáo mà không hướng dẫn cho hành khách đi xe buýt, đồng thời bổ sung 80 người để đủ 100 thanh tra nhân dân kiểm tra xe buýt.
Hôm qua, lãnh đạo Sở GTCC đã gút lại danh sách các tuyến xe buýt mẫu sẽ triển khai trong đợt 2 (bắt đầu từ ngày 25/4). Theo đó, sẽ chỉ còn 7 thay vì 16 tuyến như dự kiến.