Bức ảnh của phóng viên người Đức Horst Faas đoạt giải Pulitzer năm 1965. Ảnh chụp ngày 19/3/1964, ghi lại cảnh một người ôm xác con khi toán lính Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe thiết giáp. Em bé chết khi quân đội Sài Gòn truy đuổi du kích Giải phóng đến một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Ảnh: AP
Bức ảnh của phóng viên người Đức Horst Faas đoạt giải Pulitzer năm 1965. Ảnh chụp ngày 19/3/1964, ghi lại cảnh một người ôm xác con khi toán lính Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe thiết giáp. Em bé chết khi quân đội Sài Gòn truy đuổi du kích Giải phóng đến một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Ảnh: AP
Bức ảnh chụp người lính Mỹ Larry Wayne Chaffin đội mũ có dòng chữ "Chiến tranh là địa ngục" ngày 18/6/1965 là một bức ảnh nổi tiếng khác của Horst Faas. Ảnh: AP
Bức ảnh chụp người lính Mỹ Larry Wayne Chaffin đội mũ có dòng chữ "Chiến tranh là địa ngục" ngày 18/6/1965 là một bức ảnh nổi tiếng khác của Horst Faas. Ảnh: AP
Phóng viên Nhật Kyoichi Sawada năm 1965 ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn bom Mỹ. Bức ảnh này năm đó đoạt giải Pulitzer và được World Press Photo (WPP), tổ chức có trụ sở tại Hà Lan, chọn là Ảnh Báo chí Thế giới của năm. Ảnh: UPI
Phóng viên Nhật Kyoichi Sawada năm 1965 ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn bom Mỹ. Bức ảnh này năm đó đoạt giải Pulitzer và được World Press Photo (WPP), tổ chức có trụ sở tại Hà Lan, chọn là Ảnh Báo chí Thế giới của năm. Ảnh: UPI
Ngày 24/2/1966, xe thiết giáp của quân đội Mỹ kéo lê thi thể của một chiến sĩ quân Giải phóng để đem đến chỗ chôn. Chiến sĩ hy sinh trong cuộc tấn công ác liệt của nhiều tiểu đoàn Giải phóng quân nhằm vào lực lượng Mỹ và Australia tại trận Long Tân, phía nam Vũng Tàu, ngày 18/8/1966. Bức ảnh này cũng do Sawada chụp và được WPP vinh danh là Ảnh Báo chí Thế giới của năm. Ảnh: UPI
Ngày 24/2/1966, xe thiết giáp của quân đội Mỹ kéo lê thi thể của một chiến sĩ quân Giải phóng để đem đến chỗ chôn. Chiến sĩ hy sinh trong cuộc tấn công ác liệt của nhiều tiểu đoàn Giải phóng quân nhằm vào lực lượng Mỹ và Australia tại trận Long Tân, phía nam Vũng Tàu, ngày 18/8/1966. Bức ảnh này cũng do Sawada chụp và được WPP vinh danh là Ảnh Báo chí Thế giới của năm. Ảnh: UPI
Bức ảnh chụp chỉ huy xe tăng M48 Patton của Mỹ nhìn qua ống kính do phóng viên Hà Lan Co Rentmeester thực hiện, đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1967. Ảnh: Co Rentmeester
Bức ảnh chụp chỉ huy xe tăng M48 Patton của Mỹ nhìn qua ống kính do phóng viên Hà Lan Co Rentmeester thực hiện, đạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1967. Ảnh: Co Rentmeester
"Mơ về một thời tốt đẹp hơn" là tên bức ảnh của phóng viên Nhật Toshio Sakai, trong đó một lính Mỹ nằm nghỉ ngơi trong mưa lớn khi đồng đội của anh ta vẫn thức để canh gác ngày 17/6/1967. Bức ảnh này nhận giải Pulitzer năm 1968. Ảnh: UPI
"Mơ về một thời tốt đẹp hơn" là tên bức ảnh của phóng viên Nhật Toshio Sakai, trong đó một lính Mỹ nằm nghỉ ngơi trong mưa lớn khi đồng đội của anh ta vẫn thức để canh gác ngày 17/6/1967. Bức ảnh này nhận giải Pulitzer năm 1968. Ảnh: UPI
Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tự biến mình thành một ngọn đuốc sống tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh của phóng viên Mỹ Malcolm Browne đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963. Ảnh: AP
Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tự biến mình thành một ngọn đuốc sống tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh của phóng viên Mỹ Malcolm Browne đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963. Ảnh: AP
Phóng viên Mỹ Eddie Adams ghi lại cảnh tượng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cầm súng bắn vào đầu chiến sĩ quân Giải phóng Nguyễn Văn Lém ngày 1/2/1968. Bức ảnh được giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1968 và giải Pulitzer năm 1969. Ảnh: AP
