14 mẹo giúp bệnh nhân ung thư tự chăm sóc bản thân
Bệnh nhân ung thư cần ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, thư giãn... để có quá trình điều trị và hồi phục hiệu quả.
Ăn uống lành mạnh
Trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc cung cấp cho bệnh nhân ung thư nhiều năng lượnghơn so với đồ ăn vặt. Chúng cũng có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ trong điều trị, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nạp một lượng vừa phải thực phẩm tốt còn có thể thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư phải chú trọng đến hệ miễn dịch, cẩn thận với thực phẩm thô, luôn rửa trái cây, rau, tránh mầm cỏ linh lăng và ưu tiên sử dụng với các sản phẩm thanh trùng.
Uống nhiều nước
Khi cơ thể thiếu nước, các tế bào sẽ hoạt động khó khăn hơn. Do đó, bệnh nhân ung thư nên uống khoảng tám ly nước 200ml mỗi ngày để giúp cơ thể cân bằng các khoáng chất. Người bệnh có thể cần nhiều nước hơn để giúp chống lại các tác dụng phụ khiến cơ thể kiệt sức như nôn mửa, tiêu chảy...
Vận động
Vận động giúp nâng cao tinh thần và sức khỏe. Nếu bệnh nhân mới tập thể dục, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu. Phần lớn bệnh nhân ung thư nên bắt đầu tập với cường độ thấp, khoảng 30 phút mỗi ngày, sau đó, tăng dần theo thể trạng.
Tập luyện thường xuyên không chỉ làm cho người bệnh cảm thấy tốt hơn mà còn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư quay trở lại.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Hoạt động thể chất việc rất quan trọng với bệnh nhân ung thư nhưng cũng không nên tập luyện quá sức. Hãy lắng nghe cơ thể, khi cảm thấy mệt mỏi, người bệnh nên đi nghỉ ngơi, sử dụng năng lượng một cách hợp lý.
Mẹo hữu ích để cân bằng hai việc này là viết ra danh sách các việc cần làm theo thời gian và thực hiện chún.
Sẵn sàng thích nghi với tác dụng phụ
Khi sống với ung thư, kiến thức là sức mạnh, vì vậy, bệnh nhân nên đọc về các tác dụng phụ điển hình có thể xảy ra trong và sau điều trị. Điều đó có thể mang lại cho người bệnh cảm giác kiểm soát được những gì sắp xảy ra với cơ thể, sẵn sàng thích nghi.
Chia sẻ cảm xúc
Người bệnh nên trò chuyện cởi mở với gia đình, bạn bè, cố vấn tâm lý... về những gì mình cảm thấy. Việc này có thể giúp bệnh nhân quản lý cảm xúc tốt hơn, ngăn chặn các triệu chứng tinh thần thường xảy ra song song với chẩn đoán ung thư.
Thả lỏng tinh thần
Giảm thiểu căng thẳng là điều bệnh nhân ung thư nào cũng cần làm. Càng ít lo lắng, cơ thể càng chiến đấu với căn bệnh tốt hơn. Có rất nhiều biện pháp để thư giãn, thả lỏng tinh thần như học thiền, kỹ thuật thư giãn, thái cực quyền hay liệu pháp mùi hương.
Đi mát-xa
Xoa bóp cơ bắp đau có thể giúp bệnh nhân giảm đau và căng thẳng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cần trao đổi trước với bác sĩ trước tiên bởi mát-xa không thể áp dụng với tất cả mọi người. Sau đó, tìm đến một nhà trị liệu mát-xa được cấp phép để thực hiện phương pháp này.
Thử châm cứu
Đây là phương pháp điều trị truyền thống của Trung Quốc có từ hàng nghìn năm trước. Nhà trị liệu sẽ dính kim mỏng vào các điểm cụ thể trên da để giúp giảm triệu chứng buồn nôn và đau đớn liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, phải cẩn thận nếu người bệnh dùng thuốc làm loãng máu hoặc có lượng máu thấp.
Thêm hương liệu
Một số mùi hương có thể làm dịu dạ dày của bệnh nhân ung thư. Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách thả tinh dầu có mùi thơm vào nước tắm hoặc khuếch tán chúng vào không khí trong nhà.
Một số nhà trị liệu xoa bóp cũng sử dụng dầu thơm như một phần của liệu pháp để giúp bệnh nhân giảm đau, căng thẳng...
Đối mặt với tình hình tài chính
Đa phần chi phí điều trị và chăm sóc ung thư đều rất cao. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt trước khi bắt đầu điều trị để dự tính tài chính. Người bệnh và gia đình có thể tìm một cố vấn để tìm ra các lựa chọn tối ưu và lập kế hoạch khoa học.
Nghe nhạc
Âm nhạc có thể nâng cao tâm trạng của bệnh nhân. Các nhà trị liệu âm nhạc được đào tạo có thể hướng dẫn người bệnh nghe các bài hát, viết lời, chơi một nhạc cụ... giúp kiểm soát trình trạng buồn nôn, nôn và đau đớn.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ tốt đóng một vai trò rất lớn với sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân nhưng ung thư khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc này. Vì vậy, bệnh nhân ung thư có thể thử các kỹ thuật thư giãn, tập thói quen ngủ, trị liệu hoặc thậm chí là dùng thuốc.
Tham gia cộng đồng hỗ trợ
Các nhóm hỗ trợ ung thư có thể giúp người bệnh giảm lo lắng và trầm cảm trước các chẩn đoán về bệnh. Dù là gặp trực tuyến hoặc trực tiếp, việc làm quen với người đồng cảnh sẽ giúp người bệnh có một nơi an toàn để chia sẻ căng thẳng và không còn cảm thấy cô đơn.
Nhật Lệ (Theo WebMD)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi