Protein thường được tái hấp thu ở thận nên trong nước tiểu không có hoặc chứa rất ít chất này. Protein niệu là sự dư thừa protein trong nước tiểu, thường xảy ra ở những người bị bệnh thận có vấn đề về bộ lọc thận.
Protein niệu có thể diễn ra từ nhẹ đến trung bình, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của thận. Khi tổn thương thận tiến triển, protein sẽ hấp thu nhiều trong nước tiểu, có thể gây ra các triệu chứng như: nước tiểu sủi bọt, đi tiểu thường xuyên, sưng tay, chân, mặt hoặc bụng, chuột rút cơ vào ban đêm, buồn nôn, nôn... Nếu chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, protein niệu có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư.
Protein niệu là một đặc điểm chung của bệnh thận. Tổn thương ở thận gây ra những bệnh lý khác được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra dư thừa protein trong nước tiểu. Khi các cụm mạch máu nhỏ hoạt động như bộ lọc trong thận (gọi là cầu thận) bị tổn thương, gây ra sự cố khiến quá nhiều protein đi vào trong nước tiểu.
Protein niệu thường do hai loại bệnh thận chính gây nên: tổn thương thận cấp tính (AKI) và bệnh thận mãn tính (CKD). Một số bệnh lý khác ngoài thận cũng có thể gây ra tình trạng sản xuất quá mức protein là: tiểu đường, tăng huyết áp, lupus, đa u tủy hay tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB), thuốc hóa trị, thuốc chống viêm không steroid (NSAID),.. Dù nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt có thể là dấu hiệu của protein niệu, một vài yếu tố khác cũng có thể khiến nước tiểu đôi khi có bọt như cơ thể mất nước, lao động quá sức, sốt...
Protein niệu có thể được chẩn đoán bằng một xét nghiệm que thăm đơn giản. Tuy nhiên, que thăm nước tiểu sẽ bỏ sót một số loại protein đặc biệt (immunoglobulin), có thể tạo ra protein vi lượng ở những người có sức khỏe bình thường và gây ra sự sai số về lượng protein. Các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành phân tích thành phần trong mẫu nước tiểu thu thập được trong vòng 24 giờ trong phòng thí nghiệm để tính toán lượng protein truyền qua nước tiểu chính xác là bao nhiêu. Ngoài ra, để xác định nguyên nhân cơ bản, các xét nghiệm máu và nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh như siêu âm và sinh thiết thận cũng có thể được chỉ định đồng thời cùng xét nghiệm nước tiểu.
Protein niệu không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của các bệnh lý về thận gây ra. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị hoặc kiểm soát các nguyên nhân cơ bản. Ở những người bị tổn thương thận cấp tính thường sẽ hết protein niệu khi tình trạng cơ bản được điều trị, sau đó chức năng thận sẽ trở lại bình thường. Với bệnh thận mãn tính (CKD), trọng tâm là cải thiện chức năng của thận để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Ở người gặp tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu, một số thay đổi về lối sống như ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao, qua đó làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp giảm protein niệu.
Một số thuốc được chỉ định nhằm giảm nồng độ protein trong nước tiểu bao gồm thuốc ức chế men chuyển hóa và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II. Thuốc statin được sử dụng để giảm cholesterol ở người bệnh tiểu đường, từ đó làm giảm nguy cơ protein niệu. Nếu có liên quan đến bệnh thận mạn tính (CKD), tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và thuốc
Protein niệu ở mức độ nhẹ thường không biểu hiện rõ triệu chứng, nhưng nếu có các dấu hiệu như giảm dần lượng nước tiểu, sưng chân, mắt cá chân hoặc bàn chân, mệt mỏi, suy nhược, khó thở, nhịp tim không đều,... cần tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận, một tình trạng chỉ chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh phải cấp cứu hoặc tử vong nếu không điều trị, suy thận có nguy cơ tử vong cao.
Bảo Bảo (Theo Very Well Health)