Thông thường, người bệnh chỉ buộc phải tiến hành lọc máu khi bị suy thận cấp hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối (giai đoạn 5). Lọc máu là phương pháp điều trị phổ biến nhất, giúp kéo dài sự sống.
Bác sĩ sẽ chỉ định lọc máu khi người suy thận cấp có những biểu hiện như: không đáp ứng với điều trị nội khoa, thiểu niệu hoặc vô niệu; ure máu cao hơn 30 mmol/l; kali máu cao hơn 6 mmol/l, K+ tăng nhanh, trên điện tâm đồ có nhịp chậm, rối loạn nhịp tim thất bại với điều trị nội khoa; tăng gánh thể tích, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, biến chứng phù phổi; toan máu nặng pH dưới 7.2; Na+ máu cao hơn 150 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l
Đối với người suy thận mạn, sẽ được chỉ định lọc máu khi:ure máu cao; kali trong máu cao hơn 6.5 mmol/L và xuất hiện rối loạn điện giải, tan máu nặng, phù phổi; độ lọc cầu thận dưới 15 ml/phút.
Câu 2. Có nhiều phương pháp lọc máu cho người bệnh suy thận?