Trung Quốc phát triển robot tự hành mới để thám hiểm cực nam Mặt Trăng vào khoảng năm 2026, có kích thước lớn và thông minh hơn các robot cũ.
Nhân dịp Tết Nguyên Đán, Trung Quốc công bố một số ảnh chụp từ robot Mặt Trăng Thỏ Ngọc 2 của nước này như một lời chúc mừng năm mới.
Phi hành gia Edwin Aldrin, người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969, kết hôn vào sinh nhật 93 tuổi với cô dâu 64 tuổi.
Khoảng 3h53 ngày 22/1 (giờ Hà Nội), trăng non sẽ cách Trái Đất 356.568 km, vị trí gần nhất kể từ thời Trung Cổ.
Sử dụng chùm radar không mạnh bằng lò vi sóng, các nhà nghiên cứu tạo ra những bức ảnh độ phân giải cao nhất của Mặt Trăng chụp từ Trái Đất.
Robot tự hành Thỏ Ngọc 2 đã đi được khoảng 1.400 m trên bề mặt Mặt Trăng và thu thập nhiều dữ liệu quý giá gửi về Trái Đất.
Trung tâm vũ trụ quốc gia Hàn Quốc hôm 3/1 cho biết tàu quỹ đạo Danuri đã chụp được những bức ảnh đen trắng về Mặt Trăng và Trái Đất.
Năm 2023 có thể chứng kiến nhiều con tàu quan trọng phóng lên vũ trụ, năng lượng xanh phát triển, công nghệ chỉnh sửa gene, trí tuệ nhân tạo và robot tiến bộ.
Sự cố xảy ra ở độ cao 170 km khiến 3 phi hành gia trong tàu Liên Xô Soyuz 11 không thể sống sót trở về Trái Đất năm 1971. Họ được phát hiện trong tư thế ngồi trên ghế, máu chảy ra từ mũi và tai.
Hàng loạt sự kiện vũ trụ nổi bật năm 2022 được lưu lại qua những bức ảnh do các cơ quan vũ trụ và đài quan sát chia sẻ.
Trạm Hakuto-R gửi về bức ảnh đầu tiên chụp Trái Đất trên đường bay tới Mặt Trăng sau khi cất cánh hôm 11/12.
MỹArtemis 1, nhiệm vụ thử nghiệm không người lái kéo dài hơn 25 ngày trên Mặt Trăng, kết thúc khi tàu vũ trụ Orion của NASA hạ cánh thành công trên biển hôm 11/12.
Tàu đổ bộ Hakuto-R của Nhật Bản mang theo robot tự hành Rashid của UAE hôm 11/12 đã lên đường tới Mặt Trăng bằng hệ thống phóng của SpaceX.
Tàu Orion ghi lại khoảnh khắc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Trái Đất vào ngày bay thứ 13 trong nhiệm vụ Artemis 1.
Tàu vũ trụ Orion sắp kết thúc chuyến bay kéo dài khoảng 26 ngày nhằm mở đường cho chương trình đưa con người trở lại Mặt Trăng của NASA.
Tỷ phú Yusaku Maezawa hôm 8/12 công bố 8 thành viên phi hành đoàn trong đó có rapper T.O.P của Big Bang sẽ tham gia cùng ông trong hành trình quanh Mặt Trăng vào năm 2023.
Tàu Orion hôm 5/12 đã bay gần Mặt Trăng và sử dụng lực hấp dẫn để chuyển hướng, đánh dấu hành trình trở về của sứ mệnh Artemis 1.
Tàu vũ trụ Orion tới khoảng cách xa nhất tính từ Trái Đất vào chiều ngày 28/11, phá vỡ kỷ lục của nhiệm vụ Apollo 13 vào năm 1970.
Nếu lại gần Trái Đất, Mặt Trăng sẽ tăng tốc và có thể đạt đủ động lượng để bay ra ngoài vũ trụ, khiến sinh vật tuyệt chủng hàng loạt.
Những bức ảnh cận cảnh của tàu Orion hé lộ bề mặt "sẹo rỗ" do những vụ va chạm thiên thạch và tiểu hành tinh cổ đại để lại trên Mặt Trăng.
NASA chia sẻ video mới của tàu Orion quay Trái Đất ở phía sau Mặt Trăng trong lúc bay sát bề mặt vệ tinh này.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang phát triển lò phản ứng hạt nhân có thể sản xuất một megawatt điện cho căn cứ Mặt Trăng trong tương lai.
Robot Perseverance ghi lại khoảnh khắc mặt trăng Phobos bay qua phía trước Mặt Trời, tạo thành "nhật thực méo" khác với trên Trái Đất.
Startup Canada phát triển trạm năng lượng Mặt Trời di động có thể sạc điện cho những robot đi vào vùng hố trũng tối vĩnh viễn trên Mặt Trăng.
Tàu Orion chỉ cách bề mặt Mặt Trăng 130 km vào 19h44 ngày 21/11 và hoàn thành hoạt động đốt động cơ tự động để tiếp tục nhiệm vụ Artemis 1.
Trạm đổ bộ Hakuto-R có thể trở thành phương tiện tư nhân đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng với ngày hạ cánh dự kiến vào tháng 4/2023.
Nghiên cứu mới hé lộ những đường rãnh song song kỳ lạ trên bề mặt Phobos có thể là dấu hiệu lực hấp dẫn của sao Hỏa đang xé rách mặt trăng này.
Mỹ"Trước giờ phóng, tên lửa phát ra tiếng kêu cọt kẹt, tình cảnh khá đáng sợ, tim tôi đập thình thịch, các dây thần kinh căng lên..." - Trent Annis kể lại lúc xử lý rò rỉ nhiên liệu của tên lửa SLS.
Một vệ tinh thời tiết phát hiện vệt hơi nước mà tên lửa NASA tạo ra trong lúc phóng tàu vũ trụ qua khí quyển và bay tới Mặt Trăng hôm 16/11.
Trong vụ phóng Artemis I hôm 16/11, tên lửa Mặt Trăng SLS của NASA tạo ra lực đẩy kỷ lục khoảng 4.000 tấn, trở thành phương tiện mạnh nhất lịch sử bay lên thành công.