Thứ sáu, 17/11/2017, 06:08 (GMT+7)

Tế bào gốc từ Đài Loan về Việt Nam ghép cho chàng trai trẻ

Nửa đêm 20/9, túi tế bào gốc từ Đài Loan vượt hành trình 15 giờ về đến TP HCM để ghép cho chàng trai ung thư máu.

Cách đây hơn 7 tháng, nam nhân viên ngân hàng 25 tuổi tại Cà Mau phát hiện nhiều đám xuất huyết trên da, khi va chạm bàn ghế có những vết bầm bất thường. Ngày 15/5, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy mono bào (JMML). Đây là một bệnh máu ác tính hiếm gặp, tiên lượng rất xấu, thời gian sống trung bình 20-30 thángGhép tế bào gốc là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên xét nghiệm HLA của người chị gái duy nhất kết quả lại không phù hợp. 

te-bao-goc-tu-dai-loan-ve-viet-nam-ghep-cho-chang-trai-tre

Bác sĩ và bệnh nhân ở viện sẵn sàng trong tâm thế đón nhận túi tế bào gốc vượt đường xa về tới. Ảnh: H.H.

Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cho biết bệnh viện đã gửi mẫu của bệnh nhân để tìm người hiến tế bào gốc không cùng huyết thống tại Trung tâm Tzu Chi, Đài Loan. May mắn sau 6 tuần rà soát, ngân hàng tế bào từ Đài Loan báo có người cho phù hợp HLA 10/10. Người hiến tặng thiện nguyện là nam giới 37 tuổi, cùng cân nặng 79 kg và cùng nhóm máu A với bệnh nhân. Các bác sĩ bắt đầu gấp rút bước vào hành trình tiếp nhận tế bào cho ca ghép đầu tiên Việt Nam.

"Tế bào gốc đòi hỏi phải lấy về ghép tươi ngay, chỉ bảo quản tối đa 3 ngày chứ không trữ đông được, nếu không phối hợp nhịp nhàng đôi bên thì tính mạng bệnh nhân sẽ nguy kịch", bác sĩ Dũng chia sẻ. Để chuẩn bị truyền tế bào gốc, bệnh nhân phải được truyền thuốc trước trong 7 ngày, mục đích tiêu diệt tế bào ác tính trong cơ thể. Việc truyền thuốc diệt tủy này khiến ê kíp đứng trước nguy cơ là nếu đến ngày dự kiến ghép mà không có tế bào gốc thì người bệnh có thể tử vong.

"Nhiều lo lắng đặt ra, chẳng hạn lỡ đến ngày cho tế bào gốc mà người hiến bị bệnh, gặp sự cố hoặc đổi ý không chịu hiến thì phải làm thế nào, trong khi bên này bệnh nhân đã truyền thuốc diệt tủy để chờ đợi", bác sĩ Dũng nhớ lại. Bệnh viện đã chọn thêm 2 người hiến có tỷ lệ thuận hợp ít hơn, chỉ 9/10 từ phía Đài Loan để dự bị, sẵn sàng hiến nếu ứng cử viên 10/10 gặp trục trặc. Bệnh nhân tại Việt Nam cũng được chăm sóc kỹ lưỡng, không để sốt, nhiễm trùng nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cuộc ghép.

te-bao-goc-tu-dai-loan-ve-viet-nam-ghep-cho-chang-trai-tre-1

Bệnh nhân đang được ghép tế bào gốc nhận từ Đài Loan. Ảnh: H.H.

Trong thời gian bệnh nhân truyền hóa chất, một kíp y bác sĩ nhận sứ mệnh sang Đài Loạn nhận tế bào gốc. Hành trình xa xôi gồm nhiều chặng đường, di chuyển nhiều phương tiện như máy bay, ôtô, tàu tốc hành... Kế hoạch được bàn bạc chi tiết, cân nhắc phương tiện an toàn nhất cho từng chặng, phương án dự phòng khi gặp sự cố ngoài mong đợi như thiên tai, thời tiết xấu, trễ tàu xe... Tiến độ di chuyển túi tế bào gốc được cập nhật liên tục. 

