Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TP HCM, giảng viên cao cấp Đại học Y Dược TP HCM.
Nguyên nhân
- Béo phì.
- Cao huyết áp.
- Cục máu đông đi từ chỗ khác tới hoặc hình thành ngay trên mảng xơ vữa.
- Viêm tắc động mạch.
Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ
- Hút thuốc lá.
- Xúc động, căng thẳng quá mức.
- Gắng sức quá mức.
- Viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn...
- Sau chấn thương, phẫu thuật...
Giai đoạn
- Giai đoạn 1 - giai đoạn cấp tính: Kéo dài trong 1-2 ngày đầu.
- Giai đoạn 2 - giai đoạn bán cấp: Kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, là giai đoạn hay gặp nhất.
- Giai đoạn 3 - giai đoạn mạn tính: Từ vài tháng đến vài năm.
Triệu chứng
Các triệu chứng của nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể bao gồm:
- Lo âu, cảm giác hồi hộp.
- Đau ngực:
- Mức độ có thể thay đổi từ cảm giác đè nặng hoặc nóng rát phía trước ngực bên trái đến đau dữ dội giống như bị dao đâm hoặc siết chặt.
- Đau có thể lan ra cổ, hàm dưới, vai bên trái, lưng, bụng hoặc cánh tay bên trái.
- Thời gian đau có thể kéo dài hơn 20 phút.
- Khó thở.
- Cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tăng hoặc giảm huyết áp.
- Tay và chân có thể trở nên lạnh và ẩm.
- Trở nên bị kích thích, lo lắng hoặc hoảng sợ.
- Có thể dẫn đến mất ý thức hoặc đột tử.
Ở một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua tất cả triệu chứng mô tả ở trên, chỉ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái vùng thượng vị.
Biến chứng
Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp
Biến chứng thường gặp trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp thường liên quan đến sự tổn thương của cơ tim và bao gồm:
- Rối loạn nhịp tim.
- Sốc tim.
- Suy tim cấp.
- Viêm màng ngoài tim.
- Thủng tim, thủng cơ tim.
- Thủng vách liên thất.
- Ngừng tim.
- Đột tử.
Biến chứng sau nhồi máu cơ tim
Trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp, nếu không được cấp cứu đúng cách và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:
- Suy tim nặng hoặc sốc tim.
- Rối loạn nhịp tim.
- Hở van 2 lá nặng.
- Thủng cơ tim ở vách liên thất.
- Thủng vách tim ở thành tự do.
Chẩn đoán
- Bệnh thường được chẩn đoán trong trường hợp khẩn cấp.
- Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Tiếp đó sẽ đo huyết áp, mạch và nhiệt độ; đồng thời thực hiện các kiểm tra sức khỏe tim tổng thể.
- Các xét nghiệm để chẩn đoán:
- Điện tâm đồ (ECG).
- Xét nghiệm máu.
- Chụp X-quang lồng ngực.
- Siêu âm tim.
- Chụp mạch vành qua da.
Điều trị
- Điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu.
- Các phương pháp điều trị tái lưu thông mạch vành bị tắc nghẽn trong nhồi máu cơ tim cấp gồm:
- Thuốc tiêu sợi huyết (streptokinase, rt-PA): Sử dụng khi bệnh nhân đến bệnh viện sớm và bệnh viện không có phòng thông tim.
- Chụp mạch vành, nong đặt stent.
- Mổ bắc cầu động mạch vành.
Mỹ Ý