Hai nhà nghiên cứu Mỹ cho hay linh trưởng (người, khỉ hình người và khỉ) có một đặc điểm gene khác biệt cơ bản so với các loài thú khác. Điều này giúp kỹ thuật nhân bản người trở nên dễ dàng hơn so với nhân bản cừu, bò, lợn và chuột, do không gây ra hội chứng "bào thai quá khổ".
Ngày 8/8, Pháp và Đức đã đề nghị LHQ xem xét đưa ra một công ước quốc tế về cấm nhân bản vô tính người trên toàn cầu. Trong khi đó, phát ngôn viên của Uỷ ban châu Âu (EC) cho hay, vẫn chưa có căn cứ pháp lý đủ mạnh để ngăn chặn thí nghiệm của bác sĩ người Italia, Antinori.
Bất chấp sự phản đối dữ dội từ các nhà khoa học và tôn giáo, hôm qua (7/8), một nhóm các chuyên gia sinh sản đã chính thức công bố kế hoạch nhân bản 200 con người. Tuyên bố này được đưa ra tại hội nghị sinh sản vô tính do Viện Khoa học quốc gia Mỹ tổ chức tại Washington.
Bác sĩ Severino Antinori, người Italia, đã lựa chọn họ từ nhiều quốc gia trên thế giới để tham gia dự án nhân bản người do ông tổ chức vào tháng 11 tới. Sau thành công nhân bản 10 con chuột mới đây, nhà phôi học này đã quyết tâm tạo ra những bản sao của con người.
Hôm thứ ba, với 265 phiếu thuận và với 162 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua một đạo luật cấm hoàn toàn việc nhân bản người. Theo đó, mọi hành động nhân bản để tạo ra một đứa trẻ hoặc sản xuất phôi người phục vụ nghiên cứu khoa học đều bị coi là tội ác quốc gia.
Nhà nghiên cứu người Mỹ, Brigitte Boisselier, thành viên của tổ chức tôn giáo có tên Phong trào Rael, hôm qua (2/7) đã đồng ý ngừng thực hiện các thí nghiệm nhân bản người cho đến khi việc này được công nhận là hợp pháp tại Mỹ.
Cuộc họp kín giữa bộ trưởng khoa học của 8 nước công nghiệp phát triển (G8) diễn ra trong 2 ngày cuối tuần này, tại Montmagny, Đông Quebec (Canada). Tâm điểm thảo luận sẽ là giới hạn của việc áp dụng công nghệ nhân bản vô tính và bản đồ gene người.
Chính quyền Canada hôm qua (3/5) đã yêu cầu cấm tất cả việc nhân bản người, trong khi lại cho phép các nhà khoa học pha trộn gene cũng như tế bào của người và động vật với nhau, phục vụ các mục đích nghiên cứu.
Trong bản báo cáo trước Hạ viện Mỹ, hôm qua (26/4), Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, Sam Brownback, tuyên bố: “Đó là hành động hạ thấp con người và cần phải bị coi như một việc làm bất hợp pháp”.
Hôm nay (19/4), chính phủ Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố lệnh cấm nhân bản người. Đây là một phần trong chiến lược nhằm đảm bảo rằng công nghệ gene sẽ được thắt chặt và chỉ sử dụng cho các mục đích có lợi cho con người mà thôi.
“Tôi 33 tuổi. Tôi muốn có một đứa con từ nhân bản vô tính. Thế nó cũng sẽ 33 tuổi hay vẫn là một đứa trẻ sơ sinh như những đứa khác?” - Đây là nội dung của một trong vô số lá thư người dân Mỹ gửi tới các chuyên gia về nhân bản vô tính. Điều đó chứng tỏ một sự thực: Nhiều người Mỹ không hiểu gì về công nghệ này và sự nguy hiểm của nó.
Hôm nay (29/3) trước Uỷ ban Năng lượng và Thương mại của Quốc hội Mỹ, các nhà khoa học - những người đề xuất việc nhân bản một đứa bé đã chết - sẽ đưa ra những lý lẽ nhằm bảo vệ dự án của mình. Bên kia “chiến tuyến”, những người phản đối cũng đã sẵn sàng vào cuộc.
Hồng y giáo chủ người Italia, Carlo Maria Martini, lớn tiếng: “Nhân tính bẩm sinh và tự nhiên là điều quan trọng nhất, không thể bị xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào. Không được dùng công nghệ sản xuất ra con người”.
“Cho đến nay, bản tổng kết về sinh sản vô tính có thể tóm gọn trong hai từ: dị dạng và chết non!”. Đó là nhận định của các nhà khoa học Anh Loraine Young và Ian Wilmut thuộc Viện Roslin ở Edimbourg. Theo họ, dị dạng thường gặp nhất là những bất thường trong chức năng tim, phổi và khuyết tật ở hệ thống miễn dịch.
Ngày 29/1, một nhóm y khoa tư nhân quốc tế đã nhóm họp tại Washington (Mỹ) bàn cách tiến hành nhân bản người, nhằm tìm ra phương pháp giúp đỡ các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con có thể gìn giữ giống nòi.
Ngày 4/1, Công ty Clon-Aid của Mỹ liên kết với một giáo phái tương lai học đã bắt tay vào “sao lại” một bé gái. Việc này được thực hiện theo đơn đặt hàng của cặp vợ chồng người Mỹ, sau khi đứa con gái 10 tháng tuổi của họ chết trong cuộc phẫu thuật tim.
Hôm qua, Chính phủ Anh đã thông qua đạo luật cho phép sử dụng tế bào gốc của phôi người để nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh mới. Đây có lẽ sẽ là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học thế giới.