(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Tôi trước đây làm việc cho công ty tin học outsource Việt Nam (công ty lập trình thuê một phần mềm hay một giai đoạn nào đó của website). Công việc không nhiều, không tương xứng nên không thể tăng thu nhập.
Sau đó, tôi được người quen giới thiệu sang công ty nước ngoài thì lương gấp 3, chế độ đãi ngộ cũng tốt hơn. Đương nhiên là công việc sẽ khác công ty cũ. Ở công ty cũ chủ yếu làm unitest, code vài cái đơn giản, còn cãi nhau lên xuống, công ty mới code product, chỉ nhìn khách hàng yêu cầu và làm thôi.
Cùng một mảnh đất, gia chủ cũ với các mối quan hệ xã hội cơ bản chỉ bán được một tỷ đồng. Nhưng sau hai tháng vào tay ông chủ mới, với các mối quan hệ xã hội của ông, tô vẽ một ít hồ sơ thì lập tức bán ra giá 3 tỷ đồng. Có thể thấy giá trị sử dụng không đổi nhưng giá bán ra đã khác xa nhau.
>>Tính toán khi nhân viên mới đòi tăng lương
Giá trị sức lao động cũng vậy. Nếu ít các mối quan hệ với các nhà tuyển dụng tiềm năng thì các bạn sẽ khó tìm được vị trí có thu nhập cao. Nếu các bạn biết mở rộng mối quan hệ tiềm năng, đi sâu vào các thị trường mới thì các bạn sẽ bán được giá trị cao hơn với sức lao động của mình.
Ví dụ gần đây nhất chính là việc xuất khẩu lao động. Với thị trường trong nước, việc ít, đa số các bạn trẻ, khỏe được trả lương rất thấp. Nhưng khi xuất khẩu lao động thì kiếm bội. Các bạn sinh viên nên mở rộng các kênh bán sức lao động của mình bằng cách trau dồi ngoại ngữ, các mạng xã hội việc làm để tìm các cơ hội.
Đa số các công ty Việt sẽ không sợ thiếu người (nước ta trong thời kỳ dân số vàng) nên các bạn đòi "lên giá" với họ là điều khó khăn, vì họ còn rất nhiều người thay thế bạn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.