Phóng viên Mỹ Eddie Adams ghi lại cảnh tượng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cầm súng bắn vào đầu chiến sĩ quân Giải phóng Nguyễn Văn Lém ngày 1/2/1968. Bức ảnh được giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1968 và giải Pulitzer năm 1969. Ảnh: AP
Bức ảnh cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc bị cháy hết quần áo, chạy trốn bom napalm trên con đường ở Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972 trở thành một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam. Tác giả Nick Út được trao giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới năm 1972. Tạp chí New Statesman của Anh năm 2010 bình chọn đây là ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Ảnh: AP
Bức ảnh cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc bị cháy hết quần áo, chạy trốn bom napalm trên con đường ở Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972 trở thành một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam. Tác giả Nick Út được trao giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới năm 1972. Tạp chí New Statesman của Anh năm 2010 bình chọn đây là ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Ảnh: AP
Một lính dù Mỹ ra hiệu cho trực thăng cứu thương đón đồng đội bị thương tại khu rừng ở tây nam Huế tháng 4/1968 trong ảnh của Art Greenspoon. Phóng viên chiến trường nổi tiếng của TIME-LIFE David Douglas Duncan gọi đây là "bức ảnh về Chiến tranh Việt Nam tuyệt vời nhất". Ảnh: AP
Một lính dù Mỹ ra hiệu cho trực thăng cứu thương đón đồng đội bị thương tại khu rừng ở tây nam Huế tháng 4/1968 trong ảnh của Art Greenspoon. Phóng viên chiến trường nổi tiếng của TIME-LIFE David Douglas Duncan gọi đây là "bức ảnh về Chiến tranh Việt Nam tuyệt vời nhất". Ảnh: AP
Phóng viên Mỹ David Hume Kennerly năm 1972 giảnh giải Pulitzer khi ghi lại hình ảnh một lính Mỹ tại một ngọn đồi, thể hiện sự cô độc và tiêu điều của chiến tranh năm 1971. Ảnh: UPI
Phóng viên Mỹ David Hume Kennerly năm 1972 giảnh giải Pulitzer khi ghi lại hình ảnh một lính Mỹ tại một ngọn đồi, thể hiện sự cô độc và tiêu điều của chiến tranh năm 1971. Ảnh: UPI
Mary Ann Vecchio gào khóc khi cô quỳ bên thi thể Jeffrey Miller trong cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Đại học Kent State, Mỹ tháng 5/1970, sau khi Vệ binh Quốc gia Ohio nổ sung vào đám đông, giết 4 sinh viên và làm thương 9 người. Nhiếp ảnh gia John Filo đoạt giải Pulitzer với bức ảnh này năm 1970. Ảnh: Valley Daily News/Daily Dispatch
Mary Ann Vecchio gào khóc khi cô quỳ bên thi thể Jeffrey Miller trong cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Đại học Kent State, Mỹ tháng 5/1970, sau khi Vệ binh Quốc gia Ohio nổ sung vào đám đông, giết 4 sinh viên và làm thương 9 người. Nhiếp ảnh gia John Filo đoạt giải Pulitzer với bức ảnh này năm 1970. Ảnh: Valley Daily News/Daily Dispatch
Phóng viên Hà Lan Hubert Van Es chụp bức ảnh này vào ngày 29/4/1975, khi một số người Sài Gòn lên máy bay của CIA để đến Mỹ, ngay trước khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Corbis
Phóng viên Hà Lan Hubert Van Es chụp bức ảnh này vào ngày 29/4/1975, khi một số người Sài Gòn lên máy bay của CIA để đến Mỹ, ngay trước khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Corbis
Bức ảnh "Niềm vui vỡ òa" được Slava "Sal" Veder chụp ngày 17/3/1973 tại căn cứ không quân Travis, California đoạt giải Pultizer năm 1974 đã trở thành biểu tượng cho sự kết thúc quá trình can thiệp của Mỹ tại Việt Nam. Trong ảnh, tù binh chiến tranh Robert L. Stirm đoàn tụ với gia đình sau khi trở về từ Việt Nam. Ảnh: AP
Bức ảnh "Niềm vui vỡ òa" được Slava "Sal" Veder chụp ngày 17/3/1973 tại căn cứ không quân Travis, California đoạt giải Pultizer năm 1974 đã trở thành biểu tượng cho sự kết thúc quá trình can thiệp của Mỹ tại Việt Nam. Trong ảnh, tù binh chiến tranh Robert L. Stirm đoàn tụ với gia đình sau khi trở về từ Việt Nam. Ảnh: AP
Xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh: AP
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975. Ảnh do phóng viên Phạm Kỳ ghi lại. Ảnh: AP
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975. Ảnh do phóng viên Phạm Kỳ ghi lại. Ảnh: AP
Phương Vũ