Thứ hai, 18/11/2024
Thứ tư, 22/2/2017, 00:02 (GMT+7)

Vị ngọt đậm đà từ mật mía

Những sản phẩm từ mật mía có thể dùng chế biến nhiều loại món ăn, như kho cá, thịt, nấu chè, làm bánh kẹo, pha trà, nước mát...

Mật mía được tạo ra từ quá trình nấu nước mía tươi tạo thành dung dịch lỏng vừa phải, có màu vàng nâu óng ánh và vị ngọt thanh nguyên chất từ mía.

Quá trình nấu trải qua nhiều giai đoạn, được thực hiện bởi các thợ thủ công kinh nghiệm, liên tục vớt bọt cho đến khi đạt chất lượng. Sản phẩm chỉ nấu từ mía nên công đoạn lọc cặn càng phức tạp và tốn nhiều thời gian. Từ loại mật này, người sản xuất có thể tạo ra những sản phẩm khác như đường bát, đường vàng, đường nâu...

vi-ngot-dam-da-tu-mat-mia

Mật mía với vị ngọt đậm đà dân dã là sản phẩm quen thuộc của người nội trợ ngày xưa.

Đường bát là phiên bản đặc của mật mía được thực hiện bằng cách cho mật cô đặc trong một chiếc bát hoặc khuôn tùy ý và tạo ra một mẻ đường đặc như bánh xà phòng. Loại đường này còn có tên gọi khác là đường khuôn. Còn đường vàng và đường nâu tạo thành sau quá trình quay ly tâm mật mía. Tùy vào lượng mật sẽ cho ra hai loại đường có màu sắc khác nhau.

Những sản phẩm từ mật mía có thể dùng chế biến nhiều loại món ăn, đặc biệt là kho cá, thịt, nấu chè, làm bánh kẹo, pha trà, pha nước mát... Tùy vào phong cách chế biến món ăn và khẩu vị, người sử dụng có thể khéo léo chọn sản phẩm phù hợp.

Trong khi mật mía có vị ngọt đậm đà thì đường khuôn lại có vị nhẹ hơn và có thể được dùng như một món kẹo ngọt tan trong miệng. Đường vàng thường sử dụng để nấu nướng những món ăn có màu sắc tương ứng. Đường đen lại được biết đến như một phương pháp làm đẹp cho phái nữ và tốt cho sức khỏe.

-1

Đường khuôn có hình dạng như một chiếc bánh xà phòng, ăn vào ngọt tan trong miệng. 

Mật mía thời trước rất phổ biến ở các khu vực miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An. Tuy nhiên, hiện tại, để tìm ra nơi làm mật mía chính gốc từ việc nấu nước mía tươi truyền thống không dễ dàng.

Trong quá trình đi ngược về xuôi để tìm lại vị ngọt dân dã, truyền thống, chị An Nhiên (TP HCM) đã tìm được một vùng đất ở Nghệ An vẫn lưu giữ trọn vẹn cách làm từ ngày xưa. Với hoài bão làm sống lại những hương vị truyền thống, chị đã phát triển dòng sản phẩm mang tên "Ngọt - Vị ngọt tự nhiên" với mật mía và các sản phẩm tương tự là những mặt hàng chủ chốt. 

Mới ra mắt thị trường khoảng hơn nửa năm, các sản phẩm từ thương hiệu này được nhiều người tiêu dùng ủng hộ.

"Bản chất của mặt hàng này là đường thô, mật thô, không qua quá trình xử lý hóa học nên có lẽ đó chính là lý do lớn nhất khiến nhiều khách hàng yêu thích. Họ thường xuyên gửi phản hồi cho tôi về những công thức dùng các sản phẩm để chế biến các món ăn và thức uống khác nhau", chị chia sẻ. 

-2

Những sản phẩm dân dã từ "Ngọt - Vị ngọt truyền thống" mang đến lựa chọn "mới mà cũ" dành cho người nội trợ. 

Mật mía, đường khuôn, đường vàng và đường đen có thể dễ dàng bảo quản trong nhiệt độ thường. Khi mật đã được mở hộp, tốt nhất nên trữ trong tủ lạnh.

Một lít mật mía có giá khoảng 70.000 đồng, 76.000 đồng với một kg đường khuôn và 80.000 đồng với một kg đường vàng. Nếu so với đường trắng tinh luyện, mức giá này khá cao. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại khá tiết kiệm vì độ ngọt đậm và có thể sử dụng trong thời gian dài. 

Trương Sanh

Chia sẻ bài viết qua email