21h đêm 20/9, một kíp bác sĩ từ bệnh viện khởi hành ra sân bay Tân Sơn Nhất để đón túi tế bào gốc. Kíp bác sĩ và bệnh nhân ở viện sẵn sàng trong tâm thế đón nhận. 22h35, thủ tục thông quan tại sân bay hoàn tất với sự trợ giúp đặc biệt của nhiều cơ quan chức năng. Chưa đầy một giờ sau, thùng tế bào gốc về tới bệnh viện sau hành trình kéo dài 15 tiếng từ Đài Loan. 23h30 ngày 20/9, từng dòng tế bào gốc sau khi kiểm tra đã được truyền thẳng vào cơ thể bệnh nhân, đánh dấu ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên của Việt Nam.

Theo bác sĩ Phù Chí Dũng, trước đây khi không tìm được người hiến phù hợp trong gia đình, nhiều bệnh nhân phải ra nước ngoài để tìm nguồn tế bào gốc. Chi phí ghép tại Singapore gấp 10 lần Việt Nam, Đài Loan gấp khoảng 5 lần. Bệnh viện nghĩ đến giải pháp tìm nguồn hiến tặng từ nước ngoài để đáp ứng mong mỏi chữa trị trong nước của người bệnh và quyết định chọn ngân hàng Tzu Chi của Đài Loan. Người Đài Loan có dòng máu phù hợp cao với người Việt. Trung tâm lưu trữ tế bào gốc hàng đầu châu Á này đã cung cấp cho các cơ sở điều trị ở 30 quốc gia trên thế giới với tổng số người bệnh được nhận tế bào gốc là 4.498 người.

Tổng chi phí đợt ghép tế bào gốc tại Việt Nam là 847 triệu đồng, bảo hiểm y tế chi trả 530 triệu. Các chi phí tại Đài Loan tốn hơn 15.500 USD do Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM hỗ trợ. Dù người cho tế bào gốc là thiện nguyện hoàn toàn miễn phí nhưng phải tốn nhiều chi phí xét nghiệm sàng lọc.  Thành công của ca ghép mở ra cơ hội hợp tác với các ngân hàng tế bào gốc trên thế giới để tìm nguồn hiến phù hợp cho người Việt Nam, tạo nền tảng thành lập hệ thống hiến tế bào gốc quốc gia tại Việt Nam.

te-bao-goc-tu-dai-loan-ve-viet-nam-ghep-cho-chang-trai-tre-2

Bệnh nhân trong giờ phút xuất viện. Ảnh: H.H

Gần hai tháng sau ghép, sức khỏe bệnh nhân ổn định, kết quả xét nghiệm xác định tỷ lệ mọc mảnh ghép cho thấy 100% tế bào là của người hiến tặng tế bào gốc. "Người anh từ phương xa đã cho tôi cơ hội sống lần hai để tiếp tục các giấc mơ còn dang dở. Tôi chỉ mong được gặp anh một lần để nói lời cảm ơn", bệnh nhân xúc động chia sẻ. Theo nguyên tắc người hiến và người nhận không biết mặt nhau.

Đây là ca ghép tế bào gốc không huyết thống đầu tiên ở Việt Nam, cũng là lần đầu tiên tế bào gốc được một người ở nước ngoài cho và vận chuyển về Việt Nam ghép cho bệnh nhân. 

Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất, là cơ hội duy nhất giúp bệnh nhân máu ác tính cũng như lành tính có thể khỏi bệnh và trở về cuộc sống bình thườngNăm 1995, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM thực hiện ca ghép tủy xương đầu tiên Việt Nam. Nam bệnh nhân sau khi hồi phục đã quay trở lại với công việc, lập gia đình, sinh 2 con khỏe mạnh. Năm 2002, bệnh viện thực hiện ca ghép máu cuống rốn đầu tiên Việt Nam. Tháng 4/2013, ca dị ghép nửa thuận hợp HLA đầu tiên thành công. 

 
 
 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×