Hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông tiềm ẩn nguy cơ biến một tính toán sai lầm nhỏ thành xung đột lớn, chuyên gia nhận định.
Phó Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Arthayudh Srisamoot hôm nay cho biết bản dự thảo COC thứ hai sẽ được ASEAN và Trung Quốc thảo luận trong hai tháng tới.
Từ một xung đột trên biển năm 2012, Trung Quốc khiến căng thẳng leo thang rồi triển khai tàu hải giám phong tỏa Scarborough, đẩy Philippines khỏi khu vực.
Trong khi Mỹ - Nhật nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự, Trung Quốc phản ứng bằng những lời đe dọa và cảnh báo.
Để đối phó với các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, Washington cần kiên trì gây sức ép lên Bắc Kinh, giáo sư người Australia nhấn mạnh.
Sự hiện diện của máy bay ném bom tầm xa B-1 tại Australia sẽ giúp Mỹ đưa lực lượng đến gần hơn với Biển Đông.
Lợi dụng sự suy giảm hiện diện của Mỹ trong khu vực, Trung Quốc có những hành động được tính toán kỹ nhằm khiến Mỹ phải nhượng bộ và thoái lui.
Các máy bay chiến đấu Trung Quốc bị nghi đưa tới đảo Phú Lâm là loại phi cơ cũ, nhưng có thể mở rộng đáng kể tầm hoạt động và phạm vi kiểm soát quân sự trên Biển Đông.
Sự hiện diện của những giàn tên lửa HQ-9 sẽ không làm bùng phát một cuộc khủng hoảng, nhưng đủ để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên Biển Đông.
Với kích thước kềnh càng, thời gian chuẩn bị tác chiến lâu, khả năng phòng thủ tầm gần kém, tên lửa HQ-9, loại bị nghi đặt trên đảo Phú Lâm dễ trở thành con mồi của tên lửa, máy bay đối phương.
Sự xuất hiện của các cụm tàu sân bay chiến đấu trên Biển Đông có thể khiến Bắc Kinh "chơi rắn" và lấn lướt các quốc gia láng giềng trong khu vực.
Bắc Kinh được dự đoán sẽ có những phản ứng quyết liệt hơn đối với các chuyến tuần tra tiếp theo của Mỹ ở Biển Đông.
Khi cho tàu chiến tuần tra gần đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, Nhà Trắng yêu cầu các quan chức không đưa ra tuyên bố về vụ việc.
Việc Mỹ lựa chọn tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá ngầm này được đánh giá là khôn khéo, phù hợp với quy định của công ước luật biển quốc tế UNCLOS.
Khi tàu của Mỹ vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Trung Quốc có thể sẽ cảnh báo bằng lời và sau đó điều tàu chiến và máy bay không người lái ngăn cản, đó là một trong các kịch bản dự đoán.
Mỹ hôm qua kêu gọi Liên minh châu Âu lên tiếng mạnh mẽ hơn trong việc ủng hộ Washington, phản đối Bắc Kinh đang xây và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Bằng việc mời các nước cùng sử dụng cơ sở xây dựng bất hợp pháp tại Biển Đông, Trung Quốc hy vọng có thể xoa dịu được sự giận dữ của các nước trong khi vẫn duy trì kiểm soát những khu vực chiếm đóng.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động bồi đắp và xây dựng tại các đá Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chuyên gia nhận định, với việc xây đường băng dài 3.000 m, có thể dùng cho cả máy bay chiến đấu và tuần tiễu, Trung Quốc có thể đang lập một trung tâm chỉ huy quân sự trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam khẳng định mọi hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị.