Con tôi năm nay học lớp 2, đến thời điểm này thì cháu đã vào năm học mới được hơn một tháng rồi. Vào năm học mới thấy cháu được học cô giáo mới có vẻ nhiệt tình, thân thiện nên gia đình tôi thấy vui vui, có phần yên tâm nữa.
Tuy nhiên bắt đầu từ tuần này cô nhắc nhở các phụ huynh (PH) cho các cháu đi học thêm ở trung tâm, cô sẽ trực tiếp giảng dạy thêm cho các cháu, thời gian từ 19h đến 21h. Thế nghĩa là các cháu lớp 2 như con nhà tôi sẽ học ở lớp từ 7h10 đến 10h, 14h đến 16h45; học ở trung tâm từ 19h đến 21h. Sau đó về nhà và có thể tiếp tục học, khoảng gần 10 tiếng một ngày. .
Một đứa cháu của tôi vừa học xong lớp 12, đang chuẩn bị đi học đại học. Khi học ở phổ thông, cháu có tư duy khá tốt. Với năng lực tư duy của mình như vậy thì cháu hoàn toàn có thể học tốt, có thể thi đậu vào những trường đại học tốt nếu có phương pháp học tốt.
Tôi là một giáo viên (GV) nên cũng có chút kinh nghiệm về giáo dục (GD). Tôi góp ý với cháu là nên chú ý học trên lớp, học kỹ sách giáo khoa, nên vừa học ở nhà, vừa học trên mạng qua những khóa học chất lượng, không nên đi học thêm nhiều. Nếu học như vậy thì nhất định có thể đỗ được trường tốt.
Tôi có góp ý nhiều lần như vậy, tiếc rằng cháu đã không nghe, đi học thêm tối ngày. Bên cạnh đó có thể nói là cháu đã không được may mắn lắm khi gặp những thầy cô giáo dạy thêm cho các cháu đến tận 9, 10h đêm, gần đến ngày thi mà vẫn dạy như vậy.
Có thể các thầy cô giáo này dạy để kiếm tiền, nhưng quan trọng hơn là các thầy cô giáo này trình độ rất thấp nên không hiểu rằng các em học sinh (HS) không thể học thêm triền miên như vậy, cần phải có thời gian tự học để hấp thụ kiến thức, cần có thời gian đào sâu kiến thức, biến kiến thức của sách vở thành kiến thức của mình..
Kết quả là kỳ thi vừa qua cháu tôi chỉ đạt hơn 22 điểm, cộng với cả điểm cộng thì được khoảng 24 điểm, với mức điểm này thì đỗ được một trường tốt là không thể. Cháu đã đăng ký và chuẩn bị nhập học ở một trường có đầu vào thấp, không mấy người nghe đến tên trường này.
>> Con không phải 'còng lưng' học thêm nếu cha mẹ biết đủ
Tôi đã gặp nhiều sinh viên của trường này và tôi nhận thấy rằng khi ở trong trường thì ít khi các em nhận mình là sinh viên của trường đó, sau khi ra trường kiến thức của các em này thu được rất ít, kết quả là hầu như các em đều làm trái ngành, rất khó khăn khi ra trường.
Vì vậy nên tôi luôn khuyên các em HS đừng nên thi vào trường đó, đừng học trường đó vừa tốn tiền vừa tốn thời gian; nếu chọn trường này thì nên đi học nghề hay đi làm công nhân thì hợp lý hơn. Không ngờ giờ đây cháu mình lại học đúng trường đó. Rồi tương lai của cháu sẽ ra sao, sẽ thế nào đây khi phí hoài bốn năm đại học. Chỉ nghĩ đến thế thôi tôi đã rất buồn. Tâm trạng càng nặng nề hơn khi thấy thời gian biểu của con mình.
Dạy thêm, học thêm có rất nhiều tác hại chẳng hạn như triệt tiêu tính sáng tạo của HS mà báo chí vẫn thường xuyên lên tiếng. Hậu quả của việc dạy thêm, học thêm gây ra là vô cùng nặng nề như trường hợp của cháu tôi ở trên.
Nhận thấy điều này nên vào ngày 23/10/2021 Trung Quốc đưa ra quy định cấm dạy thêm vì lợi nhuận và yêu cầu trường học giảm tải lượng bài tập - chính sách "giảm kép". Sự kiện chấn động này chỉ trong một đêm đã "xóa sổ" một ngành công nghiệp trị giá 100 tỉ USD, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và tác động to lớn đến toàn xã hội. Thế nhưng ngành GD Trung Quốc vẫn đưa ra quyết định khó khăn này. Tôi vô cùng ấn tượng với quyết định đó là vì vậy.
Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trên con đường phát triển của mình, để đạt được những thành tựu này thì nền GD của họ phải thực sự rất phát triển, để phát triển như vậy thì ngành GD của Trung Quốc phải có những quyển sách rất đúng đắn, quyết sách "cấm dạy thêm vì lợi nhuận và yêu cầu trường học giảm tải lượng bài tập" cũng là những quyết sách đúng đắn đó.
>> Tôi bỏ nghề giáo thay vì dạy thêm kiếm tiền
Để thay đổi thực trạng học thêm, dạy thêm của chúng ta thì không thể mong một sớm một chiều được khi mà những căn bệnh như hình thức, sĩ diện chẳng hạn còn bén rễ rất sâu.
Để con đường đến những quyết định lịch sử đó đó ngắn lại thì mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm bằng lời nói và hành động thiết thực. Quan sát chuyện học thêm, và dạy thêm thì tôi nhận thấy rằng do có sự lên tiếng mạnh mẽ của toàn xã hội nên hè này một số tỉnh đã có công văn cấm giáo viên dạy thêm.
Bởi vậy, mùa hè này thực sự là "mùa hè sạch" ở nhều nơi đối với PH, HS. Cụ thể ở Bắc Ninh quê tôi thì hè năm nay đa số HS đã được nghỉ hè, vui chơi thoải mái. Điều này thực sự ấn tượng đối với tôi vì lâu lắm rồi HS mới có một "mùa hè sạch" thực sự như vậy.
Chính những hành động cụ thể: Hạn chế cho con em mình đi học thêm dù thầy cô mời gọi, nhắc nhở của nhiều PH, chính những lên tiếng thường xuyên về nạn dạy thêm, học thêm thì trong thời điểm ngắn hạn tới đây có thể chưa có tác dụng hữu hiệu, chưa thể có những quyết định cấm dạy thêm triệt để.
>> 'Giáo viên dạy thêm, học sinh mới hiểu hết kiến thức'
Dù hè này các em HS ở quê tôi ít phải đi học thêm nhưng giờ vào năm học mới tình hình đã khác. Các em HS lại phải đi học thêm tối ngày như trường họp của bé lớp 2 nhà tôi.
Nhưng không vì thế mà mỗi người dân chúng ta không lên tiếng hay không hành động cụ thể. Khi có những quyết định lịch sử như vậy thì ngành GD Việt Nam mới mong phát triển, khi đó đất nước mới mong phát triển.
Anh Pham
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.