Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đồng ý để đặc phái viên ASEAN gặp thành viên đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ trong chuyến thăm tương lai.
Đường phố không người qua lại, cửa hàng khắp Myanmar đồng loạt đóng cửa khi người dân tổ chức "đình công im lặng" nhân dịp một năm quân đội đảo chính.
ASEAN bổ nhiệm Ngoại trưởng thứ hai của Brunei Erywan Yusof làm đặc phái viên về Myanmar để thúc đẩy xử lý khủng hoảng.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự, trở thành Thủ tướng chính phủ lâm thời Myanmar, được thành lập 6 tháng sau cuộc đảo chính.
Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cam kết tổ chức bầu cử và cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 8/2023.
Chính quyền quân sự Myanmar thông báo hủy kết quả cuộc bầu cử năm 2020, trong đó đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng.
Bộ Tài chính Mỹ liệt ba thành viên hội đồng hành chính, 4 bộ trưởng và 15 người thân của các quan chức Myanmar vào danh sách trừng phạt.
11 nhà ngoại giao Myanmar tại Mỹ và Thụy Sĩ không về nước, quyết lập "mặt trận đoàn kết" ở nước ngoài để phản đối chính quyền quân sự.
Chính quyền Myanmar hôm 30/6 trả tự do cho hơn 2.000 người biểu tình phản đối đảo chính từ các nhà tù khắp đất nước.
Chính quyền quân sự Myanmar xóa cáo buộc kích động nổi loạn với 24 người nổi tiếng từng bị truy nã vì ủng hộ biểu tình chống đảo chính.
Bà Suu Kyi tiếp tục ra điều trần trước tòa, kêu gọi người dân Myanmar tiếp tục đoàn kết và kiên định trước chính quyền quân sự.
Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing cảm ơn Nga, nước cung cấp số vũ khí lớn, giúp quân đội nước này thành "lực lượng mạnh hàng đầu khu vực".
Thống tướng Min Aung Hlaing tới Moksva dự hội nghị an ninh trong chuyến công du nước ngoài thứ hai từ khi lên nắm quyền sau đảo chính ở Myanmar.
Bộ Ngoại giao Myanmar vừa bác nghị quyết cấm vận vũ khí và lên án đảo chính của Liên Hợp Quốc, cho rằng nó dựa trên cáo buộc "phiến diện".
Người biểu tình Myanmar cùng cài hoa lên tóc để kỷ niệm sinh nhật của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Nhà báo Mỹ Danny Fenster, người bị bắt tại Myanmar hồi tháng 5, hôm nay ra tòa với cáo buộc kích động chống chính quyền quân sự.
Hàng trăm ngôi nhà bị thiêu rụi ở làng Kin Ma và quân đội quy trách nhiệm cho "khủng bố", trong khi dân làng cáo buộc do an ninh.
Cao ủy Nhân quyền LHQ cho biết bạo lực leo thang khắp Myanmar và cảnh báo nước này rơi vào "thảm họa nhân quyền".
Cố vấn Nhà nước Myanmar Suu Kyi chính thức bị chính quyền quân sự truy tố tội tham nhũng và có thể đối mặt mức án 15 năm tù.
Truyền thông địa phương và người dân cho hay ít nhất 20 dân làng ở miền trung Myanmar thiệt mạng trong khi chống trả lực lượng an ninh.