BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bình thường hoặc suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
Công thức tính chỉ số BMI như sau:
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trừ phụ nữ mang thai, nếu một người có chỉ số BMI:
- Dưới 18,5: Thiếu cân, thiếu năng lượng.
- Từ 18,5 đến 24,99: Bình thường.
- Từ 25 đến 29,99: Thừa cân.
- Từ 30 trở lên là béo phì.
Ngoài ra còn có tiêu chuẩn dành riêng cho người châu Á, khác biệt đôi chút so với chuẩn chung của thế giới. Xem bảng BMI dành riêng cho người châu Á.
Lưu ý:
- BMI không áp dụng cho phụ nữ mang thai.
- Chỉ số này không giúp tính được lượng chất béo trong cơ thể là yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
- Chỉ số này không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ). Khi đó, BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.
Bên cạnh việc tính chỉ số BMI nhằm xác định tình trạng cơ thể, bạn nên có chế độ dinh dưỡng cân đối, vận động hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo tháp dinh dưỡng nhằm bảo đảm chế độ ăn uống hợp lý, cân đối về mặt dinh dưỡng, giúp con người khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã hình tượng hóa lượng thực phẩm tiêu thụ của một người và xếp theo các nhóm thành hình kim tự tháp Ai Cập.
Tháp dinh dưỡng trên được xây dựng dựa vào thể trạng và loại thực phẩm phù hợp với người trưởng thành Việt Nam. Theo đó, thực phẩm tiêu thụ được chia thành 9 ô trong một tháp 7 tầng. Đỉnh tháp là nhóm thực phẩm nên ăn hạn chế, càng xuống chân tháp lượng tiêu thụ càng tăng lên nhưng ở mức độ nhất định. Cuối cùng là lời khuyên về chế độ tập luyện, uống nước, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm...
Doanh thu từ kinh doanh bảo hiểm đạt gần 2.950 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu Bảo Minh năm 2017.