Cảm ơn những người vợ của doanh nhân
Tôi đọc bài viết này rất nhiều lần. Xin được cám ơn ai đó là tác giả bài viết dù rằng bản thân tôi chưa phải là một doanh nhân để có thể viết ra như vậy (Giagiapphu).
Tôi đọc bài viết này rất nhiều lần. Xin được cám ơn ai đó là tác giả bài viết dù rằng bản thân tôi chưa phải là một doanh nhân để có thể viết ra như vậy (Giagiapphu).
Lời tâm sự của bạn Long Ctus'blog đã cho tôi tỉnh ngộ về những hờn ghen vu vơ đã dẫn đến "chiến tranh" triền miên trong gia đình. Và đôi khi những cuộc cãi vã đã bào mòn tình yêu của chúng tôi, mà thủ phạm không ai khác chính là tôi. (Tran Thuy).
Đọc tâm sự của bạn tôi đã thấy thoải mái, nhẹ nhõm hơn khi "yêu phải" một người đàn ông đầy tham vọng. Và tôi hiểu rằng không phải doanh nhân nào cũng xấu. (Đinh Hồng Ngọc).
Lời tâm tình của bạn LongCtus'blog sao đáng yêu và đáng trọng đến vậy. Cảm ơn bạn đã cho tôi cái nhìn mới về cuộc sống và về một con người chân chính. (Xuân Hương).
> Nỗi niềm doanh nhân gửi vợ
Nhân vật trong bài viết rất giống với người chồng sắp cưới của tôi. Anh ấy là một người đàn ông tuyệt vời (Phương Quỳnh).
> Nỗi niềm doanh nhân gửi vợ
Đọc bài báo mà tôi thấy chạnh lòng vô cùng. Tôi là một doanh nhân nữ, ra ngoài xã hội ai cũng kính nể mà về nhà cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt (Ngọc Anh).
> Nỗi niềm doanh nhân gửi vợ
Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Tom Do. Đúng là văn hóa giao tiếp trong kinh doanh tại Việt Nam đã có hướng đi sai và cần sửa sai vì rất nhiều người cho rằng chuyện ăn nhậu khi làm ăn là đương nhiên. (Minh Thang)
Thật là hết sức buồn cười vì hạnh phúc gia đình hoàn toàn là do bạn chứ có liên quan gì đến việc đi ra ngoài quan hệ. Nếu bạn sợ mất hạnh phúc gia đình đến thế thì cũng không ai bắt bạn phải ra ngoài làm ăn. (Peter Nguyen)
> Tai nạn tình ái của sếp
Có người cho rằng đây là một nét văn hóa giao tiếp, theo tôi đây chỉ là ngụy biện và là cái cớ cho nhưng thú vui chơi tầm thường mà người làm ăn chân chính không bao giờ nghĩ tới. (Vo Vinh Vien)
> Tai nạn tình ái của sếp