Có sinh viên mới ra trường, năm đầu đi làm đã nhảy việc tới 4 lần. Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng này, nhiều độc giả VnExpress cho rằng, vấn đề thuộc về mức lương thấp:
Tới công ty nào, tôi cũng có suy nghĩ sẽ gắn bó cả đời vì nhà nghèo và còn phải trả nợ, nên mỗi lần đi tìm việc rất vất vả. Nhưng nhìn đồng nghiệp cũ làm 5 năm, 10 năm ở mãi một vị trí, lương không bằng một đứa mới vào như mình, tôi lại thấy bất công. Ngoài ra, lương thấp cũng khiến nhân viên không có động lực nâng cao năng suất, cải thiện kỹ năng. Làm cùng các đồng nghiệp như thế tôi cũng chẳng muốn nỗ lực. Là một người đi làm ba năm, lương gấp đôi thời gian đầu, tôi khuyên các em mới ra trường cứ mạnh dạn nhảy việc.
Tôi không đồng tình vì nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin sẵn sàng trả lương 1.000 USD mà vẫn không tuyển được, các ngành khác cũng luôn khan hiếm nhân lực chất lượng cao. Vấn đề là sinh viên mới ra trường chỉ được vài phần trăm là giỏi thực sự, còn lại cần thời gian học việc. Thế nhưng, nhiều người lại không chịu học mà chỉ muốn có ngay lương cao.
Lương là phần thoả thuận ban đầu giữa hai bên, nên chắc chắn không phải nguyên nhân chính. Vấn đề là môi trường làm việc, phúc lợi... một phần do năng lực, động lực của bản thân nhân viên, cũng như những cơ hội khác tốt hơn. Việc nhảy việc là bình thường và tạo cơ hội cho bản thân.
Nhận định về các lý do dẫn tới quyết định nhảy việc của nhiều người, không ít độc giả cho rằng:
Nhảy việc nhiều một phần là do ý thức, phần khác do lương thấp, điều kiện, văn hóa làm việc của doanh nghiệp... Nếu doanh nghiệp đủ tốt thì họ chẳng việc gì phải nghỉ để nhảy sang một doanh nghiệp tương đương hoặc tệ hơn cả. Lương, điều kiện, văn hóa làm việc là động lực để người lao động nhảy việc. Còn điều kiện đủ là ý thức của người lao động. Có người muốn gắn bó, họ sẽ cố gắng nán lại. Có người vô tâm hay không e ngại sẽ nhảy việc liên tục, cái đó phụ thuộc vào mỗi người. Ý thức thì mỗi người khác nhau, còn nhảy việc do vấn đề của doanh nghiệp thì ai cũng có.
Ở các doanh nghiệp nhỏ, sinh viên nhảy việc vì thấy đãi ngộ chưa tương xứng với năng lực (theo tự đánh giá của mỗi người). Còn ở các doanh nghiệp lớn, mức lương cao, họ nhảy việc vì không chịu được áp lực công việc do chưa đủ năng lực chuyên môn Không chỉ sinh viên mới ra trường, mà kể cả nhân viên văn phòng làm nhiều năm, tôi thấy nhiều người căn chỉnh một văn bản cho đúng cũng không làm được, trong khi đây được coi là kỹ năng tối thiểu khi làm việc trên máy tính.
Nói về những giải pháp từ phía doanh nghiệp để giảm bớt số lượng nhân viên nhảy việc, độc giả Hungfbi khẳng định:
"Để người làm việc không muốn nhảy việc thì doanh nghiệp cần phải tạo cho người làm việc những điều kiện sau:
1. Công việc của doanh nghiệp phải phát triển tốt.
2. Thu nhập tốt.
3. Môi trường làm việc tốt.
4. Cơ hội phát triển tốt.
5. Chế độ phúc lợi tốt.
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
Một sinh viên mới ra trường, đọc thông báo tuyển dụng ở một công ty với mức lương 10 triệu/ tháng, nhưng phải thử việc ba tháng. Tuy nhiên, đến khi đi làm, bạn mới nhận ra lương trên hợp đồng chỉ là 4,5 triệu, nghĩa là thực tế, suốt thời gian thử việc, bạn chỉ nhận 3,6 triệu/ tháng. Vậy là làm được năm tuần, nhiều người đi luôn. Tôi không hiểu thử việc gì mà cần tới ba tháng? Với vị trí nhân viên cấp thấp trong công ty, hồ sơ năng lực ứng viên có đầy đủ, làm được hay không chỉ ba, bốn tuần là đủ để đánh giá được.
Tien Truong
Không đồng tình với quan điểm trên, một số ý kiến khác cho rằng lương thấp không phải nguyên nhân chính khiến nhiều người nhảy việc mà là do ý thức làm việc: