Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính, do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa.
Nguyên nhân, cơ chế
- Yếu tố môi trường
- Ăn nhiều: Có thể do thói quen có tính chất gia đình hoặc ăn nhiều trong bệnh lý tâm thần.
- Giảm hoạt động thể lực nên sử dụng năng lượng ít dẫn đến dư thừa và tích lũy: Do nghề nghiệp hoặc tuổi già.
- Nguyên nhân hormone, nội tiết
- Ghrelin còn được gọi là "hormone đói". Nhiều nghiên cứu cho thấy người béo phì sau khi ăn, hormone ghrelin chỉ giảm rất ít. Vì thế, vùng não không nhận được tín hiệu đủ mạnh khiến cơ thể ngừng ăn, dẫn đến ăn quá nhiều.
- Hội chứng Cushing: Rối loạn phân bố mỡ nhiều ở mặt, cổ, bụng trong khi tứ chi gầy.
- U tiết insulin: Tăng cảm giác ngon miệng và tăng tân sinh mô mỡ từ glucid.
- Suy giáp: Béo phì do chuyển hóa cơ bản giảm.
- Béo phì sinh dục: Mỡ phân bố nhiều ở thân và gốc chi kèm suy sinh dục.
- Nguyên nhân di truyền
Các nhà khoa học xác định được các gene liên quan đến béo phì, bao gồm:
- Gene FTO (khối lượng chất béo và béo phì) có vai trò kiểm soát hành vi ăn uống và chi tiêu năng lượng.
- Sự thiếu hụt gene MC4R (thụ thể melano- cortin 4), liên quan đến béo phì, tăng khối lượng chất béo và kháng insulin.
- Các gene béo phì thụ thể B2-adrenergic đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình phân giải lipid và sản sinh nhiệt.
Chẩn đoán
Béo phì trên lâm sàng biểu hiện là tăng cân, được xác định bằng phương pháp đo nhân trắc (anthropometry) lâm sàng, tức chỉ số khối cơ thể (BMI).
Biến chứng
- Biến chứng chuyển hóa
- Tiểu đường.
- Mỡ máu cao.
- Rối loạn chuyển hóa acid uric.
- Biến chứng tim mạch
- Biến chứng về tiêu hóa
- Biến chứng ở phổi
- Giảm chức năng hô hấp.
- Ngừng thở khi ngủ.
- Ngủ ngáy.
- Biến chứng về xương khớp
- Thoái hóa khớp gối.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Trượt cột sống.
- Biến chứng khác
- Giảm khả năng sinh dục.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Thuyên tắc tĩnh mạch.
- Vô sinh.
Điều trị
- Chế độ ăn.
- Tập luyện thể dục thể thao, thay đổi hành vi.
- Dùng thuốc.
- Phẫu thuật:
- Phẫu thuật đặt bóng trong dạ dày.
- Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày.
- Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống.
- Phẫu thuật lấy mỡ bụng.
Các bài viết của VnExpress có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.