Vo Huu Nhan đang ngồi trên thuyền rau của mình ở chợ nổi Đồng Bằng Sông Cửu Long thì điện thoại đổ chuông. Người gọi từ Mỹ về thông báo dữ liệu AND xác nhận ông là con của một cựu binh chiến tranh Việt Nam.
2,7 triệu tấn bom đã được quân đội Mỹ rải xuống đất Campuchia trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hơn 40 năm, những trái bom chưa nổ vẫn là nỗi ám ảnh của những con người nơi đây.
Một trong những chiến dịch có cái tên mỉa mai nhất của chiến tranh Việt Nam là "Chiến dịch thực đơn" với một chuỗi cuộc ném bom hủy diệt, được đặt tên theo những bữa ăn.
Sonny Sowell, cựu binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam, đến nay vẫn không thể ngủ liền 8 tiếng mỗi đêm bởi những ký ức về cuộc chiến năm xưa ám ảnh ông.
Những bức ảnh lột tả cuộc chiến khốc liệt tại Việt Nam được thế giới ghi nhớ và trao những giải thưởng danh giá.
Dù chiến tranh đã lùi xa 40 năm, một số cựu chiến binh Mỹ nhiều năm nay vẫn miệt mài đi gây quỹ để góp phần khắc phục những hậu quả của cuộc chiến để lại ở Việt Nam, đó là cách họ tiếp tục sống để vượt qua quá khứ.
"Niềm vui vỡ òa" là một trong những bức ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, cho thấy niềm vui khôn xiết của quân nhân Mỹ được trở về nhà. Nhưng đằng sau nó, có một nỗi buồn vì sự ly tán và xáo trộn trong cuộc sống của nhân vật chính.
Phải mất nhiều thập niên sau khi Horst Fass chụp bức ảnh nổi tiếng lính Mỹ đội mũ ghi dòng chữ "Chiến tranh là địa ngục" trong chiến tranh Việt Nam, danh tính binh sĩ này mới được xác định.
Daniel Krauson, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, vẫn nhớ mình được "chào đón" bằng cà chua, trứng thối cùng một cuộc biểu tình khi vừa trở về nước và phải mất đến ba năm ông mới bắt đầu cảm thấy được xã hội đón nhận.
Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70, là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc cuộc chiến cách đây tròn 40 năm.
"Giây phút này trả lời câu hỏi lớn nhất của đời tôi, và đặt ra hàng nghìn câu hỏi mới", Catherine Turner, một em bé trong chiến dịch không vận Babylift, nay trở thành nữ nhà báo người Australia, nói về khoảnh khắc gặp mẹ ruột sau 30 năm xa cách.
Suốt 30 năm kể từ ngày đến Canada trong chiến dịch không vận trẻ em năm 1975, Thanh Campbell vẫn tưởng rằng mình là trẻ mồ côi, cho đến khi một người đàn ông tự nhận là cha anh xuất hiện.
40 năm trước, Chantal Doecke nằm trong một hộp giày đặt trên máy bay rời Sài Gòn. Đến bây giờ, khi đã làm mẹ, cô vẫn không biết người đã sinh ra mình là ai.
Khi chiếc máy bay vận tải C-5 Galaxy đâm vào một con đê và lao xuống đồng lúa ở Sài Gòn 40 năm trước, cơ phó Tilford Harp cùng hai đồng nghiệp đã nghĩ rằng tất cả sẽ chết.