Các khoản cho vay mới của bốn ngân hàng quốc doanh Trung Quốc bất ngờ lên tới 170 tỷ NDT (27,7 tỷ USD) trong tuần đầu tháng 7, tín hiệu có thể khiến giới chức nước này tiếp tục siết chặt tín dụng.
Bỏ công việc tại UBS để tham gia thị trường tín dụng đen từ năm 2011, Joe Zhang cho rằng hệ thống này không hề xấu, nó phát triển nhanh chỉ vì lãi suất ngân hàng kém hấp dẫn và ngân hàng ưu tiên cho vay doanh nghiệp có quan hệ tốt.
Cơn khát tiền mặt trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc có thể khiến tín dụng cung ứng ra nền kinh tế giảm 750 tỷ NDT (122 tỷ USD), theo khảo sát của Bloomberg.
Các chuyên gia cho rằng cơn khát tiền mặt đe dọa hệ thống ngân hàng Trung Quốc những tuần qua chỉ là bước khởi đầu cho sự bất ổn lớn hơn, nếu giới lãnh đạo nước này đẩy mạnh thả nổi lãi suất và nới lỏng kiểm soát vốn.
Giá trị các nhà băng Trung Quốc xuống thấp kỷ lục khi cuộc khủng hoảng thanh khoản khiến giới đầu tư lo ngại lợi nhuận giảm sút và vỡ nợ gia tăng.
Theo Caixin Online, một số chi nhánh của hai ngân hàng Bank of China và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã ngừng cho vay vì cạn kiệt thanh khoản. Đây là hai trong bốn nhà băng hàng đầu Trung Quốc.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa tuyên bố sẽ can thiệp để điều chỉnh thanh khoản trên thị trường nếu cần thiết. Theo cơ quan này, cung tiền hiện rất dồi dào và cơn khát thanh khoản sẽ sớm chấm dứt.
Nguồn cung tiền trên thị trường ngân hàng vẫn rất dồi dào, nhưng nền kinh tế thiếu tiền mặt là do hoạt động tín dụng đen và đầu cơ, theo nhận định của báo chí Trung Quốc.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa bơm thêm 50 tỷ NDT (8,2 tỷ USD) vào thị trường khi tình trạng khan hiếm tiền mặt đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao kỷ lục.
Các nhà băng Trung Quốc đang gây sức ép buộc Ngân hàng Trung ương (PBOC) nới lỏng kiểm soát tiền tệ. Việc này khiến Bắc Kinh khó xử khi phải chọn bơm tiền để hỗ trợ ngân hàng, hay tiếp tục kiềm chế tăng trưởng tín dụng.