Thực tế, nhiều người Việt ít đọc sách nên cảm thụ văn kém và ít muốn nghe, học văn.
Không khó để gặp những người nước ngoài cầm sách truyện, sách tiểu thuyết tại các sân bay, ga tàu. Đó là văn hóa chung của người ta, người lười cũng từng đọc ba hai, ba tựa sách.
Nhưng ở Việt Nam, nếu hỏi ngẫu nhiên 20 người thì chỉ tầm hai, ba người đọc sách, nhưng đa phần sách giải trí ít nội dung, còn đại đa số không hề đọc sách, không nhớ, không biết, không nhớ nổi lần đọc sách gần đây nhất là khi nào.
Cho nên chúng ta không nên chỉ săm soi vào người dạy văn mà hãy nhìn cả người học văn nữa. Cháu tôi học văn và rất yêu văn, nhưng bố mẹ lại ép cháu học các môn khối A để thi đại học các trường top, để sau này "làm giàu".
Đó cũng là cách giết chết thường thức văn học. Khủng hoảng văn học góp phần đẩy nhanh khủng hoảng văn hóa. Khi điều kiện học nâng cao nhưng số người sai chính tả lại nhiều vô kể, ngôn từ cộc lốc, câu nói lủng củng, mọi người nói chuyện với nhau cục cằn hơn và khó nghe.
>> Môn Văn cũ kỹ khiến nhiều người thấy sách trăm trang là nhức đầu
Trong khi đó, có nhiều người lại chạy theo những xu hướng trên mạng xã hội, nơi những người ít kiến thức, nói năng bỗ bã thiếu văn hóa lại được tung hô.
Không đúng 100% nhưng người xưa có câu "học văn là học làm người" không phải là sai. Tôi đọc lại những bức thư xưa, những câu chuyện xưa, xem phim cũ, gặp người lớn tuổi sao người ta nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe vậy?
Đâu cần phải mất công mua sách self-help đối nhân xử thế làm gì? Hãy học văn cho tốt thì ta tự tất biết cách.
Đọc
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.