Thứ ba, 25/2/2025

Philippines rút quân khỏi Iraq để cứu con tin

Ai dũng cảm, ai hèn nhát?

Mỹ đã dùng bằng chứng còn đang gây tranh cãi trong cộng đồng quốc tế để lấy cớ đánh Iraq, một hành động mà hậu quả ta thấy rất rõ. Nếu trước đây có Saddam kiềm chế các lực lượng khủng bố thì giờ chúng tự do hành động vì Mỹ và đồng minh không làm việc đó tốt như Saddam, Họ lại chỉ biết ngồi nhìn các vụ bắt cóc con tin đang xảy ra, đó không phải là hèn nhát sao?

Một thông điệp xấu cho một việc làm tốt

Liên quan đến vấn đề con tin Philippines, tôi nhìn nhận vấn đề ở hai khía cạnh: nhân đạo và chiến lược. Philippines đóng góp 51 người trên tổng số hơn 160.000 lính liên quân tại Iraq. Một con số thật quá khập khiễng so với quân số của Hàn Quốc hay Ba Lan. Do đó, sự hiện diện của quân đội Philippines hầu như chỉ là tượng trưng cho mối bang giao tốt đẹp với Mỹ mà thôi.

Chính phủ Philippines đã hành động rất đúng đắn

Theo tôi, việc tuyên bố rút quân của Philippines như vậy là hợp lý. Để bảo vệ công dân của nước mình, chính phủ Philippines đã hành động đúng, chứ không như Hàn Quốc đã phớt lờ lời đe doạ của những kẻ bắt cóc con tin, để công dân của nước mình bị chặt đầu. Hơn nữa, việc rút 51 quân nhân không ảnh hưởng gì nhiều đến lực lượng liên quân đang chiếm đóng Iraq.

Quyết định của Philippines mang tính nhân đạo

Tôi ủng hộ quyết định của chính phủ Philippines. Tuy nó sẽ càng khuyến khích các nhóm khủng bố tại Iraq coi đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm uy hiếp chính phủ các nước có tham gia cuộc chiến Iraq hoặc công cuộc tái thiết Iraq, nhưng cuộc chiến chống khủng bố là vấn đề phức tạp và lâu dài không thể giải quyết ngay bằng những biện pháp quá cứng nhắc và hy sinh tính mạng con tin.

Nhân nhượng là hèn nhát

Chiến thuật bắt cóc con tin của các lực lượng chống đối tại Iraq đã giành được thắng lợi đầu tiên. Việc chính phủ của bà Arroyo chấp nhận đàm phán với những kẻ bắt cóc và đồng ý rút quân ngay lập tức là một hành động hèn nhát. Như vậy những cuộc bắt cóc con tin sẽ được tiếp tục, đó không những là những kẻ bắt cóc vì mục đích chính trị mà còn vì mục đích kinh tế.